Chủ nghĩa nào là điểm đến cuối cùng của nhân loại?
Chuyên mục Đọc sách cùng Đoan Trang tuần này xin giới thiệu quyển sách "The End of History and
Bạn đang đọc bài điểm tin hàng ngày của Luật Khoa. Bản tin này được cập nhật ba lần mỗi ngày, vào lúc 8:00, 13:00 và 18:00. Mọi ý tưởng, phản hồi xin gửi vào địa chỉ email bbt@luatkhoa.org.
Cập nhật lúc 18:00 – Giờ Việt Nam.
Cập nhật lúc 18:00 – Giờ Việt Nam.
Tờ Bloomberg hôm nay đưa tin về một nghiên cứu mới của Đại học Harvard (Mỹ), cho biết các nước trên thế giới có thể phải thực hiện các biện pháp hạn chế tiếp xúc xã hội ở những mức độ khác nhau cho tới tận năm 2022 để phòng trường hợp dịch bệnh bùng phát trở lại và tránh gây quá tải bệnh viện.
Dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp hạn chế tiếp xúc xã hội cùng một lúc sẽ làm cho tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.
Các nhà khoa học đưa ra hai dự báo. Một là nếu các biện pháp chống dịch hiện nay được thực hiện quyết liệt thì dịch bệnh có thể chấm dứt như dịch SARS năm 2003. Nhưng với quy mô dịch như hiện nay thì khả năng thứ hai dễ xảy ra hơn, đó là COVID-19 sẽ trở thành dịch bệnh theo mùa, giống như bệnh cúm mùa.
Cập nhật lúc 18:00 – Giờ Việt Nam.
Hôm nay, người Hàn Quốc đi bầu nghị sĩ Quốc hội giữa lúc dịch bệnh COVID-19 vẫn đang gây lo ngại ở nước này. Tuy vậy, tỷ lệ cử tri đi bầu vẫn lên tới gần 60%. Đảng cầm quyền của Tổng thống Moon Jae-in được dự kiến sẽ giữ được thế đa số trong Quốc hội, tờ Korea Times đưa tin.
Hàn Quốc là một trong những nước tổ chức bầu cử sớm nhất kể từ đầu đại dịch đến nay. Cử tri đi bầu phải tuân thủ các quy định phòng dịch chặt chẽ như giữ khoảng cách tối thiểu với người khác là 1m, rửa tay bằng cồn, v.v.
Đây được coi là một cuộc trưng cầu dân ý đối với uy tín của Tổng thống đương nhiệm Moon Jae-in sau hàng loạt biện pháp chống dịch thời gian qua. Nếu đảng ông mất thế đa số trong Quốc hội, ông gần như sẽ trở thành tổng thống “vịt què” trong nửa nhiệm kỳ còn lại.
Cập nhật lúc 18:00 – Giờ Việt Nam.
Một vấn đề “rất Mỹ”, như mô tả của CBS News trong một bản tin ra hôm 14/4. Dẫn số liệu từ các tổ chức vận động về an toàn học đường, CBS News cho biết tháng Ba vừa qua là tháng Ba đầu tiên kể từ gần 20 năm qua Mỹ không có vụ xả súng nào ở các trường học trên cả nước.
Mặc dù vậy, vẫn có bảy vụ xả súng ở các trường học xảy ra nhưng không được tính: bốn vụ là vô ý nổ súng, một vụ là người lớn bắn nhau ở sân vận động vào cuối tuần, và hai vụ còn lại không có học sinh nào có liên quan.
Lý do cũng dễ hiểu là hầu hết các trường học đã đóng cửa, học sinh phải học online trong một nỗ lực chống dịch COVID-19.
Súng ống là nguồn gây chết người cao thứ hai trong giới trẻ ở Mỹ, sau tai nạn xe cộ.
Cập nhật lúc 18:00 – Giờ Việt Nam.
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern nói quyết định giảm lương này sẽ kéo dài sáu tháng, trong bối cảnh số người chết vì COVID-19 ở nước này vẫn tiếp tục gia tăng, theo The Guardian.
“Nếu có bất kỳ lúc nào để thu hẹp khoảng cách giữa các nhóm xã hội có địa vị khác nhau ở New Zealand thì đó chính là lúc này. Tôi chịu trách nhiệm với nhánh hành pháp và đây là lúc chúng ta hành động. Đó là cách thể hiện tình đoàn kết trong lúc hoạn nạn ở New Zealand”, bà nói.
Với động thái này, lương bà sẽ giảm 47.104 đô-la NZ, lương phó thủ tướng giảm 33.473 đô-la NZ, còn lương các bộ trưởng sẽ giảm 26.900 đô-la NZ.
Cho đến nay, quốc đảo New Zealand đã có hơn 1.300 ca nhiễm; trong đó có 9 ca tử vong, tất cả đều là người già có tiền sử bệnh tật.
Cập nhật lúc 13:00 – Giờ Việt Nam.
Vài giờ sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố ông có “thẩm quyền tuyệt đối” trong việc dỡ lệnh phong tỏa và mở cửa nền kinh tế ở các bang, ông ngỏ ý rút lại tuyên bố này, theo AP.
Ông Trump nói ông sẽ để cho các thông đốc bang quyết định thời điểm và cách thức khôi phục các hoạt động ở bang họ. “Các thống đốc có trách nhiệm trong chuyện này”, ông phát biểu. “Họ phải lãnh trách nhiệm”.
