Đức – Thống nhất bằng hòa bình – Kỳ 2: Làm gì với các bản án chính trị và oan sai?

Đức – Thống nhất bằng hòa bình – Kỳ 2: Làm gì với các bản án chính trị và oan sai?

Vào ngày 3/10/1990, Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) và Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) đã được sáp nhập với nhau, mang lại cho người dân một nước Đức thống nhất sau nhiều năm chờ đợi. Hiệp ước thống nhất thiết lập các điều khoản mà theo đó, cho phép lật lại các bản án có tính bất công và áp bức của tòa án hình sự thuộc CHDC Đức.

Cụ thể là việc “phục hồi nhân quyền” cho những người bị kết án vì đã thực hiện quyền chính trị cơ bản của mình như tự do biểu đạt. Các vụ án thường gặp có phạm vi nạn nhân từ những thính giả nghe đài của “đế quốc phương Tây”, cho đến những người công khai tố cáo nhà nước. Nổi bật nhất là những trường hợp vượt biên trái phép theo điều 213 của Bộ luật hình sự CHDC Đức.

Hình sự hóa công luận

Những hình phạt do tòa án ban bố đối với những hành vi trên rất hà khắc. Đông Đức thậm chí đã đi xa tới nỗi ghi nhận tội phạm hình sự trong hiến pháp của mình – tại tiểu mục 6 khét tiếng. Quy định này được áp dụng bên cạnh những rào cản khác đối với mọi người dân dám lên tiếng yêu cầu thể chế dân chủ hay chỉ trích các cơ quan đoàn thể của CHDC Đức. Trên thực tế, điều này có nghĩa là mọi bình luận có nội dung “có vẻ như là” chỉ trích chính quyền đều có thể trở thành hành vi phạm tội hình sự . Không khó để tìm ra những bản án có hình phạt tù từ 3 năm trở lên đối với những hành vi chả có gì ngoài mấy câu đùa bỡn về chính trị trong một quán rượu.

Đi kèm với những hình phạt khắc nghiệt, “bị cáo” còn gặp phải nguy cơ bị sung công toàn bộ tài sản. Những sự trưng dụng này áp dụng ngay cả với trường hợp thừa kế. Ví dụ, nếu nhà của ai đó bị tịch thu, thì những người thừa kế của họ không thể đòi lại ngôi nhà sau khi bị cáo đó chết đi. Ngôi nhà sẽ trở thành tài sản của Quốc gia. Sau đó, nhà nước sẽ tái sử dụng loại tài sản công này trên cơ sở buôn bán. Điều này thường tước đi kế sinh nhai của bị cáo khiến họ lâm vào tình trạng túng quẫn.

Tước đoạt tài sản bằng tư pháp và phiên toà “Stasi”

Trong trường hợp có một người nào đó bị kết tội không liên quan đến chính trị, họ vẫn có khả năng phải chịu phạt nặng hơn mức bình thường vì lý do chính trị. Điều này thường xảy ra đối với những người từng sống dưới chế độ Đức quốc xã và bị coi là “cựu phát xít”, hoặc với những người sở hữu doanh nghiệp với lợi nhuận cao như một nhà máy hoặc trang trại lớn.

Nhằm hợp pháp hóa việc tước đoạt tài sản của họ để làm lợi cho “nhà nước”, những người này đã bị truy tố về các tội phạm nhỏ với những hình phạt không tương xứng. Những vụ án như vậy xuất hiện thường xuyên trong thập niên 50 và 60 của thế kỷ XX, khi chế độ muốn nắm được những bộ phận quan trọng của nền kinh tế để điều khiển mọi thứ theo các nguyên tắc kinh tế kế hoạch tập trung.

Với những vụ việc liên quan đến tội phạm phi chính trị này, một thủ tục gọi là “giám đốc thẩm” đã được áp dụng. Từ “giám đốc thẩm” (cassation) được du nhập từ Pháp và có nghĩa là một kháng cáo chỉ đối với pháp luật được áp dụng trong vụ việc.

Với quy trình này, tòa án không được phép nhận thêm bất kỳ bằng chứng mới nào đối với các cáo buộc trong các phiên tòa trước, và chỉ có thể hủy bản án nếu luật nội dung hoặc luật hình thức đã bị áp dụng sai, hay hình phạt thể hiện rõ sự bất công hoặc không tương xứng với những yếu tố cơ bản thượng tôn pháp luật.

