5 điều có thể bạn chưa biết về nhân quyền

5 điều có thể bạn chưa biết về nhân quyền
Ảnh: socialconnectedness.org.

Bức tranh nhân quyền mỗi năm luôn có những điểm đổi khác với nhiều điều cập nhật, bổ sung mà bạn cần biết. Dưới đây là 5 điều có thể làm bạn ngạc nhiên khi nhìn vào bức tranh tổng thể về nhân quyền.

1. Truy cập Internet là quyền cơ bản của con người

Tháng 3 năm 2011, trong một tuyên bố chính thức, Liên Hợp Quốc khẳng định truy cập Internet là một trong những quyền cơ bản của con người. Theo đó, việc chặn/cắt mạng, không cho người dân truy cập Internet được coi là hành động vi phạm nhân quyền và đi ngược lại luật pháp quốc tế.

GL_InternetAccessKenya_450x300

Ảnh chụp một chương trình phổ biến tin học và internet tại Kenya.

Cụ thể, Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hợp Quốc về Thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do phát biểu và bày tỏ ý kiến nhận định việc cắt, chặn Internet mà không có lý do chính đáng vi phạm Điều 19, Khoản 3, Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị. Khép lại báo cáo, Báo cáo viên Đặc biệt kêu gọi “tất cả các quốc gia phải đảm bảo duy trì quyền truy cập Internet tại mọi thời điểm, bao gồm cả những thời điểm diễn ra bất ổn chính trị.”

2. Khái niệm nhân quyền có nguồn gốc từ Iraq

Không phải từ Mỹ, Anh, hay bất kỳ quốc gia Tây phương nào, khái niệm “nhân quyền” được ghi nhận sớm nhất khoảng 2.500 năm tại thành Babylon, vùng đất thuộc Iraq ngày nay.

Cyrus the Great in Babylonia

Tranh vẽ Cyrus Đại Đế sau khi chinh phục thành công Babylon.

Năm 539 TCN, sau khi chinh phục thành Babylon, Cyrus Đại đế, vị hoàng đế đầu tiên của đế quốc Ba Tư cổ đại đã đánh dấu một bước tiến quan trọng cho nhân loại bằng quyết định giải phóng toàn bộ nô lệ. Ông tuyên bố, tất cả mọi người đều có quyền lựa chọn tín ngưỡng tôn giáo riêng, và xác lập mọi nhóm sắc tộc đều bình đẳng. Cùng với những chỉ dụ khác, các chỉ dụ này được khắc lại bằng tiếng Akkadia trên một trục đất sét nung gọi là Trục Cyrus và đây được coi là hiến chương nhân quyền đầu tiên trên thế giới.

3. Ai cũng có quyền vui chơi, giải trí

Được nhắc đến trong nhiều văn kiện nhân quyền khác nhau, song quyền vui chơi, giải trí lại thường bị lãng quên và không được chú trọng phát triển như các quyền con người khác.

Cụ thể, các quyền này được phản ánh trong các văn kiện có giá trị pháp lý quốc tế như Tuyên bố Phổ quát về Nhân quyền (UDHR), Công ước Quốc tế về Quyền Kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR) và các công ước chuyên biệt như Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) hay Công ước về Quyền trẻ em (CRC).

ziebert_sl_097-4992x3328

Một lớp học ngoại khóa tại Châu Phi.

Tiếp nối các tuyên bố này, Điều 30, Chương14, Công ước Quốc tế về Người khuyết tật cũng quy định rõ, nhà nước phải cung cấp đủ mọi phương tiện, hình thức hỗ trợ để đảm bảo người khuyết tật có thể tham gia vào các hoạt động văn hóa, giải trí, và thể thao. Nói cách khác, theo quy định quốc tế, quyền vui chơi, giải trí là quyền cơ bản mà tất cả mọi người, không phân biệt già trẻ, gái trai, khỏe mạnh hay khuyết tật đều phải được nhà nước đảm bảo.

4. Tuyên án tử hình là phủ nhận quyền sống của con người

Được ghi nhận ngay trong câu đầu tiên về các quyền cơ bản của con người trong Tuyên bố Phổ quát về Nhân quyền, sống là quyền ai ai cũng được hưởng, không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo hay quan điểm chính trị. Bởi thế, tuyên án tử hình một người chính là hành động tước bỏ quyền cơ bản nhất của người đó.

12454618_1

Người biểu tình chống án tử hình.

Trên trang thông tin chính thức của mình, Tổ chức Ân xá Quốc tế, một trong mười tổ chức nhân quyền nổi tiếng nhất trên thế giới, khẳng định án tử hình vi phạm hai quyền thiết yếu của con người, đó là quyền được sống và quyền không bị tra tấn.

Tính đến nay, có 140/196 quốc gia và vùng lãnh thổ bỏ án tử hình trên luật và trên thực tế. Riêng trong năm 2015, án tử hình đã được xóa bỏ ở 4 nước.

5. Quyền phá thai

Phá thai được Liên Hợp Quốc xác nhận là quyền con người xuất phát từ một trường hợp hi hữu.

Năm 2001, K.L, một phụ nữ 17 tuổi người Peru, được chẩn đoán bào thai 14 tuần cô đang mang bị tật thiếu não, thai có thể chết lưu hoặc chết sau khi chào đời. Mặc dù luật pháp Peru không quy định cấm phá thai, song bệnh viện từ chối yêu cầu phá thai của K.L. Cô buộc phải tiếp tục thai kỳ và con cô chỉ sống được 4 ngày.

Cùng với các luật sư nhân quyền, K.L đã gửi đơn khiếu nại về vụ việc lên Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Năm 2005, Ủy ban kết luận Peru đã vi phạm các điều khoản trong Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị và phải bồi thường cho K.L. Sau 15 năm, năm 2016, K.L đã nhận được khoản bồi thường cho “hành vi đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo” của Peru. Đây là lần đầu tiên một ủy ban của Liên Hợp Quốc buộc một đất nước phải chịu trách nhiệm khi không đảm bảo cho người dân nước mình quyền tiếp được phá thai an toàn và hợp pháp.

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.