Tòa Thái Lan đồng ý dẫn độ Y Quynh Bđăp; Trung Quốc tấn công tàu cá Việt Nam trên Biển Đông
Các sự kiện nổi bật: * Tòa Thái Lan đồng ý dẫn độ Y Quynh Bđăp về Việt Nam chịu án.
Được thành lập vào ngày 24/10/1945, ngay sau khi Đệ nhị thế chiến kết thúc, Liên Hiệp Quốc có mục đích nhằm vào việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới, cùng lúc đó vừa phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia. Cho đến nay, với khoảng 192 thành viên, Liên Hiệp Quốc đã đạt được thành công to lớn trong việc chấm dứt nhiều cuộc xung đột và chiến tranh. Mặc cho những thành công như vậy, Liên Hiệp Quốc cũng đã trải qua một số thất bại thê thảm, dẫn đến hàng triệu cái chết của các công dân vô tội. Dưới đây là những thành công và thất bại của Liên Hiệp Quốc kể từ khi thành lập.
Thành công
1. Hòa bình
Một thành tựu to lớn mà Liên Hiệp Quốc chính là nhân tố quan trọng nhất, dù đôi khi không được công chúng công nhận. Một phần nhờ vào giải pháp giải quyết xung đột và các đề xướng nhằm gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, số thiệt hại nhân mạng trong các cuộc xung đột đã giảm nhanh chóng so với năm 1945 – với quy mô trên toàn thế giới; tương tự đối với số lượng các cuộc xung đột.
Có ít người chết hơn trong những cuộc xung đột thuộc thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 so với bất kỳ thập kỷ nào của thế kỷ 20. Nhiều nhà quan sát nhận định rằng, dù có nghi ngờ hay không, thời đại chúng ta đang sống là thời đại yên bình nhất trong lịch sử con người.
2. Khởi tố Charles Taylor và Slobodan Milosevic
Các nhà lãnh đạo Liberia và Serbia đều đã bị khởi tố về tội ác chiến tranh bởi các toà án được thành lập bởi Liên Hiệp Quốc, với Taylor bị kết án 50 năm tù giam. Milosevic chết vì một cơn đau tim trước khi bản án được tuyên. Nhưng hai vụ việc này đã trở thành tiền lệ, nơi mà những kẻ độc tài có thể phải đối mặt một cách công bằng, chứ không phải chỉ thuộc về những kẻ chiến thắng. Nền công lý quốc tế, dù vẫn còn gượng ép, đã được thiết lập.
3. Giới hạn nạn đói
Thế giới là một nơi bất bình đẳng, với nhiều nơi còn bị bủa vây bởi nghèo đói. Đến nay, vẫn có hàng ngàn người vẫn chết vì suy dinh dưỡng hàng năm. Nhưng so với thế kỷ 20, khi hơn 70 triệu dân thường chết vì nạn đói, công sức của Liên Hiệp Quốc là vô cùng đáng ghi nhận.
Logo của Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc. Ảnh: UN
Sự can thiệp của Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp, cũng như các chương trình quản lý viện trợ khẩn cấp của Liên Hiệp Quốc đã có những đóng góp vô cùng đáng giá.
4. Bảo vệ quần đảo Galapagos
…và 1.000 di sản thế giới khác. Kể từ khi quần đảo trở thành một trong 12 địa điểm đầu tiên được đặt cơ chế bảo vệ di sản bởi tổ chức văn hóa của Liên Hiệp Quốc Unesco vào năm 1978, danh sách của Unesco đã trở thành chuẩn mực quốc tế cho việc bảo vệ những di tích lịch sử và thiên nhiên quan trọng nhất của thế giới. Điều này tạo điều kiện cho du lịch và những lợi ích kinh tế mà nó mang lại nhằm phát triển đi cùng với việc bảo tồn.
…và Thất bại
1. Hiếp dâm và lạm dụng tình dục trẻ em
Nhiều nước đã cầu xin sự hỗ trợ của Liên Hợp Quốc trong suốt thời gian chiến tranh và tuyệt vọng. Đối với những người bị áp bức, Quân mũ nồi xanh của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc đại diện cho an ninh và sự ổn định. Tuy nhiên, điều này lại không đúng như thế tại nhiều quốc gia trong những năm 1990.
Các báo cáo từ Bosnia, Kosovo, Campuchia, Haiti, và Mozambique đã tiết lộ một chiều hướng gây sốc; những khu vực có lực lượng gìn giữ hòa bình lại có sự gia tăng nhanh chóng trong nạn mại dâm trẻ em.
Ảnh minh họa: Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tại Congo. Nguồn: The Guardian
Lực lượng bảo vệ hòa bình của Liên Hợp Quốc bị cáo buộc trả tiền phụ nữ và những trẻ em gái mà họ có trách nhiệm bảo vệ khỏi sự xâm phạm tình dục, thậm chí hãm hiếp họ, tại Cộng hòa Dân chủ Congo trong đầu năm 2005. Các báo cáo liên tiếp cho thấy đã có những cáo buộc tương tự ở nhiều nước khác nhau, từ Campuchia đến Bosnia đến Haiti.
Những binh sĩ thường sẽ thưởng kẹo hoặc một khoản tiền nhỏ cho trẻ em, vì vậy họ có thể khẳng định rằng việc quan hệ tình dục là sự mua bán dâm chứ không phải là hiếp dâm. Các quan chức cấp cao của Liên Hiệp Quốc từ chối lên án hay điều tra sâu rộng lực lượng gìn giữ hòa bình, vì họ sợ nỗi nhục này được công khai sẽ ngăn cản các quốc gia tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình, làm giảm sút nghiêm rộng uy tín của lực lượng.
