Tòa Thái Lan đồng ý dẫn độ Y Quynh Bđăp; Trung Quốc tấn công tàu cá Việt Nam trên Biển Đông
Các sự kiện nổi bật: * Tòa Thái Lan đồng ý dẫn độ Y Quynh Bđăp về Việt Nam chịu án.
Việt Nam là một trong những quốc gia góp phần vào việc thúc đẩy để một trong những văn bản Luật Quốc Tế về môi trường quan trọng nhất thiên niên kỷ bắt đầu có hiệu lực vào cuối năm 2016, nhưng chúng ta thực sự đã làm được những gì?
Theo tổ chức Climate Analytics, 57 quốc gia đã đồng ý sẽ phê chuẩn Hiệp Ước Paris (Paris Agreement) vào cuối năm 2016. Nếu 57 quốc gia này theo đúng hứa hẹn và phê chuẩn Hiệp Ước Paris thì ngay sau đó, hiệp ước này sẽ trở thành công ước Quốc Tế lớn nhất trong lịch sử về bảo vệ môi trường với những điều luật nhắm vào mục tiêu giảm bớt sức nóng của trái đất và việc cắt giảm nhiệt lượng thải ra từ các quốc gia. Việt Nam là một trong số 57 quốc gia đã hứa hẹn sẽ phê chuẩn Hiệp Ước Paris vào cuối năm 2016. Nếu có đủ số lượng các quốc gia phê chuẩn, sau 30 ngày, hiệp ước này sẽ có hiệu lực pháp lý.
Cộng Đồng Quốc Tế và việc cam kết thực thi bảo vệ môi trường qua Paris Agreement
Hiệp Ước Paris (Paris Agreement) là công ước Quốc Tế về bảo vệ môi trường có tính chất lịch sử vì đã được đa số các nước trên thế giới thảo luận và ký kết trong năm nay. Sau khi các điều khoản chính được chấp thuận trong một cuộc họp vào tháng 12 năm 2015 tại Paris, vào Ngày Trái Đất 2016 (Earth Day 2016), 22 tháng 4, 2016, đã có khoảng 180 quốc gia cùng ký vào hiệp ước về bảo vệ môi trường này tại trụ sở của Liên Hiệp Quốc ở New York.
Hiệp Ước Paris cũng là hiệp ước quốc tế lớn nhất từ trước đến nay về môi trường mà qua đó, chính phủ các nước tham gia đã đồng ý sẽ cố gắng giảm đi sự gia tăng sức nóng của trái đất (global warming) bằng cách cắt giảm việc sử dụng những nguồn năng lượng góp phần gia tăng hàm lượng khí carbon dioxide (CO2 emission) trong không khí.
Văn bản lịch sử này là kết quả của sự cố gắng và tranh đấu của rất nhiều nhà khoa học gia, các chuyên viên nghiên cứu thuộc các quốc gia cũng như của Uỷ Ban Về Biến Đổi Khí Hậu của Liên Hiệp Quốc, và cả các chính trị gia quan tâm đến vấn đề môi trường. Theo như thoả thuận, các nước thành viên của hiệp ước sau khi phê chuẩn, sẽ thực thi những chính sách tầm quốc gia để giảm sức thải do các nhà máy năng lượng tạo ra, cũng như sẽ dần chuyển sang sử dụng năng lượng có khả năng tái sử dụng (renewable energy) và năng lượng xanh (green energy).
Những cam kết của chính phủ Việt Nam về Hiệp Ước Paris
Là một trong 180 quốc gia tham gia đàm phán Hiệp Ước Paris vào ngày Trái Đất năm nay, Việt Nam đã cùng đưa ra một tuyên bố chung với chính phủ Hoa Kỳ vào ngày 22 tháng 5, 2016 về việc hứa hẹn sẽ phê chuẩn hiệp ước này vào cuối năm 2016. Trong tuyên bố chung, Việt Nam nêu rõ: “chính phủ hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác để thực thi văn bản lịch sử, Hiệp Ước Paris mà cả hai đã tham gia ký kết vào ngày 22 tháng 4, 2016 với mục tiêu sẽ phê chuẩn nó trong năm nay.”
Sự quan trọng của việc có được sự phê chuẩn của 57 nước, trong đó có Việt Nam
Một vấn đề rất quan trọng mà Hiệp Ước Paris cần phải đạt được trước khi có thể trở thành văn bản luật quốc tế về môi trường, đó là theo điều 21 của hiệp ước, cần phải có ít nhất 55 nước tham gia phê chuẩn và phải có được 55% của tổng số nhiệt lượng (global emissions) toàn cầu. Hiện tại đã có 22 nước tham gia phê chuẩn và 1,09% tổng số nhiệt lượng. Điều này đồng nghĩa với việc cần phải có thêm 33 quốc gia tham gia phê chuẩn và 53,91% tổng số nhiệt lượng thì Hiệp Ước Paris mới đạt được con số cần thiết để trở thành hiệp ước quốc tế có giá trị thực thi trong thực tế.
Khi một quốc gia tham gia ký kết vào Hiệp Ước Paris thì họ đã đồng ý không gây ra những hành vi có thể làm phương hại đến các mục tiêu của nó. Khi một quốc gia phê chuẩn hiệp ước này thì họ đã đồng ý tuân theo những điều khoản mà hiệp ước này đưa ra cũng như chịu trách nhiệm về mặt pháp lý theo các chuẩn mực của luật pháp quốc tế.
Như đã nói ở trên, tổ chức hoạt động về môi trường Climate Analytics, trong tháng 8, 2016 đã đưa ra một danh sách 57 quốc gia, trong đó có Việt Nam, mà họ đánh giá là sẽ thực hiện lời hứa phê chuẩn Hiệp Ước Paris. 57 quốc gia này hiện tại chịu trách nhiệm cho 59,88 % tổng nhiệt lượng trên thế giới và do đó, nếu các quốc gia này hoàn tất việc phê chuẩn thì trong năm 2016, Hiệp Ước Paris sẽ trở thành luật quốc tế về môi trường.
Việc chính phủ Việt Nam đưa ra thông điệp là họ sẽ phê chuẩn hiệp ước quốc tế về môi trường trong năm nay mang thêm hy vọng cho những nhà hoạt động về môi trường trong việc thúc đẩy và hoàn thiện những điều luật về môi trường ở Việt Nam theo các chuẩn mực quốc tế để từ đó việc giải quyết hậu quả của những tác hại về môi trường ở Việt Nam cũng sẽ được nâng cao. Đặc biệt là các công ty, tập đoàn nước ngoài sẽ không chỉ bị chế tài bởi luật pháp của Việt Nam khi gây ra những thảm hoạ về môi trường. Nếu các điều luật quốc tế, như Hiệp Ước Paris, có thể áp dụng, thì họ còn phải chịu trách nhiệm theo quy định của các điều luật này và việc bảo vệ môi trường cho các thế hệ tương lai ở Việt Nam sẽ có thêm nhiều giải pháp tích cực trong một tương lai không xa./.