Kiểm soát cán bộ xuất nhập cảnh: Chiếc hộp đen của Trung Quốc?

Kiểm soát cán bộ xuất nhập cảnh: Chiếc hộp đen của Trung Quốc?
Ông Giang Trạch Dân (giữa), người gần đây được cho là đang bị chính quyền Tập Cận Bình

Những ngày qua dư luận đang dồn mọi sự chú ý đến việc ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC, bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46, Bộ Công an) khởi tố tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ Luật Hình Sự. Sự việc nhằm làm rõ khoản thua lỗ gần 3.300 tỷ tại Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Xác định bị can đã bỏ trốn, Bộ Công an phát lệnh truy nã quốc tế với ông.

  • Hồng Tâm, tổng hợp

Sự mất tích “bí ẩn”?

Ông Trịnh Xuân Thanh được cho là rời khỏi Việt Nam khoảng cuối tháng 7. Khi đó ông đã gửi đơn đến tỉnh uỷ Hậu Giang xin nghỉ phép từ 25 đến 29/7. Ngày 19/8, ông Thanh gửi đơn lần 2 xin nghỉ một tháng (3/8-2/9) để đi nước ngoài trị bệnh. Hết phép, ông không trở lại nhiệm sở, số điện thoại thường dùng mất liên lạc. Tỉnh uỷ Hậu Giang, nơi ông Thanh làm việc, không biết ông ở đâu.

xuan-thanh-tfwi-1469516768203-1455

Ông Trịnh Xuân Thanh trong một buổi hội nghị. Ảnh: VTC

Tại khoản 1, Điều 21 nghị định 136/2007 của Chính phủ quy định về xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam đã nêu rõ: Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc “có liên quan đến công tác điều tra tội phạm”. Tuy nhiên, tại sao đối với một sai pham lớn như vậy, người bị tình nghi lại được đi lại một cách tự nhiên như thế? (Nếu so sánh với rất nhiều vụ việc đơn giản như trộm cắp vặt được giới công an rất nhiệt tình… tạm giam và tạm giữ). Đã có câu hỏi được đặt ra là vì sao không áp quy định cấm đi khỏi nơi cư trú chứ chưa nói việc đến xuất cảnh đi nước ngoài? Việc ông Thanh xuất cảnh đi nước ngoài có thật sự là không ai biết? Ngay cả cơ quan xuất nhập cảnh? Vậy sự phối hợp giữa Cục quản lý xuất nhập cảnh và các cơ quan nhà nước ở đâu trước một đối tượng như Thanh?

Không phải là vụ việc đầu tiên

Vụ án Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC ) – thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nơi ông Trịnh Xuân Thanh giữ chức Chủ tịch HĐQT đang có những diễn biến rất giống vụ án tương tự xảy ra tại Công ty CP thi công cơ giới và lắp máy dầu khí (PVC-ME) – đơn vị thành viên của PVC (100% vốn của PVC).

13 bị cáo bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” trong phiên xử. Ảnh: nguoilaodong

13 bị cáo bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” trong phiên xử. Ảnh: nguoilaodong

Ngày 12.9.2012, cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án, sau đó khởi tố 15 bị can liên quan, trong đó có 13 người là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo và cán bộ của PVC-ME về các tội danh cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Trịnh Văn Thảo đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố về tội cố ý làm trái, nhưng bỏ trốn nên Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định truy nã quốc tế. Kết luận của các cơ quan tố tụng về vụ án này cho biết, Trịnh Văn Thảo là kẻ chủ mưu, cầm đầu nhưng đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa bắt được Thảo.

Trung Quốc: Cựu lãnh đạo không thể xuất cảnh ra nước ngoài

Hiện tại, đây có thể xem là một chiến lược bí mật của Tập Cận Bình để đối phó với những nhân vật chóp bu quyền lực đã nghỉ hưu của quốc gia. Ngay sau khi nhậm chức vào năm 2012, Tập Cận Bình đã tung ra một chiến dịch rộng rãi để bài trừ tham nhũng từ dưới lên trên của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tuy nhiên, nguyên tắc này có lịch sử lâu đời hơn thế.

Đây có thể xem là cách đối phó hiệu quả những đối tượng như Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang), từ là thành viên của Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị (PBSC – cơ quan quyền lực cai trị cao nhất tại Trung Quốc). Quách Bá Hùng (Guo Boxiong), cựu phó Chủ tịch Quân ủy Trung Quốc và Từ Tài Hậu (Xu Caihou), cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, cả hai đều phục vụ trong Bộ Chính trị và là nhân vật từng có vị trí lớn thứ hai và thứ ba trong quân đội.

Theo các cuộc trao đổi với một số người thân cận với các lãnh đạo đảng cầm quyền, cựu ủy viên của Bộ Chính trị sẽ không được phép xuất cảnh ra nước ngoài mà không có sự cho phép của Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị hiện hành. “Đó là một quy tắc được chấp nhận”. Nguyên tắc này áp dụng đối với nhiều thành viên quan chức chính trị cấp cao của Trung Quốc, bao gồm cả hai cựu chủ tịch đang còn sống là Giang Trạch Dân (Jiang Zemin), theo lời đồn là bị nghi ngờ có hành vi tham nhũng, và Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao), người vẫn chưa bị công kích bởi những cáo buộc tham nhũng.

