Sau gần ba năm bị nhà thơ Dạ Thảo Phương tố cáo cưỡng hiếp, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Văn nghệ Lương Ngọc An được điều động giữ chức phó tổng biên tập tạp chí Nhà văn và Cuộc sống.
Giới thiệu một số góc nhìn phản biện của các nhà luật học nữ quyền (feminist legal studies) và một nhánh nghiên cứu mới trong luật học là đa nguyên pháp luật (legal pluralism) về luật pháp và quy trình tố tụng hình sự về tội hiếp dâm.
Chiến dịch “làm sạch đường phố” Philippines khỏi các băng đảng ma túy đang được tiến hành rầm rộ bởi đương kim Tổng Thống vừa nhậm chức. Mặc dù rất được các công dân bình thường tại Philippines ủng hộ, hành động bạo lực dân túy của ông Duterte đang làm dấy lên lo ngại về nguyên tắc cơ bản của một nhà nước pháp quyền, quyền con người và sự ổn định xã hội.
Nguyễn Quốc Tấn Trung (tổng hợp)
Bị giết mà không thông qua xét xử
Tổng thống Rodrigo Duterte giành một chiến thắng chính trị “long trời lở đất” vào tháng 5 năm nay sau khi tuyên bố rằng ông sẽ lấp đầy đơn đặt hàng của những cửa hàng tang lễ bằng những kẻ buôn bán ma túy. Người được mệnh danh là Donald Trump của Philippines thậm chí còn mạnh miệng: “Nếu bạn biết bất kỳ kẻ nghiện nào, cứ việc trừ khử kẻ ấy. Bắt buộc cha mẹ chúng phải trực tiếp ra tay sẽ rất đau lòng” (?!)
Nói là làm, tính từ ngày 10 tháng 05 năm 2016 cho đến ngày 2 tháng 8 năm 2016 (tức chưa đến 3 tháng), các cuộc bố ráp vũ lực và thanh trừng tự phát đã giết hại hơn 700 người. Trong một vụ việc vào tháng trước, 8 nghi can sử dụng chất kích thích (“suspected drug personalities”), bao gồm một phụ nữ, bị bắn chết khi cảnh sát đột kích tại thị trấn Matalam, khoảng 900 km về phía Nam thủ đô Manila.
Cùng ngày, một người đàn ông nằm chết với đầu bị bọc trong giấy gói hàng và bên cạnh xác ông là bảng đề chữ “Tôi là kẻ cung cấp ma túy” (“I Am A Drug Pusher”)
Chị Jennelyn Olaires, 26 tuổi, khóc ôm thi thể của chồng Michael Siaron, bị giết bởi một nhóm “nhân danh công lý” tự phát tại Metro Manila. Bức ảnh mang tính biểu tượng lên án cuộc chiến đẫm máu phát động bởi tổng thống Duterte. Ảnh: Czar Dancel/Reuters
Trong một đêm khác, ngay tại thủ đô Manila, sáu người bị thanh trừng bởi một nhóm trang bị vũ trang đi xe máy nhân danh lời kêu gọi của Tổng Thống.
Bất hợp tác xây dựng một cơ chế kiểm tra giám sát hữu hiệu
Giới cảnh sát và các cơ quan hành pháp Philippines cũng ra sức chống lại một cơ chế kiểm tra giám sát từ Nghị Viện. Sau khi có những lời kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về những cái chết bất thường trong quá trình điều tra án của cơ quan cảnh sát, Tổng giám đốc Cảnh Sát Quốc Gia Philippines – Ronald Dela Rosa chỉ trích những lời kêu gọi này là sự “quấy rối pháp lý” từ cơ quan lập pháp, và rằng chúng làm “tụt giảm nhuệ khí” của các sĩ quan cảnh sát.
Cùng ngày, Viện Trưởng Viện Công Tố Jose Calida bảo vệ tính hợp pháp của các hành vi giết hại nghi can và thậm chí cho rằng con số người chết là vẫn “chưa đủ”.
Kêu gọi giết cả… nhà chính trị đối lập
Với những hậu quả rõ ràng đang gây ra cho sự công chính của hệ thống tư pháp và nguyên tắc pháp quyền nhà nước Philippines, sự lạm quyền của các công cụ bạo lực nhánh hành pháp, cũng như cái chết của những nghi phạm hoàn toàn có khả năng vô tội; việc kết tội “buôn bán ma túy” và “ủng hộ ma túy” các nhà hoạt động chính trị và chính trị gia đối lập đang nổi lên như một cách để đe dọa đến tính mạng và quan điểm của họ.
