Kẻ giết 77 mạng người và chiến thắng của nền pháp trị

Kẻ giết 77 mạng người và chiến thắng của nền pháp trị

Hoàng Thảo Anh (Dịch)

Bài viết liên quan: Ngay cả ở thiên đường cũng có vi phạm nhân quyền

Anders Behring Breivik được biết đến như một tên ác quỷ, một kẻ khủng bố cực hữu đã sát hại 77 người bằng súng và một quả bom ở Nauy vào năm 2011. Hắn đã bị đưa ra xét xử và kết án 21 năm tù, mức án tối đa ở Nauy, và mức này có thể được kéo dài nếu người ta nhận thấy hắn vẫn là một mối đe dọa đến cộng đồng.

Sau đó, tình thế đã bị đảo ngược đến trơ trẽn, kẻ thủ ác đã trở thành nguyên đơn, cáo buộc rằng việc cô lập hắn trong tù là một sự vi phạm nhân quyền. Và hắn đã thắng. Dù khó tin đến gây sốc nhưng chiến thắng này của hắn cũng đồng thời lại chính là chiến thắng của nền pháp trị.

160316103959-breivik-testimony-day-2-large-169

Breivik được tháo còng tay trong buổi hầu tòa. Nguồn: Ảnh

Vào hôm thứ 4 tuần qua, Thẩm phán Helen Andenaes Sekulic đã đưa ra phán quyết cho rằng việc biệt giam Breivik là một hình thức ” hình phạt hoặc đối xử vô nhân đạo hoặc xúc phạm”. Bà đã yêu cầu chính phủ giảm sự cô lập và trả chi phí pháp lý hợp lý cho ông ta. Đối với nhiều người Mỹ, quan điểm cho rằng [cô lập một kẻ giết người cực kì tàn ác, đặc biệt là trong một môi trường có điều kiện tốt như ở Na uy là một sự vi phạm nhân quyền của người đó], là khó chấp nhận. Thậm chí những người ngưỡng mộ Nauy về chính sách cải tạo tù nhân và tái hoà nhập, cũng cho rằng quyết định trên thực sự kinh khủng.

Nhưng thẩm phán Sekulic đã đúng. Trên thực tế, Brevik đã đưa ra một phép thử cho những nguyên tắc căn bản của quyền con người và nguyên tắc pháp quyền: liệu cái kẻ tự cho mình ở ngoài vòng pháp luật và phần còn lại của nhân loại, có thể đi lại trên 1 hòn đảo và bắn chết một loạt những thiếu niên không có khả năng chống cự, cũng có các quyền như những người đã bị hắn ta bác bỏ trắng trợn ấy?

Câu trả lời là có, ngay cả trong trường hợp của Breivik, bởi quyền con người là thứ không thể phân phát dựa trên hành vi hay đạo đức của một cá nhân; đó là các quyền căn bản phổ quát của con người. Những kẻ cực đoan như Breivik hay những tên sát nhân của IS hoặc Phát xít ngày trước, đều thách thức những nguyên tắc cơ bản này khi trở nên vô nhân đạo với nạn nhân của chúng và được biết đến như những kẻ có tư tưởng nguy hại.

Vụ thảm sát hàng loạt của Breivik và khiếu kiện trơ trẽn của hắn có thể sẽ bị hạn chế ở Nauy, nhưng chúng phản ánh thực trạng rằng rất nhiều xã hội dân chủ phải đương đầu với những lực lượng khủng bố và chủ nghĩa cực đoan toàn cầu. Và toà án Nauy đã chứng minh họ đã làm thế nào để đứng vững với những nguyên tắc pháp quyền nền tảng ấy.

Nguồn bài viết: In Norway, a Victory for the Rule of Law; NYtimes; ;

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.