Ông Giang Trạch Dân (giữa), người gần đây được cho là đang bị chính quyền Tập Cận Bình

Cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân (giữa), người gần đây được cho là đang bị chính quyền Tập Cận Bình xem xét xử lý tham nhũng. Điều này khiến cho ông trở thành “con hổ” lớn nhất mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng đụng tới. Ảnh: Tinhhoa

Nguyên tắc này được áp dụng rất chặt chẽ đến nỗi có rất ít trường hợp mà các cựu ủy viên của Bộ Chính trị được xuất cảnh đi nước ngoài kể từ cái chết của nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông (Mao Zedong) vào năm 1976.

“Tại Trung Quốc, về cơ bản là các cựu lãnh đạo không thể rời khỏi đất nước của họ”, David Lampton, giám đốc nghiên cứu Trung Quốc tại Trường nghiên cứu quốc tế Johns Hopkins cho biết.

Cũng có những quy định chi phối việc đi lại của các ủy viên Bộ Chính trị hiện hành – họ không thể xuất cảnh ra nước ngoài nhiều hơn một lần trong một năm, trừ những trường hợp đặc biệt liên quan đến công việc, và họ thường phải điều chỉnh các chuyến đi của họ trong vòng 3-5 ngày, theo một quy định vào năm 1989 (Quy định của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc và Quốc Hội về việc kiểm soát chặt chẽ các chuyến viếng thăm nước ngoài của các quan chức lãnh đạo). Quy định pháp lý về vấn đề này thì chưa thật rõ ràng, tuy nhiên, có quy định “thực tế” nhằm điều chỉnh việc các cựu lãnh đạo Trung Quốc có được phép xuất cảnh đi nước ngoài hay không.

“Hoạt động chính trị của những nhân vật chóp bu ở Trung Quốc giống như sống trong một hộp đen khổng lồ” Lampton nói.

Chỉ có hộ chiếu công vụ

Bo Zhiyue, giám đốc Trung tâm nghiên cứu về New Zealand và Trung Quốc đương đại, Đại học Victoria; và là một chuyên gia nghiên cứu về các hoạt động chính trị của giới lãnh đạo chính trị của Trung Quốc; nhận thấy rằng các cựu ủy viên Bộ Chính trị cũng sẽ không được sở hữu hộ chiếu cá nhân. Họ sẽ sử dụng hộ chiếu công vụ, được lưu giữ tại Tổng cục chính trị, một cơ quan của Đảng có chức năng giải quyết các công việc hành chính của Bộ chính trị và các cơ quan chính phủ khác.

Thêm vào đó, cũng có nhiều lý do khác. Bo Zhiyue cho biết “Những người này mang rất nhiều bí mật”. Các cựu thành viên của Bộ Chính trị có thể có “những thông tin nội bộ mang tính bất lợi đối với hình ảnh của Đảng”. “Nếu có cách hiệu quả để ngăn chặn giới tinh hoa này chạy trốn khỏi Trung Quốc, họ chắc chắn sẽ làm như vậy”.

Sự kỳ thị dành cho những cựu quyền lực

Tập Cận Bình, người đã củng cố quyền lực nhanh hơn so với hai người tiền nhiệm trước, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, cũng e ngại rằng các cựu lãnh đạo có thể đánh lạc hướng chú ý khỏi Bộ Chính trị hiện hành. “Đó rõ ràng là một cách thức để nhường chỗ cho bộ phận lãnh đạo hiện tại, do đó các nhà lãnh đạo trước đó không thể chơi trội hơn những người lãnh đạo hiện hành” Dali Yang – một giáo sư về khoa học chính trị tại Đại học Chicago đã nói. Điều này cũng hạn chế khả năng tham gia của các cựu lãnh đạo vào việc hoạch định ra chính sách một cách không mong muốn – nó không giống như khi cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter viếng thăm Bình Nhưỡng vào năm 1994. Carter đã có mối quan hệ lâu năm với nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim II Sung, đã có mặt ở đó để đại diện cho Tổng thống Mỹ đời sau Bill Clinton nhằm giúp củng cố một thỏa thuận hạt nhân: theo như đưa tin Carter đã đàm phán vượt hơn cả những gì chính phủ mà đã đặt ra. “Tại Mỹ, cựu tổng thống là một tài sản quý giá” Bo Zhiyue cho biết. “Còn ở Trung Quốc, họ không muốn các cựu lãnh đạo trở lại với các hoạt động chính trị. Họ muốn họ tránh càng xa càng tốt. “

Một giáo sư người Trung Quốc với những mối quan hệ cấp cao yêu cầu được giấu tên đã cho biết rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc “không cần phải kiếm tiền” như Tony Blair hay Bill Clinton. Thật vậy, người ta tin rằng rất nhiều các cựu lãnh đạo Trung Quốc vô cùng giàu có, nhờ vào những giao dịch làm lợi cho  người thân của họ thông qua các mối quan hệ cấp cao trong suốt thời gian đương nhiệm.

