Kỳ 18 – Án lệ thứ 32: Điều tra hời hợt tội phạm bị tố cáo cũng là vi phạm quyền con người?

Kỳ 18 – Án lệ thứ 32: Điều tra hời hợt tội phạm bị tố cáo cũng là vi phạm quyền con người?

Nam Quỳnh (Dịch)

Dự án Rightsinfo do luật sư tranh tụng chuyên về nhân quyền Adam Wagner thành lập ngày 22 tháng 04 năm 2015 với mục đích truyền bá kiến thức về nhân quyền tại Anh.

Loạt bài 50 Án Lệ Nhân Quyền Làm Thay Đổi Vương Quốc Anh là một trong những sản phẩm đặc sắc nhất của trang này.

Kỳ trước: Kỳ 17 – Án lệ thứ 33: Dịch vụ y tế công và quyền con người

—–

Năm 2009, John Worboys, ‘kẻ cưỡng hiếp lái taxi’, bị kết án tội xâm hại tình dục 12 người phụ nữ. Cảnh sát tin là hắn đã dùng thuốc mê để xâm hại hơn 100 nữ hành khách từ năm 2002 đến 2008. Hai phụ nữ tên viết tắt DSD và NBV khai báo với cảnh sát rằng họ tin là họ đã bị John Worboys cưỡng hiếp. Tuy nhiên cả hai cảm thấy rằng trong quá trình đang và sau khi điều tra, phía cảnh sát không tin họ và đã không điều tra làm sáng tỏ vụ việc theo đúng chức phận.

url

Phụ nữ và trẻ em gái luôn là đối tượng dễ tổn thương nhất bởi các loại tội phạm. Ảnh minh họa.

Câu hỏi của án lệ này là nếu cảnh sát không điều tra một cách hiệu quả thì có phải là cảnh sát đang khiến các nạn nhân của tội phạm được điều tra phải chịu “sự đối xử vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá”, vi phạm Công ước Nhân quyền hay không?

Thuốc mê thường dùng trong các vụ cưỡng hiếp khiến nạn nhân rối trí và thường làm họ mất trí nhớ. Yếu tố gây khó khăn này với những phụ nữ có nghi vấn là họ đã bị cưỡng hiếp vốn được bản thân lực lượng cảnh sát ghi nhận trong các hướng dẫn chuyên ngành về các tội phạm có yếu tố dược phẩm và ma túy.

Tòa án phát hiện là trong nhiều vụ xâm hại được cho là có liên quan đế Worboys, những hướng dẫn chuyên ngành này không được cảnh sát tuân theo. Các nhân viên điều tra đã hoặc là không tin vào lời cáo buộc của nạn nhân, hoặc là không điều tra để làm rõ sự việc. Việc này làm ảnh hưởng nghiêm trọng lên sức khỏe tinh thần của các nạn nhân DSD và NBV, đồng thời thể hiện sự thất bại của cảnh sát trong việc liên kết các vụ việc đã diễn ra trong suốt hơn 6 năm trời.

Tòa án tuyên rằng những thất bại này của cảnh sát gây nên ‘sự đối xử vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá’ của nạn nhân. Án lệ này cho thấy tầm quan trọng của việc các nhà chức trách xem trọng và điều tra cẩn thận các cáo buộc xâm hại tình dục nói riêng cũng như các tố cáo tội phạm nói chung.

Nhiều phụ nữ bị Worboys xâm hại chỉ bước ra tố giác, khai báo tội phạm sau khi hắn ta đã bị truy tố vì họ cảm thấy lo sợ là, giống như DSD và NBV, họ cũng sẽ không được ai tin. Rõ ràng cảnh sát phải đối xử với phụ nữ trong những tình huống như là những nạn nhân tiềm năng của một trọng tội hình sự, và theo đó, điều tra những cáo buộc của họ một cách cẩn trọng. Mặt khác, nói rộng hơn, án lệ này hy vọng là cũng sẽ giúp làm giảm thái độ đổ tội lên nạn nhân luôn có trong một số bộ phận công luận khi bàn về bạo hành tình dục, giúp chuyển sự chú ý tới tội ác của hung thủ thay vì hành vi của bản thân những nữ nạn nhân.

Câu chuyện nói trên chỉ là tóm gọn quyết định của Tòa. Bạn có thể đọc quyết định đó ở đây: http://www.bailii.org/ew/cases/EWCA/Civ/2015/646.html

Nguồn: The black cab rapist

Một bài blog tiếng Anh về án lệ này: http://ukhumanrightsblog.com/2014/07/27/hra-damages-awarded-in-date-rape-cases/

Bài của BBC tiếng Anh về vụ việc này: http://www.bbc.co.uk/news/uk-26383541

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.