Tôi và nhiều thẩm phán đồng nghiệp đã phải đối mặt thường xuyên với loại thủ tục này, đặc biệt khi quá trình tố tụng có sự tham gia của an ninh nhà nước Stasi (The Ministry for State Security; theo tiếng Đức là Ministerium für Staatssicherheit – tạm dịch: Bộ An Ninh Quốc Gia). Gần như chắc chắn rằng cảnh sát Stasi đã ngược đãi các bị can để họ nhận tội, nhưng Stasi là chuyên gia trong “lĩnh vực” này và do đó không có dấu vết nào được tìm thấy trong các hồ sơ. Vì thế, kể cả khi một người nộp đơn đệ trình rằng lời thú tội của mình chỉ được đưa ra trong hoàn cảnh bị đánh đập hoặc tra tấn, bản án không thể lật lại vì không có manh mối gì trong hồ sơ vụ việc cho thấy tính xác thực của đệ trình đó, trong khi bản thân người .

stasi-618x348

Ảnh tư liệu chụp nhân sự của Stasi. Ảnh: dailystomer

Trong một số phán quyết sau thống nhất gần đây (27/1/1992 – BSK 33/91 Rudolph) (mà vụ việc xảy ra trong lúc bị cáo đang thuộc thẩm quyền của chính quyền Đông Đức), tòa án đã phải xem xét lại vấn đề này trên cơ sở Hiến pháp và Luật Cơ bản.

Bị cáo đã bị tòa sơ thẩm – Kreisgericht kết án 5 năm tù vì trộm cắp, lừa đảo và các tội khác. Kháng cáo của người này lên tòa án quận (Bezirksgericht) đã bị bác bỏ ngay tức khắc mà không có ban hội thẩm. Cần chú ý rằng trường hợp này tòa áp dụng đúng luật, và đương sự đơn giản đã cho rằng bản án quá cứng nhắc. Tuy nhiên khi áp dụng thủ tục giám đốc thẩm, bị cáo trình bày rằng cuộc điều tra giai đoạn tiền xét xử đã được thực hiện bởi Bộ An ninh Quốc gia. Và như vậy về bản chất, ông ta đã bị từ chối một phiên xét xử công bằng, bởi mọi lời nhận tội và thú nhận của người này có thể được thu thập trong tình trạng bị gây áp lực về tinh thần với những mối đe dọa trả thù.

Tất nhiên là không có manh mối nào về tính xác thực của lời trình bày trên trong các tài liệu. Tuy vậy, mọi người đều có sự hiềm nghi định kiến dễ hiểu đối với những quy trình tố tụng có sự nhúng tay của cảnh sát Stasi, rằng chúng đã không được tiến hành chính xác như những gì được ghi lại trong sổ sách. Những người đệ đơn có lý do và có quyền phản ứng. Nhưng pháp luật đòi hỏi bất kỳ hành vi trái pháp luật nào của phiên tòa cũng phải có bằng chứng khách quan. Vì thế, chúng ta phải tự hỏi 2 vấn đề sau:

  1. Chỉ với những đệ trình cho rằng cảnh sát Stasi đã tiến hành cuộc điều tra có thể coi là căn cứ để giám đốc thẩm? và,
  2. Nếu không, liệu pháp luật hiện hành có vi hiến khi không có sự phân biệt giữa phiên tòa bình thường với “phiên tòa Stasi”?

Với những lẽ trên thì câu trả lời dành cho vấn đề đầu tiên sẽ là sự phủ định. Câu hỏi thứ hai bao gồm vấn đề về bình đẳng trước pháp luật theo điều 3I của Luật Cơ bản, liên quan tới nghĩa vụ của Nhà nước trong việc cung cấp và đảm bảo tối đa sự bảo hộ tư pháp cho các quyền công dân. Thủ tục giám đốc thẩm của Đông Đức được sửa đổi theo Hiệp ước Thống nhất có vai trò tạo điều kiện giúp khắc phục những bất công mà ngành tư pháp của thể chế cộng sản này đã gây ra cho người dân.