Tuy nhiên, sự giàu có đó cũng có thể trở thành một mối nguy. Trong một cuộc điều tra được công bố vào tháng Tư năm 2014, tờ New York Times đã nhận ra ba người thân của Chu Vĩnh Khang đã giữ hoặc hiện giữ các cổ phần “trong ít nhất 37 công ty nằm rải rác trên khắp các tỉnh thành, từ các đại lý phân phối Audi cho đến các công ty bất động sản”. Hơn một năm trước khi tòa án Trung cấp Nhân dân số 1 Thiên Tân (Bắc Kinh) tuyên án Chu Vĩnh Khang tù chung thân vào tháng sáu do các tội nhận hối lộ và một số những tội khác, theo đưa tin thì ông ấy còn bị tịch thu ít nhất 14,5 tỷ đô trong khối tài sản của các thành viên gia đình và các cộng sự của ông.

Vậy nếu các cựu lãnh đạo không được phép xuất cảnh ra nước ngoài, vậy thì họ đang làm gì? Cuộc sống ngoài văn phòng chính phủ của họ thì không tương tự như cựu tổng thống Mỹ George W. Bush, nổi tiếng với bức tranh trên trang trại Texas của ông, hay cựu Tổng thống Dwight D. Eisenhower, đã nghỉ hưu để đến một trang trại ở Pennsylvania để chăn nuôi gia súc, cũng tương tự như cuộc sống của Clinton và Blair. Tài liệu tuyên truyền của Đảng đã cố gắng miêu tả cuộc sống của họ là đơn giản và khiêm tốn, thói quen mộc mạc của họ. Li Lanqing, người phục vụ trong Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị dưới thời Giang Trạch Dân 1997-2002 và được biết đến với tình yêu âm nhạc cổ điển, đã thiết kế những con dấu của Trung Quốc và theo nguồn tin được biết ông đã cố gắng tìm được một công việc tại một nhà hàng nhỏ. (Tất nhiên, rất khó để có thể xác định được họ đang thực sự làm gì: Không một ai trong các cựu lãnh đạo còn sống được đề cập đến trong câu chuyện này có thể tiếp cận được để đưa ra những bình luận; các phòng ban tổ chức Đảng có chức năng xử lý các vấn đề nhân sự, cũng không thể tiếp cận được để đưa ra những bình luận; và Bộ Ngoại giao đã không phản hồi những yêu cầu nhiều chiều để đưa ra những bình luận). Nhiều cựu lãnh đạo Trung Quốc viết sách hoặc hồi ký. Và một số, như Giang Trạch Dân, vẫn hoạt động chính trị một cách công khai và khôn khéo.

Hơn hẳn bất kỳ nhà lãnh đạo nào kể từ thời Đặng Tiểu Bình, Tập Cận Bình đang làm sống lại truyền thống chủ nghĩa Mao về việc bỏ tù các cựu lãnh đạo. Ông đã hạ bệ một số cựu thành viên của Bộ Chính trị – ngoạn mục nhất là Chu Vĩnh Khang, cựu chiến lược gia an ninh của Trung Quốc. Có lẽ bởi vì chiến dịch chống tham nhũng mạnh mẽ của mình, vị trí của Tập Cận Bình giữa các tầng lớp chính trị cấp cao có thể sẽ không ổn định. Vào tháng Tư năm 2014, cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào thăm tỉnh nhà Hồ Nam của Mao Trạch Đông, mà một số nhà phân tích lý giải – qua ống kính mờ ảo của chủ nghĩa tượng trưng của Đảng – như là một sự chỉ trích cứng rắn đối với chủ nghĩa cộng sản Mao Trạch Đông của Tập Cận Bình. Nhưng không trông mong vào việc Hồ Cẩm Đào truyền tải thông điệp của ông ấy ra nước ngoài vào bất cứ lúc nào. Tập Cận Bình có thể sẽ muốn ông ấy gần hơn và không ồn ào, có thể phương hại đến sự ổn định chính trị của Trung Quốc. “Sự căng thẳng ngày càng cao hơn nhiều” Bo Zhiyue cho biết – tất cả những cựu ủy viên quyền lực của Bộ Chính trị, “đều bị mắc kẹt lại và không thể rời khỏi đó”.

Nguồn tổng hợp

Ai đã tiếp tay cho Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn?; Lương Kết; thứ bảy ngày 17/09/2016; Dân Việt

Sự trùng hợp kỳ lạ vụ ông Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn; Thanh Niên Online; 17 tháng 9 năm 2016

Why Can’t Ex-Chinese Leaders Travel Abroad?; 24 tháng 12 năm 2015; Isaac Stone Fish

Hé lộ về ‘quỹ đen trăm tỉ’ thời ông Trịnh Xuân Thanh; 03/08/2016; Thanh Niên

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.