Chủ nghĩa nào là điểm đến cuối cùng của nhân loại?
Chuyên mục Đọc sách cùng Đoan Trang tuần này xin giới thiệu quyển sách "The End of History and
Trung Quốc nổi tiếng toàn thế giới với việc biến mình thành một “ốc đảo Internet”. Hệ thống tường lửa hiệu quả của họ, vốn được mệnh danh là “Vạn lý Tường lửa”, ngăn cách người Trung Quốc với những thông tin mà họ cho là “nhạy cảm” ở bên ngoài.
Google mở văn phòng ở Trung Quốc năm 2006 và nhanh chóng trở thành công cụ tìm kiếm được ưu thích ở đây. Họ nằm trong số ba công cụ tìm kiếm có thị phần lớn nhất, cùng với Baidu và Soso. Có thời điểm, họ nắm đến 36,2% thị phần tìm kiếm ở quốc gia đông dân này. Dĩ nhiên, đó là điều một chính phủ cấm đoán như Trung Quốc không thích. Ban đầu họ yêu cầu Google chặn một số từ khoá và gỡ bỏ một số thông tin nhạy cảm. Không chịu nổi “nhiệt” cùng những vụ tấn công của an ninh mạng Trung Quốc, Google quyết định rời bỏ thị trường đông dân nhất hành tinh này vào năm 2010.
Các công cụ mạng xã hội như Facebook, Youtube và Twitter cũng không có cửa vào được Trung Quốc. Người dùng nước này phải sử dụng các phần mềm đặc biệt để vượt qua bức “Vạn lý Tường lửa” do chính phủ dựng lên.
Còn các hoạ sĩ Trung Quốc và thế giới có cách phản ứng riêng với việc này.
Vạn lý Tường lửa (The Great Firewall), nhại lại tên của công trình Vạn lý Trường thành (The Great Wall)
Hai chiến sĩ an ninh mạng Trung Quốc nói chuyện với nhau: “Không… Không… Mày phải bỏ từ khoá ‘Làm thế nào để kiểm duyệt Google’ vào ngoặc kép mới được”.
– Người dùng Google China tìm kiếm từ khoá: “Kiểm duyệt Quảng trường Thiên An Môn”.
– An ninh Trung Quốc: Ý mày là “Kiểm dịch Thôn An Miên” ấy hả?
Tranh: mtholyoke.edu.
“Uh oh. Anh ta tìm kiếm từ khoá ‘nhân quyền’ quá nhiều lần”.
Tìm kiếm “Tự do” thì… coi chừng!
Tranh: Financial Times.
Vạn lý Tường lửa ngăn chặn mọi thứ nhạy cảm.
Và cuối cùng bạn chỉ còn thấy mỗi “bức tường” trên màn hình mà thôi.