2. Dịch tả lan rộng ở Haiti
Xét nghiệm y học cho thấy nhóm lực lượng gìn giữ hòa bình tại Nepal là nguyên nhân gây ra sự bùng nổ dịch tả tồi tệ nhất trên thế giới đương đại, đã tràn qua cả Haiti sau trận động đất năm 2010. Mặc dù hơn 700.000 người đã bị nhiễm dịch bệnh và 8.000 người chết, nhưng LHQ lại tuyên bố mình được miễn trừ khỏi vụ kiện tập thể theo sau đó.
3. Chương trình trao đổi Dầu mỏ Iraq – thực phẩm
Đây là chương trình theo đó Iraq có thể có được viện trợ từ sự ủng hộ quốc tế bằng cách bán dầu mỏ thông qua LHQ, trong đó LHQ sẽ giám sát việc chuyển giao thực phẩm và thuốc men cùng với việc nhận lại tiền mặt. Tuy nhiên, một số tiền lớn đã được chuyển vào túi riêng của các quan chức LHQ thông qua chương trình – với một số khoản thậm chí còn được sử dụng để mua sự ảnh hưởng của chính Liên Hiệp Quốc. Đây được coi là vụ bê bối tài chính tồi tệ nhất trong lịch sử của tổ chức.
4. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố
Nhiều chuyên gia đồng ý rằng chủ nghĩa khủng bố “hiện đại” bắt đầu với vụ cướp máy bay El Al Israel 426 năm 1968 của tổ chức khủng bố Palestine. LHQ đã lên án các hành động khủng bố, nhưng không tiến hành bất kỳ hành động nào. Những hành động khủng bố này tiếp tục diễn ra trong suốt những năm cuối thế kỷ XX, mà không có sự phản ứng nào từ Liên Hiệp Quốc; một sự lên án đơn giản trong chừng mực mà họ có thể làm.
Hình ảnh tuyên truyền của ISIS. Ảnh: Wikipedia
Với cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9, LHQ cuối cùng cũng đã hành động, với việc cấm các chính sách khủng bố và trừng phạt những người gây ra các vụ tấn công. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng với Al Qaeda và nhóm khủng bố Taliban (những người nổi dậy theo trào lưu Hồi giáo chính thống). Các chương trình khủng bố được nhà nước tài trợ như Hamas, Hezbollah, và Mossad – thì không bị ảnh hưởng. Các quốc gia hỗ trợ các nhóm được liên kết rộng rãi với khủng bố, như Iran, không chịu trách nhiệm một cách cụ thể cho những hành động này. Đến ngày nay, LHQ vẫn chưa có một định nghĩa rõ ràng về chủ nghĩa khủng bố, và họ cũng không có kế hoạch nào để theo đuổi đến cùng định nghĩa đó.
5. Sự phổ biến vũ khí hạt nhân
Khi Liên Hiệp Quốc được thành lập vào năm 1945, Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất trên thế giới sở hữu và thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Vào năm 1970, Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân đã được ký kết bởi 190 quốc gia, trong đó bao gồm năm quốc gia thừa nhận sở hữu vũ khí hạt nhân là: Pháp, Anh, Nga, Trung Quốc và Mỹ. Mặc dù hiệp ước này được ký kết, nhưng lượng dự trữ hạt nhân vẫn ở mức cao, và nhiều quốc gia vẫn tiếp tục phát triển những loại vũ khí có sức tàn phá này, bao gồm Bắc Triều Tiên, Israel, Pakistan và Ấn Độ. Sự thất bại của hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân đã khắc họa chi tiết về sự hoạt động không hiệu quả của LHQ, và sự thiếu năng lực trong việc thực thi các nguyên tắc và các quy định quan trọng đối với các quốc gia vi phạm.
6. Quyền phủ quyết (Veto Power)
Hội đồng Bảo an LHQ gồm mười lăm quốc gia, năm trong số đó là thành viên thường trực: Pháp, Nga, Trung Quốc, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Mười quốc gia khác được bầu vào nhiệm kỳ hai năm. Năm thành viên thường trực có đặc quyền phủ quyết; khi một thành viên thường trực phủ quyết một phiếu, nghị quyết Hội đồng không thể được thông qua, kể cả khi có sự đồng thuận thống nhất của quốc tế. Ngay cả khi mười bốn quốc gia khác bỏ phiếu thuận, một phiếu phủ quyết của một thành viên thường trực cũng sẽ đánh bại được sự ủng hộ áp đảo này.
Hai đại diện của Nga và Trung Quốc phủ quyết Nghị quyết về hành động của UN tại Syria vào ngày 05, tháng 02 năm 2012. Ảnh: thesaker
Việc sử dụng quyền phủ quyết gần đây nhất là của Trung Quốc và Nga, vào ngày 19 tháng 7 năm 2012. Hội đồng Bảo an đã cố gắng đưa ra chương VII về các biện pháp trừng phạt từ Hiến chương LHQ nhằm can thiệp và ngăn chặn nạn diệt chủng ở Syria. Nhưng sự phủ quyết của Trung Quốc và Nga đã ngăn cản bất kỳ sự can thiệp nào của quốc tế. Kể từ khi cuộc nội chiến Syria bắt đầu, ước tính có khoảng 60.000 người dân thường đã bị sát hại, với hàng ngàn người phải di tản./.