Kiểm soát báo chí – Kỳ 2: Sự hỗn loạn lý tưởng

Kiểm soát báo chí – Kỳ 2: Sự hỗn loạn lý tưởng

Một số chính phủ đã cân nhắc về việc xây dựng luật báo chí quốc tế để hướng dẫn và giải thích cho các quy định ở cấp quốc gia. Tại Liên Hiệp Quốc và các diễn đàn tương tự, không thiếu những kiến nghị như vậy. Một số đã được khởi động dưới ngọn cờ của tự do báo chí và nhân quyền; một số khác đã tìm cách điều chỉnh những phát ngôn có tính chất thù ghét. Còn số khác nữa đã cố gắng để quản lý cái gọi là dòng tin tức Bắc-Nam (học thuyết về Developing South and Developed North – một nghiên cứu liên kết sự phát triển và vùng miền của hai nửa bán cầu – ND) – đó là, tăng cường đưa tin tức về các sự kiện diễn ra của các nước đang phát triển và làm cho câu chuyện về họ trở nên tích cực hơn.

Hầu hết những nỗ lực này đã hình thành do sự khác biệt quá lớn giữa các quốc gia thành viên LHQ. Những người ủng hộ nhân quyền của một quốc gia lại bị xem là những kẻ tìm cách lật đổ chế độ chính trị ở quốc gia khác. Đối với một số người, những phát ngôn có tính chất thù ghét chủ yếu là về những biểu tượng của Đảng quốc xã và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc; với những người khác, đó là các phát ngôn làm thổi bùng lên những xung đột tôn giáo và bộ lạc giữa những người dân của họ.

Và, chắc chắn các vấn đề báo chí sẽ trở nên rối tung lên với những xung đột chính trị và kinh tế rộng lớn hơn. Kết quả là hầu hết những nỗ lực này đã sụp đổ với chính sức nặng của chúng, và thậm chí dẫn đến những cuộc bãi công bất ngờ, tẩy chay và rút vốn. Sự điều chỉnh báo chí quốc tế có vẻ là một điều quá xa vời, cung cấp rất ít quy định mà các nước có thể hoặc thật sự muốn sử dụng như là cơ sở cho luật lệ riêng của họ.

Trong tình huống này bên cạnh luật pháp quốc gia và quốc tế thì thứ gì có thể điều chỉnh báo chí một cách thích đáng? Các phương pháp phi chính phủ mà các nước có thể xem xét là gì? Hãy để tôi trích dẫn những kinh nghiệm của một số nước châu Âu đã điều chỉnh báo chí của họ với ít hoặc không có sự can thiệp của chính phủ.

Những quốc gia có hệ thống kiểm soát báo chí: Anh, Hà Lan, Na Uy

Ở Anh, Tổ Chức Tiêu Chuẩn Báo Chí Độc Lập (the Independent Press Standards Organisation – IPSO) đã được hình thành theo sau scandal của tờ News of the World. Mục đích là để tạo ra một cái gì đó có tác động mạnh hơn những gì đã tồn tại từ trước đó. IPSO là một tổ chức chung của hàng ngàn các phương tiện truyền thông điện tử và in của Anh. Nó thì không chỉ giới hạn dành cho những nhà xuất bản lớn hay những nhà xuất bản truyền thống. Nó hoàn toàn tách biệt với chính phủ. Thậm chí bảy trong số mưới hai thành viên quản trị cũng không có kết nối với ngành công nghiệp báo chí và truyền thông. IPSO thực hiện việc giám sát báo chí riêng của nó và cũng nhận các khiếu nại. Nó có thể yêu cầu công bố những cải chính và có thể xử phạt các xuất bản phẩm. Nó cũng có thể hành động trước khi tài liệu được xuất bản nếu nó tin rằng những tài liệu đó vi phạm đạo đức báo chí.

News of the World là một trong những tờ báo lâu đời và cũng từng là tờ báo tiếng Anh lớn nhất thế giới. Sáng lập vào năm 1843, tờ báo buộc phải đóng cửa vào năm 2011 giữa bê bối hack và nghe lén điện thoại.

News of the World là một trong những tờ báo lâu đời và cũng từng là tờ báo tiếng Anh lớn nhất thế giới. Sáng lập vào năm 1843, tờ báo buộc phải đóng cửa vào năm 2011 giữa bê bối hack và nghe lén điện thoại.

