Tòa Thái Lan đồng ý dẫn độ Y Quynh Bđăp; Trung Quốc tấn công tàu cá Việt Nam trên Biển Đông
Các sự kiện nổi bật: * Tòa Thái Lan đồng ý dẫn độ Y Quynh Bđăp về Việt Nam chịu án.
Vì ngay cả trong nội bộ Trung Quốc, 3 trường phái khác nhau đang đấu tranh quyền lực để có thể dành được quyền quyết định về các vòng xoay chiến lược và chính sách của vấn đề này.
Trong khi chờ đợi Toà Trọng Tài Thường Trực – nơi được giao nhiệm vụ xem xét lại các tranh chấp về chủ quyền trên biển Đông – chuẩn bị đưa ra phán quyết, sự căng thẳng trong khu vực dường như tăng cao. Một vấn đề then chốt của vụ việc lại chính là không có quốc gia nào liên quan đến tranh chấp này – kể cả Trung Quốc – có thể có được một quan điểm rõ ràng là chính quyền Beijing (Bắc Kinh) đang cố gắng để đạt được điều gì ở vùng biển South China Sea (Nam Trung Hoa). Vì ngay cả trong nội bộ Trung Quốc, 3 trường phái khác nhau đang đấu tranh quyền lực để có thể dành được quyền quyết định về các vòng xoay chiến lược và chính sách của vấn đề này. Nhìn vào cuộc tranh cãi trong nội bộ Trung Quốc có thể giúp giải thích được lý do nào đã khiến chúng ta không thể có được một kênh đối thoại hữu hiệu và sự hiện hữu của một sự thiếu tin tưởng về chiến lược giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á có quyền lợi tranh chấp, cũng như đối với Hoa Kỳ.
***
Trường phái cứng rắn: chủ nghĩa dân tộc cảm tính của tướng tá quân đội
Những người thuộc phe cứng rắn không để trong mắt họ những sự quan ngại hay các mối lo âu của thế giới bên ngoài; họ chỉ có một ước muốn duy nhất là gia tăng tối đa mối tư lợi của Trung Quốc. Một điều rất rõ ràng là có vài báo cáo của truyền thông quốc tế về việc Trung Quốc đòi chủ quyền cho hơn 90% diện tích khu vực biển Nam Trung Hoa thực ra chỉ miêu tả chủ thuyết cứng rắn này và chỉ duy nhất mỗi nó từ phía Trung Quốc. Tin tốt cho chúng ta là quan điểm nay chưa chi phối được những người có quyền đưa ra quyết sách ở cấp cao nhất.
Thế lực quân đội tại Trung Quốc luôn cổ vũ cho việc tăng cường quân sự ở biển Đông vì các lợi ích cục bộ và chính trị mà họ nhận được. Ảnh: The Times- UK
Những người theo phe cứng rắn trong chính quyền thường là những tướng tá quân đội và các ban ngành công an. Một chính sách bành trướng tuyệt đối trong vấn đề biển Đông đương nhiên sẽ phục vụ cho những lợi ích quan lại cục bộ của họ. Nhưng phe cứng rắn cũng sống cùng trong quần chúng Trung Quốc, mà đa phần trong số đó chỉ có một cái nhìn hời hợt và ít sâu sắc về tình hình biển Đông. Phe cứng rắn trong dân chúng kêu gọi thái độ quyết liệt thông thường là dựa trên chủ nghĩa dân tộc cảm tính, chứ không phải là một sự cân nhắc được nghiên cứu kỹ lưỡng về những quyền lợi của Trung Quốc.
Sự khác biệt giữa những người thuộc nhóm cứng rắn và những người duy thực chính là, ngoài việc quan điểm của phe cứng rắn cũng dựa theo tư duy chính trị thực dụng, họ còn bám trụ vào chủ nghĩa dân tộc quá khích (hyper-nationalism), khiến cho việc hòa giải với các quốc gia khác trở nên đặc biệt khó khăn. Tuy phe cứng rắn không nắm quyền quyết định chính sách hiện nay, bộ phận lãnh đạo cũng không thể dễ dàng phớt lờ hay chỉ bàn luận qua loa với họ bởi nỗi lo sợ cho sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc đại chúng, một sức mạnh từ nhân dân sẽ khiến cho tất cả mọi thứ bị mất đi kiểm soát.
Thay đổi hiện trạng biển Đông? – Luôn luôn cần thiết
Những người thuộc trường phái ôn hòa rất khác biệt với những người duy thực hay phe cứng rắn. Tuy thế, cả ba đều chia sẻ sự đồng thuận trong một vấn đề chung: sự cần thiết của việc xây dựng đảo.
