‘Vết sẹo và cái đầu hói’ - một quyển tiểu thuyết bàn về trí thức và quyền lực
‘Vết sẹo và cái đầu hói’ - một quyển tiểu thuyết bàn về trí thức và quyền lực0:00/335.
Nam Quỳnh (dịch)
Dự án Rightsinfo do luật sư tranh tụng chuyên về nhân quyền Adam Wagner thành lập ngày 22 tháng 04 năm 2015 với mục đích truyền bá kiến thức về nhân quyền tại Anh.
Loạt bài 50 Án Lệ Nhân Quyền Làm Thay Đổi Vương Quốc Anh là một trong những sản phẩm đặc sắc nhất của trang này.
Kỳ trước: Kỳ 25 – Án lệ thứ 25: Người khuyết tật và trách nhiệm của nhà nước
—
Trên khắp thế giới và xuyên suốt lịch sử, con người thường phải giấu diếm khuynh hướng tình dục của bản thân để tránh không bị ngược đãi. Nhân quyền đảm bảo là ai cũng có thể sống với phẩm giá của mình. Bị ép phải giấu diếm con người thật là bị tước đoạt phẩm giá. Câu chuyện sau đây là về cách nhân quyền bảo vệ con người khi họ bị ngược đãi vì khuynh hướng tình dục của mình.
HJ, một người Iran, và HT, một người Cameroon, là hai người đồng tính nam đến Anh quốc xin được bảo vệ trước việc bị ép trở lại nguyên quán của họ. Cả hai người đền đến từ những đất nước nơi việc là người đồng tính bị xem là tội hình sự. HJ có thể bị tử hình tại Iran trng khi HT có thể chịu án tù.
Lúc đầu, Bộ Nội Vụ Anh từ chối đơn xin tỵ nạn của hai người này. Họ phải đâm đơn lên tòa. Hai đơn kiện của họ lên đến tận Tòa án Tối Cao Anh Quốc. Các quan tòa tối cao phải quyết định xem hai người ngoại quốc này có được phép ở lại Anh quốc như những người tỵ nạn dựa trên việc họ là người đồng tính hay không.
Quyền tỵ nạn của HT và HJ đến từ Công ước quốc tế về tỵ nạn năm 1951. Công ước này bắt buộc các nước ký công ước này, bao gồm Anh quốc, phải chào đón và bảo vệ bất kỳ ai phải từ bỏ nguyên quán vì họ phải đối diện với rủi ro bị xâm hại nghiêm trọng vì lý do họ thuộc một nhóm người đặc biệt nào đó trong xã hội tại nước nguyên quán.
Tòa Tối Cao Anh đối diện với câu hỏi: Công ước tỵ nạn năm 1951 có thể được áp dụng trong các trường hợp của HJ và HT không? Tất cả các tòa cấp thấp hơn đã trả lời không cho câu hỏi này vì họ cho rằng cả hai người HJ và HT đều có thể trở về nguyên quan nếu họ chịu che dấu việc họ là người đồng tính.
Tòa Tối Cao Anh không nghĩ thế. Họ xác nhận HJ và HT phải được Công ước tỵ nạn 1951 bảo vệ và theo đó cả hai người phải được ở lại Anh quốc. Vì sao? Tòa cho rằng con người phải được phép sống mà không phải sợ hãi là họ có thể bị làm tổn thương nghiêm trọng chỉ vì họ là người đồng tính. Việc bảo người ta phải che dấu căn tính tính dục của bản thân cũng không thể chấp nhận y như việc bảo người ta phải che dấu tôn giáo và chủng tộc của mình.
Vụ việc này quan trọng vì nó xác định rằng không hề đúng đắn chút nào khi mong đợi rằng con người có thể tránh việc bị ngược đãi bằng cách che dấu bản thân họ. Như một quan tòa tối cao đã nói (một cách hài hước) “người đồng tính nam phải được quyền tự do đi xem Kylie [một ca sỹ Anh] trình diễn, tự do uống những thứ cocktail màu sắc sặc sỡ và tự do bàn tán về các chàng trai với những người bạn nữ không đồng tính của họ.”. Ông ta hoàn toàn có thể chỉ cần nói “Họ phải được tự do.”
—
Nguồn bài viết: You dont have to hide
Câu chuyện nói trên chỉ là tóm gọn quyết định của Tòa. Bạn có thể đọc quyết định đó ở đây: http://www.bailii.org/uk/cases/UKSC/2010/31.html
Một bài blog tiếng Anh về án lệ này: Some Reflections on Religion, Sexuality and the Possible Transatlantic Implications of the HJ (Iran) v. Home Secretary [2010] UKSC 31; Aidan O’Neill QC; UKSC Blog; 12/6/2010