Mời cộng tác: Chuyên mục Tôn giáo

Mời cộng tác: Chuyên mục Tôn giáo
Ảnh: HX.

Luật Khoa trân trọng mời các nhà báo, nhà nghiên cứu và những ai quan tâm tới vấn đề tôn giáo cộng tác với chúng tôi trong thời gian tới.

Sở dĩ Luật Khoa mở chuyên mục này vì nhận thấy tôn giáo có vai trò to lớn trong đời sống xã hội nhưng lại không được báo chí và giới nghiên cứu quan tâm đúng mức. Trong khi đó, hành lang pháp lý và chính sách tôn giáo của chính quyền lại chứa đựng rất nhiều điểm bất hợp lý, dẫn đến hiện tượng kỳ thị, phân biệt đối xử và đàn áp tôn giáo.

Cách nhìn nhận của người Việt Nam chúng ta về các vấn đề tôn giáo đang dựa trên nhiều định kiến thiếu căn cứ mà nếu tìm hiểu sâu hơn về tôn giáo, chúng ta có thể sẽ có cái nhìn chính xác hơn. Những định kiến này là mầm hoạ dẫn một xã hội đến xung đột dai dẳng và triệt tiêu những cơ hội hợp tác giữa các thành phần khác nhau. Chúng ta đã và đang thấy xung đột về tôn giáo gây ra những bất ổn lớn như thế nào trên thế giới. Chúng ta dĩ nhiên không muốn điều đó xảy ra ở Việt Nam. Nỗ lực xây dựng một xã hội Việt Nam tự do, bình đẳng và khoan dung không thể không tính đến tự do, bình đẳng và khoan dung về tôn giáo.

Vậy những ai có thể cộng tác với Luật Khoa?

Về cơ bản, bất kỳ ai có kiến thức và câu chuyện để kể đều có thể cộng tác. Chúng tôi khuyến khích những chuyên gia được đào tạo về thần học, các lãnh đạo tôn giáo, nhà hoạt động về quyền tôn giáo, những người có trải nghiệm liên quan đến tôn giáo, v.v. viết bài cộng tác.

Cộng tác viên có thể viết về những mảng đề tài cụ thể nào?

Luật Khoa quan tâm tới các mảng đề tài sau:

  • Lịch sử tôn giáo trên thế giới cũng như ở Việt Nam
  • Pháp luật quốc gia và quốc tế về tôn giáo
  • Các vụ án liên quan đến tôn giáo
  • Các nhân vật liên quan đến tôn giáo: Chúa, thánh thần, người truyền giáo, lãnh đạo tôn giáo, v.v.
  • Ảnh hưởng của tôn giáo đến chính trị, pháp luật
  • Xung đột tôn giáo
  • Vấn đề kỳ thị, phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo
  • Các kiến thức căn bản khác về tôn giáo

Thể loại bài viết nào phù hợp với Luật Khoa?

  • Bài giải thích, phân tích (tối đa 3.000 từ)
  • Bài tư liệu lịch sử (tối đa 3.000 từ)
  • Bài xã luận (tối đa 2.000 từ)
  • Phóng sự điều tra (tối đa 3.000 từ)
  • Câu chuyện cá nhân (tối đa 1.500 từ)

Dĩ nhiên, chúng tôi không cứng nhắc với giới hạn số từ kể trên. Bạn có thể viết nhiều hơn nếu thấy cần thiết.

Tiêu chí bài vở của Luật Khoa là gì?

Bạn có thể tham khảo các tiêu chí bài vở ở đây. Xin lưu ý, Luật Khoa không đăng bài viết mang tính truyền giáo.

Chế độ nhuận bút của Luật Khoa ra sao?

Nhuận bút tuỳ thuộc vào chất lượng, dung lượng, tính thời sự, mức độ dễ hiểu, lượng người đọc, v.v. Luật Khoa trả nhuận bút qua Paypal trong vòng một tuần kể từ khi bài được đăng hoặc được duyệt đăng.

Mức nhuận bút dao động từ 50 USD – 200 USD/bài đối với bài phân tích, tư liệu, xã luận. Với các câu chuyện cá nhân, nhuận bút dao động từ 20 – 50 USD.

Muốn gửi bài cho Luật Khoa thì làm thế nào?

Bạn có thể gửi bài vào địa chỉ email: tongiao@luatkhoa.org.

Ban biên tập sẽ trả lời bạn trong vòng 24 giờ (trừ thứ Bảy, Chủ nhật, ngày nghỉ lễ).

Rất mong nhận được bài cộng tác của bạn.

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.