Sức bền của nền dân chủ: Nhìn bầu cử Hoa Kỳ và hy vọng ở Việt Nam
Giới nghiên cứu ngày nay có lẽ đã nói rất nhiều về khái niệm “authoritarian resilience”, hay “sự bền bỉ
Trong hai tháng trở lại đây, các cuộc biểu tình, tuần hành vì môi trường đã diễn ra ở nhiều nơi tại Việt Nam. Các cuộc tụ họp này dù diễn ra trong ôn hòa nhưng lại gặp phải những biện pháp đối phó cứng rắn từ phía chính quyền như bắt bớ và giam giữ người biểu tình. Thậm chí, mạng xã hội Facebook còn bị chặn trước và trong ngày biểu tình. Liệu đây có phải là phương pháp hiệu quả để quản lý những cuộc tụ họp? Các quyền con người trong các cuộc tụ họp trên đã được đảm bảo?
Mặc dù quyền biểu tình được quy định trong Hiến pháp Việt Nam nhưng Quốc hội vẫn chưa ban hành đạo luật cụ thể nào để quản lý hoạt động này. Do đó, việc quản lý các cuộc biểu tình, tuần hành cần dựa trên những nguyên tắc, tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là khi Việt Nam đã chấp nhận gia nhập các cơ chế nhân quyền quốc tế như Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR), Công ước của Liên Hợp Quốc về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR),…
Luật Khoa xin giới thiệu tới bạn đọc 10 nguyên tắc quản lý phù hợp đối với các cuộc tụ họp, biểu tình được hai Báo cáo viên đặc biệt Maina Kiai và Christof Heyns của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc đưa ra trong báo cáo của mình ngày 4.2.2016.
10 nguyên tắc Quản lý phù hợp các cuộc tụ họp do Liên Hợp Quốc đưa ra. Nguồn: freeassembly.net1. Tôn trọng
Nhà nước cần tôn trọng và đảm bảo mọi quyền của người tham gia biểu tình.
2. Những quyền không thể tước bỏ
Mỗi người đều có quyền tham gia biểu tình ôn hòa và quyền này là không thể tước bỏ.
3. Những giới hạn
Những giới hạn đặt ra đối với tụ họp ôn hòa phải tuân theo các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.
4. Vũ lực
Không được sử dụng vũ lực trừ trường hợp cực kỳ bất khả kháng, và việc sử dụng vũ lực phải được thực hiện theo luật nhân quyền quốc tế.
5. Tạo điều kiện
Nhà nước phải tạo điều kiện thực hiện quyền biểu tình ôn hòa.
6. Quan sát
Mỗi người đều có quyền quan sát, giám sát và ghi nhận các cuộc tụ họp.
7. Quyền riêng tư
Việc thu thập thông tin cá nhân không được xâm phạm trái phép tới quyền riêng tư hay các quyền khác.
8. Thông tin
Mỗi người đều có quyền tiếp cận thông tin liên quan tới các cuộc tụ họp.
9. Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp có trách nhiệm tôn trọng nhân quyền trong khi diễn ra các cuộc tụ họp.
10. Trách nhiệm
Nhà nước và các cơ quan chức năng phải có trách nhiệm đối với những hành động của mình liên quan đến các cuộc tụ họp.