Thư cuối tuần - 14/9/2024
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Chánh án Tối cao Pháp viện Philippines Maria Lourdes Sereno kêu gọi giới luật sư nước này can đảm bảo vệ nền pháp quyền trong thời kỳ bạo lực leo thang và đấu tranh chống lại thứ văn hoá im lặng trước tội ác ở đất nước này.
Chánh án Maria Lourdes Sereno. Ảnh: The Inquirer.“Khi các thẩm phán và luật sư e ngại làm việc đúng nên làm vì sợ ảnh hưởng, hay đầu hàng, thoả hiệp trước những lời phỉ báng, đe doạ và bạo lực, đó là khi nền pháp quyền bị gạt ra, nhường chỗ cho những
tội ác không bị trừng phạt“, bà phát biểu tại Đại hội Luật sư Toàn quốc của Liên đoàn Luật sư Philippines sáng thứ 6 vừa qua (24/3).
Phát biểu của bà được đưa ra trong bối cảnh hơn 8.000 người dân thường đã bị giết chết mà không thông qua xét xử trong cuộc chiến chống tội phạm ma tuý của Tổng thống Duterte. Cảnh sát nói họ có quyền giết chết nghi phạm nếu bị chống trả trong quá trình truy đuổi.
Việc giết người không thông qua xét xử (extrajudicial killings) của Tổng thống Duterte bị báo chí, giới hoạt động và nhiều nghị sĩ nước này phản ứng quyết liệt, đẩy họ vào thế đối địch với Tổng thống.
Một trong những người phản đối mạnh mẽ nhất, thượng nghị sĩ Leila de Lima – cựu Chủ tịch Uỷ ban Nhân quyền và Bộ trưởng Tư pháp nước này, đã bị
bắt giamngày 24/2 vừa qua với cáo buộc liên quan đến buôn bán ma tuý.
“Thực tế bạo lực mà chúng ta đang hứng chịu phải khiến cho chúng ta, những người làm việc trong ngành tư pháp và luật sư, ý thức được vai trò của chúng ta trong việc chiến đấu với tình trạng tội ác không bị trừng phạt và thúc đẩy nền pháp quyền”, bà nói.
Bà
Maria Lourdes Sereno, 57 tuổi, là nữ chánh án đầu tiên trong lịch sử 116 năm của Tối cao Pháp viện Philippines sau khi được Tổng thống Benigno Aquino bổ nhiệm năm 2012. Bà đồng thời là một trong hai người trẻ nhất từng được bổ nhiệm làm thẩm phán của cơ quan này.
Trong bài phát biểu của mình trước các luật sư Philippines, bà cũng nhắc nhở họ về vai trò của họ trong việc đấu tranh cho sự thật, đặc biệt trong thời đại tin giả tràn lan.
“Luật sư tốt không nên e ngại bơi ngược dòng”, bà nói.
“Thách thức hiện trạng có thể đồng nghĩa với việc luật sư phải đối mặt với những truyền thống trì trệ thâm căn cố đế, và nếu cần thiết, phải kiến tạo những truyền thống mới”.
Bà kêu gọi các luật sư giúp đỡ mọi người, chẳng hạn bằng cách nộp đơn kiện bảo vệ quyền cho họ.
Giới chỉ trích ở Philippines cho rằng Tổng thống Duterte là người phải chịu trách nhiệm chính cho cái chết của hơn 8.000 người trong cuộc chiến chống tội phạm ma tuý của ông. Ảnh: HRW.Theo bà Sereno, lời kêu gọi của bà không trực tiếp nhắm vào cá nhân hay cơ quan nào, mà vào một thứ văn hoá cho phép người ta làm việc sai trái.
“Chúng ta không chiến đấu chống lại một cá nhân hay một cơ quan nào. Chúng ta đấu tranh chống lại một thứ văn hoá, một lối tư duy, một cách nhìn, một lối hành động hoặc không hành động”, bà nói.
“Đó là một thứ văn hoá sâu rễ bền gốc, thâm căn cố đế. Thứ văn hoá đó bắt đầu khi con người ngoảnh mặt làm ngơ, thứ văn hoá bành trướng khi con người ngừng quan tâm đến người khác, thứ văn hoá thắng thế khi con người ngừng hy vọng”.
Để đấu tranh với thứ văn hoá này, luật sư phải đứng lên bảo vệ sự thật và lẽ phải, phải lên tiếng và hành động khi người khác không làm. Họ cũng phải tiếp tục nuôi hy vọng ngay cả khi người khác đã bỏ cuộc, bà nói.
Theo Hiến pháp Philippines, bà Sereno sẽ được tại vị đến năm 2030, tức là 20 năm kể từ khi bà được bổ nhiệm làm thẩm phán Tối cao Pháp viện (trong đó có 18 năm làm Chánh án).
Lược dịch từ:Sereno urges lawyers to fight culture of impunity (The Inquirer)