Với lệnh “bắn đến chết” (“Shoot-to-kill”) được ban hành vào ngày 5/8 vừa qua, Tổng thống Duterte khẳng định rằng có nhiều chính trị gia đang tham gia vào các hoạt động mua bán trái phép chất ma túy. Hành động của họ là không thể tha thứ.
Trong một buổi phỏng vấn tại thành phố Davao, Duterte chỉ trích:
“Lệnh của tôi là bắn đến chết. Tôi không quan tâm đến quyền con người. Hãy tin tôi đi. Tôi cũng sẽ chẳng để ý đến bất kỳ lời bào chữa nào mà họ đưa ra. Đây là một cuộc chiến tranh của nhân dân Philippines với nạn ma túy. Và lệnh này sẽ còn hiệu lực cho đến khi hết nhiệm kỳ của tôi.”
Lệnh được ban hành 4 ngày sau khi ngài tổng thống yêu cầu thị trưởng Albuera – ông Rolando Espisona và con trai Kerwin đầu hàng – những người bị cho là can tội vận chuyển ma túy và che giấu các trùm băng đảng. Ông Rolando bất bình nói với báo giới Philippines: “Tôi không có tội. Tôi buộc phải đầu thú trước khi quá muộn, bởi nếu không họ sẽ giết tôi.”
Điều này là hợp lý, khi Duterte đã thẳng thừng tuyên bố rằng:
“Nếu các cảnh sát viên vấp phải sự kháng cự khi đang điều tra, cứ dùng vũ lực và thẳng tay trừ khử, không cần phải điều tra vụ việc ấy nữa. Đó là lệnh.”
Danh sách 159 “quan chức ma túy” cũng đã được tổng thống Duterte công bố rộng rãi đúng như ông hứa trước đó. Tình thế hiện tại đang đẩy vị thế các lực lượng an ninh đồng thời trở thành thẩm phán và người thực hiện bản án. Họ hoàn toàn có thể thực hiện việc bắt bớ, sau đó tạo tình trạng hỗn loạn, kết tội một bên chống đối người thi hành công vụ và sát hại tại chỗ. Điều này trong tương lai có thể bóp chết hoàn toàn các phản kháng chính trị bên trong Philippines, nếu các nhánh quyền lực khác không can thiệp một cách hiệu quả.
Liên Hiệp Quốc và các tổ chức nhân quyền lên tiếng
Với một chiến dịch đầy kẽ hở và khét tiếng như thế, các tổ chức nhân quyền như Human Rights Watch, Stop Aids và Liên Minh HIV/Aids Quốc Tế cùng với hơn 300 tổ chức dân sự khác đã ký một thỉnh nguyện thư chung gửi cho Ủy Ban Kiểm Soát Chất Kích Thích Quốc Tế (International Narcotics Control Board) cũng như Văn Phòng Liên Hiệp Quốc về Ma Túy và Tội Phạm (UNODC), đề nghị các cơ quan này không được im lặng trước vụ việc.
Tổng thống Rodrigo R. Duterte chụp với món đồ chơi kết hợp hình mẫu của ông và nhân vật Marvel ‘The Punisher’ – vốn nổi tiếng với phong cách không khoan nhượng bọn tội phạm. Rõ ràng Duterte vẫn đang nhận được rất nhiều cảm tình từ công chúng Philippines. Ảnh: ROBINSON NIÑAL/PPD
“Chúng tôi kêu gọi các cơ quan kiểm soát ma túy và chất kích thích của Liên Hiệp Quốc công khai chống đối và phê phán sự tàn bạo của các chiến dịch đang diễn ra tại Philippines. Những cảnh tượng chém giết vô nghĩa không thể được bào chữa là phương pháp kiểm soát ma túy hợp lý” – Ann Fordham – giám đốc chương trình Chính Sách Ma Túy Quốc Tế (IDPC) trình bày trong bức thư.
Vào ngày 02/8, Văn Phòng Liên Hiệp Quốc về Ma Túy và Tội Phạm chính thức ra công văn chỉ trích hành vi khuyến khích và ủng hộ việc giết người ngoài vòng pháp luật của chính phủ Duterte.
Giám đốc UNODC – ông Yury Fedotov lên án hành vi giết hại những nghi can hoạt động ma túy không qua xét xử là “trái với quy định của các công ước kiểm soát ma túy quốc tế” và “không phục vụ mục tiêu công lý”./.