Có thể Stasi đã tiến hành điều tra không đúng quy định và do vậy, các vụ án mà chủ yếu là nhóm án chính trị đã cho thấy sự bất công rõ rệt. Song các bị cáo của các phiên tòa này hầu như sẽ chẳng bao giờ có thể chứng minh được họ đã bị ngược đãi hoặc thậm chí là tra tấn. Mọi lời cáo buộc đã được thực hiện và dựng lên rất cẩn thận và kỹ lưỡng hơn rất nhiều so với các quy trình tố tụng hình sự thông thường. Vì thế, các bị cáo trong các “phiên tòa Stasi” đều ở thế bất lợi so với các bị cáo “thường”. Làm thế nào để giải thích cho điều này?

Nên chăng cần có sự sửa đổi bổ sung trách nhiệm chứng minh chỉ riêng đối với các trường hợp này: không yêu cầu đầy đủ chứng cứ, mà khẳng định “nghi ngờ hợp lý” là được? Song không phải tất cả các phiên tòa do Stasi điều tra đều bất công, và làm thế nào để phân biệt được cáo buộc nào là giả và cái nào là thực? Bên cạnh đó, giảm bớt trách nhiệm chứng minh có thể dẫn tới một loạt những kháng cáo dồn dập và có thể nhấn chìm sự phát triển của hệ thống hành chính tư pháp hình sự khi nguồn lực của thẩm phán và công tố viên hiện rất cần thiết cho những vấn đề khác. Do vậy, ta chỉ có thể xem đây là vấn đề làm sao để phân bổ nguồn lực “hành chính tư pháp”.

Tự kiềm chế tư pháp

Quốc hội Đức đã quyết định chỉ khắc phục những vụ án có đầy đủ chứng cứ để loại trừ việc đưa ra hàng loạt quyết định giám đốc thẩm chỉ trên cơ sở ngờ vực Và có một lý do từ luật hiến pháp có thể khiến giải pháp này được chấp nhận: thuyết hiến pháp Đức nhận biết khái niệm “tự kiềm chế tư pháp” trong các vấn đề có tính chính trị cao.

Khái niệm này được Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức (Bundesverfassungsgericht) sao chép từ học thuyết pháp lý ở Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, nơi mà “học thuyết chất vấn chính trị” được phát triển từ đầu thế kỷ 19 (và chỉ có một chút thay đổi về hình thức). Trong những vụ án đậm chất chính trị, cơ quan lập pháp có một loại đặc quyền tùy nghi quyết định. Loại đặc quyền này không chịu sự giám sát của tòa án. Đặc quyền này đặc biệt chiếm ưu thế đối với các điều ước quốc tế có tính chất chính trị. Gác lại câu hỏi về bản chất hiến pháp của mối quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức theo quan điểm của CHLB Đức, Hiệp ước Thống nhất là một điều ước chính trị quốc tế của thế kỷ. Vì vậy, theo thuyết tự kiềm chế tư pháp, tòa án phải rất cẩn trọng khi xét xử theo những quyết định của Quốc hội liên quan đến việc tái thống nhất nước Đức.

stichtag_september178_v-ardfotogalerie

Trụ sở Tòa Hiến pháp Liên bang Đức. Ảnh: Wikipedia

Bằng cách áp dụng lý thuyết tự kiềm chế chính trị bằng tư pháp nói trên, chúng tôi quyết định không can thiệp vào nội dung của Hiệp ước Thống nhất. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng những phán quyết đã được kể ra ở trên có thể là động lực giúp chính phủ xem xét lại vị trí của mình và tìm ra phương cách tốt hơn nhằm thực thi công lý cho những người dân Đông Đức, khắc phục được ít nhất một phần những bất bình của họ. Sự thật là, Chính phủ Liên bang đang thử cân nhắc một dự thảo luật được xây dựng để cho phép xem xét những bằng chứng mới. Nhưng liên quan đến việc này, Bộ trưởng Tài chính và Bộ Tư pháp vẫn đang tranh cãi về khoản tiền phải bồi thường cho những người bị bắt giam bất hợp pháp. Đây là một thực tế rất xấu hổ với chính phủ Tây Đức khi thậm chí có những tranh cãi phát sinh đối với khoản bồi thường nhỏ nhoi – cho một cuộc đời đã bị hủy hoại là những mất mát mà chúng ta đang nói đến./.

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.