Ở Hà Lan, nhiều tờ báo đã thành lập Hội đồng Báo chí Hà Lan tư nhân. Chính phủ không tham gia vào vì cho rằng báo chí là một khu vực thị trường phải được độc lập. Hội Đồng kiểm soát gồm 50% là các nhà báo đang hoạt động; còn lại là các giáo sư ngành báo hoặc các cán bộ cấp cao của chương trình phát thanh truyền hình hoặc của các tờ báo. Khi nhận được đơn khiếu nại về một nhà báo hoặc nhà xuất bản, nó có thể làm trung gian hòa giải giữa người khiếu nại và báo chí, hoặc triệu tập một phiên phân xử chính thức. Hội đồng sau đó ban hành và công bố quyết định của mình ra rộng rãi với công chúng. Nhưng nó không thể bắt cưỡng chế các bên xuất bản liên quan đến việc ban hành quyết định hay áp đặt các mức tiền phạt, khiển trách hoặc đình chỉ xuất bản. Nó hoạt động chủ yếu thông qua thẩm quyền đạo đức và không ít người cho rằng nó có quá ít quyền lực.

Với trường hợp của Na Uy, Ủy ban khiếu nại báo chí Na Uy hoạt động theo một bầu không khí khác hẳn. Chính phủ từng đe dọa sẽ tiến hành ban hành quy định để điều chỉnh các phương tiện truyền thông, nếu nó không tự điều chỉnh được. Báo chí Na Uy hình thành các ủy ban kiểm soát dưới sự “đe dọa” đó. Ủy ban kiểm soát này bao gồm hai biên tập viên, hai nhà báo và ba đại diện của công chúng. Một số phiên họp của nó được truyền hình trực tiếp. Hầu hết các nhà xuất bản công nhận thẩm quyền của Ủy ban. Ủy ban này không thể thực hiện việc thu tiền phạt, nhưng các tờ báo và các đài phát thanh truyền hình được yêu cầu phải đăng hoặc phát sóng những quyết định hay công bố của Ủy ban này.

Các hội đồng và tổ chức nói trên phục vụ công chúng bằng cách giải quyết những khiếu nại về các vấn đề đạo đức. Họ cũng giúp đỡ các phương tiện truyền tin, bằng cách hòa giải các vấn đề mà có thể dẫn đến khả năng kiện tụng tốn kém. Và sự hiệu quả của những thiết chế này đã ngăn chặn những can thiệp khả dĩ đến từ chính phủ.

Quốc gia hỗn loạn nhưng lý tưởng? – Hoa Kỳ

Và tương ứng, cũng có những quốc gia gần như không có luật pháp hoặc các Hội đồng công nghiệp để quản lý báo chí. Chúng bao gồm cả Hoa Kỳ. Chắc chắn sẽ một số luật chung, như luật về phỉ báng và xâm phạm đời tư, có thể áp dụng cho các phương tiện truyền thông đại chúng, nhưng đó không phải là một phần của hệ thống luật chuyên ngành về báo chí. Về mặt tổng quát, chính phủ Mỹ cũng như dư luận, áp dụng thứ nguyên tắc mà họ áp dụng với hầu hết các lĩnh vực khác của nền kinh tế: để cho nó được đánh giá bởi các tác nhân thị trường.

Sự thật rằng Hoa Kỳ không thiếu các tập đoàn truyền thông lớn có khả năng phổ quát và kiểm soát thông tin. Nhưng các tác nhân của thị trường tác động vào các tập đoàn này là thật sự đáng kể. Khi những vụ bê bối đã nổ ra trên các phương tiện truyền thông Mỹ, các công ty phản ứng nhanh chóng để tránh bị tẩy chay bởi các nhà quảng cáo và người tiêu dùng xem tin tức. Những nhà lãnh đạo Chính phủ thì ít được cần đến khi các công dân có thể kết hợp để tạo ra quyền lực kinh tế đáng kể.

