Trung Quốc và bãi Cỏ Mây - Kỳ 3: Mập mờ cái gọi là 'lợi ích cốt lõi'

Bằng một diễn ngôn lấp lửng, nước đôi, Trung Quốc loại trừ ảnh hưởng của Mỹ ở Biển Đông.

Trung Quốc và bãi Cỏ Mây - Kỳ 3: Mập mờ cái gọi là 'lợi ích cốt lõi'
Trung Quốc mập mờ gọi Biển Đông là "lợi ích cốt lõi". Đồ họa: Shiv/Luật Khoa

Ở hai bài viết trước, tác giả đã phân tích mưu đồ thật sự của Trung Quốc khi gây hấn với Philippines ở bãi Cỏ Mây và chiêu trò bóp méo sự thật bằng truyền thông bẩn. Ở bài này, người viết giới thiệu về “tam chủng chiến pháp” của Trung Quốc đối với một địa bàn cụ thể liên quan tới Việt Nam: Biển Đông.

Năm 2022, ông Joshua Kurlantzick, chuyên gia cấp cao về Đông Nam Á của Hội đồng quan hệ đối ngoại Hoa Kỳ, xuất bản quyển sách tên “Beijing's Global Media Offensive: China's Uneven Campaign to Influence Asia and the World” (tạm dịch: “Cuộc tấn công truyền thông toàn cầu của chính quyền Bắc Kinh”). [1]

Joshua Kurlantzick phân tích chiến lược chính trị tổng thể của chính quyền Bắc Kinh để thao túng truyền thông của nước ngoài, ở các địa bàn chính trị chủ chốt, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, các nước khu vực Châu Âu, Đông Nam Á. Mục đích của cuộc chiến truyền thông này là thực hiện chiến lược “dư luận chiến”.

Đây là một trong ba chiến lược chiến tranh mà Trung Quốc gọi là “tam chủng chiến pháp” (三种战法, ba loại hình chiến tranh), được chính thức công bố từ 2003 gồm chiến tranh tâm lý, chiến tranh dư luận và chiến tranh pháp lý.

Trong đó, chiến tranh tâm lý có mục đích phá vỡ tinh thần đối phương, từ đó triệt hạ năng lực chiến đấu của họ.

Chiến tranh dư luận (dư luận chiến) có mục đích gây ảnh hưởng, định hình, đúc khuôn ý kiến, nhận thức của đám đông, công chúng, ở cả Trung Quốc và quốc tế, thu hút họ ủng hộ các hoạt động quân sự của Trung Quốc, hoặc ít nhất cũng không phản đối hoặc không dám hành động đi ngược lại lợi ích của Trung Quốc.

Chiến tranh pháp lý nhắm đến việc khai thác, diễn giải, áp dụng luật pháp quốc tế và các nước khác theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Ba loại hình chiến tranh này được phối hợp với nhau mật thiết vì đều tác động tới tinh thần (tâm lý, nhận thức) của đối phương.

Trong đó, “dư luận chiến” đã được Trung Quốc nâng cấp lên thành “chiến tranh nhận thức” khi áp dụng AI. Quân đội Trung Quốc có chỉ huy tác chiến liên hợp trong thông tin tuyên truyền.

Diễn ngôn hai mặt

Một trong những cách Trung Quốc thực hiện trò “dư luận chiến” là sử dụng khái niệm nào đó một cách thiếu nhất quán để đối phương lúng túng, không biết phản bác thế nào.

Ví dụ điển hình là “lợi ích cốt lõi" (core interest) mà Trung Quốc dùng cho Biển Đông.

Đăng ký để đọc tiếp

Đăng ký ngay để đọc toàn văn bài viết này và truy cập tất cả các bài dành cho thành viên miễn phí (gói Free).

Đăng ký
Đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.