Người viết đã có những cuộc đối thoại sâu rộng với các học giả hàng đầu của Trung Quốc và các quan chức ở đây từ năm ngoái, và đã không thể nào tìm thấy, cho dù chỉ một người, là việc xây dựng đảo nhân tạo là một việc sai lầm. Họ có thể đưa ra những lý do khác nhau trong việc xây dựng và đưa ra những nhận định khác nhau về hậu quả của nó, nhưng tất cả đều đồng ý đó là việc mà sớm hay muộn Trung Quốc sẽ phải làm. Những lý do này rất đa dạng, từ việc xem đó là chiến thuật cho đến những ý kiến tầm thường hơn; từ việc xây dựng một thế đúng chiến lược ở biển Đông cho đến việc cung cấp một nơi ở tốt hơn cho những cán bộ Trung Quốc đang đóng ở đó. Nhưng tất cả họ đều cảm thấy rằng trong giai đoạn phát triển hiện nay của Trung Quốc, Bắc Kinh nhất định phải thiết lập được sự hiện diện ở vùng biển Đông nhằm biểu dương sức mạnh và địa vị mới của mình, đặc biệt là khi các nước khác trong khu vực tranh chấp đã có sự hiện diện ở đó trong hàng thập kỷ.
Người Trung Quốc vẫn đạt độ đồng thuận rất cao về việc can thiệp nguyên trạng biển Đông. Ảnh minh họa.
Thành viên của cộng đồng Quốc Tế đã liên tục lên án việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo. Nhưng nhìn vào sự đồng thuận trên toàn cõi Trung Quốc, cũng như việc Công ước về Luật Biển Quốc Tế (United Nations Convention on the Law of the Sea) không cấm thẳng thừng việc xây dựng trên những cấu trúc tự nhiên của biển, thì liệu cứ tập trung nhắm vào việc xây dựng những đảo này có phải là một chính sách đúng đắn? Phải chăng vì lợi ích của mỗi quốc gia, chúng ta nên đặt một câu hỏi mang tính cách chiến lược hơn, đó là làm sao để kiến tạo một tình trạng ổn định mới cho khu vực này?
Một nguyên trạng mới đòi hỏi Trung Quốc phải làm rõ ý định chiến lược của mình. Hiện nay, ngay cả cấp lãnh đạo Trung Quốc cũng không thể trả lời câu hỏi đó. Trong số ba trường phái nêu trên, chỉ có phe cứng rắn cực đoan mới có một câu trả lời nhanh gọn nhưng vô cùng bất ổn. Còn lại cả Trung Quốc hiện nay đang tranh luận xem chiến lược trên biển Đông phải là gì. Đây là một thực tế quan trọng. Nó cho phép chúng ta suy đoán rằng chính sách về biển Đông của Trung Quốc hiện thời chưa được hình thành rõ rệt, và vì vậy nó có thể bị uốn nắn.
Điều nên làm
Cộng đồng quốc tế – đặc biệt là Hoa Kỳ và khối ASEAN – cần phải tạo những điều kiện thuận lợi để uốn chính sách của Trung Quốc theo một chiều hướng hòa giải và hợp tác. Một cách rõ ràng hơn, họ cần giúp mang tiếng nói của phe chủ trương ôn hòa trở nên quan trọng hơn trong việc quyết định chính sách ở Trung Quốc, khiến cho phe ôn hòa từ một phe thiểu số có thể trở thành đa số. Hậu quả đáng tiếc từ một vài câu hùng biện từ phía quan chức Hoa Kỳ về việc bành trướng bá quyền của Trung Quốc ở khu vực Đông Á chính là nó đã giúp khẳng định quan điểm của phe cứng rắn ở Trung Quốc, rằng Hoa Kỳ muốn khống chế Trung Quốc, và như thế, đã làm cho vị thế của nhóm ôn hòa trở nên suy giảm trong cuộc tranh luận nội bộ ở quốc gia này. Trong ba trường phái nêu trên, duy chỉ có nhóm cứng rắn là nhất trí đòi hỏi phải có bành trướng về quân sự. Nếu các quan chức Hoa Kỳ chọn quan điểm này là chính sách quốc gia của Trung Quốc thì họ đã dễ dàng bỏ qua những người muốn đàm thoại ôn hòa với họ, và từ đó tạo ra một khe hở nguy hiểm cho sự gián đoạn thông tin giữa hai bên.
Về phần mình, Trung Quốc cần phải làm rõ các mục tiêu của chính sách quốc gia và phải trấn an các nước láng giềng, cũng như Hoa Kỳ. Một nhà ngoại giao kỳ cựu của Trung Quốc gần đây có nói với tác giả rằng nền ngoại giao của Trung Quốc vẫn trong giai đoạn “niên thiếu”. Nhưng một đất nước Trung Quốc đang phát triển với những trách nhiệm trong khu vực và đối với toàn cầu thì cần phải học thật nhanh chóng để có thể trở thành “người lớn”.