Nền tảng phê phán báo chí ở Hoa Kỳ là rất lớn và có tác động mạnh mẽ. Nó dàn trải từ các blogger tự do với suy nghĩ thấu đáo về đạo đức truyền thông đến những người theo phe phái chính trị và xã hội một cách hung hăng, những người có thể tấn công tất cả mọi thứ không phù hợp với quan điểm của họ. Những người này có thể đẩy các chiến dịch trên Twitter và YouTube có thể chạm đến hàng trăm ngàn người trong vòng vài giờ.

Các tác nhân thị trường cũng đã mang lại cho phương tiện truyền thông truyền thống Mỹ một loạt các đối thủ cạnh tranh mới, như Huffington Post, Vice, Vox, BuzzFeed, Oxy và Quartz. Mỗi một trong những đối thủ này đều tìm cách đổi mới báo chí, đặc biệt đối với khán giả trẻ. Họ thu hút hàng triệu người vào trang web và các ứng dụng di động của họ. Tất cả những sự kết hợp này làm cho các phương tiện truyền thông Mỹ tập trung ngày càng nhiều vào độc giả, tính đa dạng hóa và phản ứng của công chúng đối với công việc của họ. Họ khuyến khích các phóng viên tham gia với các độc giả một cách trực tiếp qua mạng xã hội; họ làm cho việc trả lời với các khiếu nại và đăng những cải chính một cách nhanh chóng. Đó là những gì các nhà lãnh đạo cũng có thể đã muốn, nhưng nó đang xảy ra một cách hữu cơ.

1 Q54zHWo9KSiqfUdRoumxsw

Sự ra đời của một thế hệ truyền thông mới tại Hoa Kỳ cũng chính nhờ vào quan điểm pháp lý của họ với báo chí.

Mỹ cũng thừa nhận rằng không có điều kiện tiên quyết nào để trở thành một nhà báo. Cũng không bắt buộc phải có tấm bằng báo chí, cũng không yêu cầu kinh nghiệm viết lách trước đây. Thực tế, trên toàn thế giới, những ranh giới đang trở nên ít rõ ràng hơn giữa những nhà báo chuyên nghiệp, các blogger và những người đăng tải nội dung giống như tin tức trên Facebook hoặc Twitter. Có những người trong số chúng ta có kinh nghiệm lâu năm trong ngành báo chí có thể không thích điều này, nhưng đó là thực tế.

Khái niệm nhà báo – câu hỏi đau đầu

Tại Mỹ, như các nơi khác, câu hỏi ai là nhà báo gợi mở nhiều vấn đề. Sở cảnh sát gặp khó khăn khi quyết định ai có được thẻ báo chị dự sự kiện (“press pass”); các thẩm phán gặp khó khăn trong việc xác định những đối tượng được bảo vệ bằng những cơ chế dành cho nguồn tin mật của các nhà báo. Quan điểm chung là khái niệm nhà báo nên được hiểu rộng ra.

Các hình thức điểu chỉnh báo chí thì khác nhau một cách đáng kể giữa các quốc gia, nhưng trong tất cả hình thức điều chỉnh đó báo chí có thể, nếu nó chọn lựa, hạn chế nhu cầu điều chỉnh nội dung của nó thông qua tính chuyên nghiệp và trách nhiệm đối với hành vi của chính nó. Điều này bao gồm một sự cống hiến thực sự để phục vụ công chúng và thể hiện được những tiếng nói khác nhau.

Các câu hỏi chúng ta cần đặt ra là rõ ràng – nếu có một hệ thống tự điều chỉnh đối với các phương tiện truyền thông, có một quy tắc đạo đức chung hay không? Có một thủ tục chung công khai để thực hiện việc khiếu nại, và các phương tiện để giải quyết chúng một cách nhanh chóng hay không? Và cuối cùng, có đại diện của công chúng được bao hàm trong các cơ quan quản lý không? Có phải trả tiền cho những lợi ích công nghiệp và chính trị hay không? Và các phương tiện truyền thông đại chúng có bị ràng buộc phải tôn trọng các quyết định của nó?

Câu trả lời chắc chắn cho những câu hỏi này có thể giúp xây dựng lòng tin công chúng vào quan điểm cho rằng các phương tiện truyền thông và các nhà báo có khả năng tự điều chỉnh. Khi điều đó xảy ra, nó sẽ làm suy yếu những lập luận ủng hộ của sự can thiệp của chính phủ hay pháp luật./.

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.