Tuy vậy, ông không quên nhắc các thống đốc: “Các thống đốc sẽ phải rất, rất tôn trọng tổng thống”.
Động thái này của ông Trump diễn ra sau khi hàng loạt các thống đốc bang của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa tỏ ra phản đối tuyên bố “thẩm quyền tuyệt đối” của ông vì trái với Hiến pháp.
Cập nhật lúc 13:00 – Giờ Việt Nam.
Đầu tuần này, Bộ Ngân khố Mỹ đã yêu cầu các bộ phận kỹ thuật in tên Tổng thống Donald Trump lên tờ chi phiếu gửi cho người dân thuộc diện hỗ trợ trong đại dịch COVID-19. Khoảng 70 triệu người Mỹ sẽ nhận được chi phiếu này trong những ngày tới, với dòng chữ “President Donald J. Trump” (Tổng thống Donald J. Trump), tờ Washington Post đưa tin.
Việc này được cho là có thể trì hoãn thời gian gửi tiền cho người dân, bởi bộ phận kỹ thuật sẽ phải sửa lại các phần mềm in ấn, thử nghiệm phần mềm và làm thêm một số thao tác khác. Tuy vậy, Bộ Ngân khố Mỹ cho biết kế hoạch chuyển tiền vẫn đúng theo kế hoạch.
Ba quan chức giấu tên của chính quyền Trump cho Washington Post biết TT Trump từng đề nghị Bộ trưởng Ngân khố để cho ông ký tên vào các chi phiếu hỗ trợ này.
Thông thường, các khoản thanh toán mà chính phủ Mỹ gửi cho người dân đều do một công chức của Bộ Ngân khố ký, thay vì một quan chức chính trị, với hàm ý rằng khoản thanh toán đó không có tính chính trị. Do vậy, động thái in tên tổng thống lần này được cho là chưa có tiền lệ trong lịch sử Mỹ.
Cập nhật lúc 13:00 – Giờ Việt Nam.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói ông đã vận động được ba nước trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đồng ý ngừng bắn toàn cầu để tập trung chống đại dịch COVID-19, Reuters đưa tin.
Lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầu do Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đưa ra ngày 23/3, với lý do chiến tranh đang tàn phá hạ tầng y tế và làm giảm số lượng y bác sĩ vốn đã ít ỏi ở những nước có chiến tranh.
TT Macron cho biết ông đã vận động được Mỹ, Anh và Trung Quốc đồng ý với sáng kiến này. Thành viên duy nhất còn lại trong HĐBA có quyền phủ quyết là Nga.
“Tôi nghĩ chắc chắn là Tổng thống Putin sẽ đồng ý […]”, ông nói.
Việt Nam hiện là thành viên không thường trực của cơ quan quyền lực bậc nhất LHQ này. Tuy nhiên, năm thành viên thường trực nắm quyền phủ quyết mới thực sự có tiếng nói quyết định trong các vấn đề an ninh quốc tế.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Sau nhiều lần chỉ trích Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hôm thứ Ba (giờ Mỹ), sáng sớm nay giờ Việt Nam, Tổng thống Donald Trump đã chính thức tuyên bố tạm ngưng tài trợ cho WHO do cách tổ chức này ứng phó với đại dịch coronavirus, Reuters đưa tin.
Tuyên bố trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng, ông Trump nói WHO đã “thất bại trong cả cái nhiệm vụ cơ bản của họ và họ phải chịu trách nhiệm”. Ông cho rằng WHO đã giúp lan truyền thông tin sai sự thật của Trung Quốc về loại virus này.
Mỹ hiện là nước đóng góp nhiều nhất của WHO, với khoảng 400 triệu USD trong tổng ngân sách sáu tỷ USD cho năm tài khóa 2018-2019.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Bác sĩ Anthony Fauci, cố vấn y tế và là thành viên cốt cán của ban chỉ đạo chống COVID-19 của Nhà Trắng cho rằng việc dỡ lệnh phong tỏa và mở cửa trở lại nền kinh tế vào ngày 1/5 là “hơi lạc quan quá”, Reuters đưa tin.
Ông đồng tình với nhiều thống đốc bang rằng trước khi mở cửa trở lại thì ngành y tế phải có khả năng xét nghiệm virus nhanh chóng, cách ly các ca mới, và theo dõi được các trường hợp lây nhiễm.
“Chúng ta phải có gì đó hiệu quả để dựa vào đã, chúng ta chưa có đâu”, ông nói.
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump khuyến nghị hạn chế tiếp xúc xã hội tới cuối tháng Tư, và TT Trump thì gợi ý rằng ngày 1/5 là các công sở có thể mở cửa trở lại.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Người gần như chắc chắn sẽ giành được tấm vé tranh cử tổng thống của Đảng Dân chủ, Joe Biden, vừa có thêm một ủng hộ viên mới: cựu tổng thống Barack Obama, theo The Hill.
Ông Obama tuyên bố ủng hộ ứng cử viên Joe Biden một ngày sau khi cựu đối thủ của ông Biden là Bernie Sanders cũng ra mặt ủng hộ. Trong video của mình, ông Obama nói: “Joe có phẩm chất và kinh nghiệm để dẫn dắt chúng ta đi qua một trong những thời kỳ đen tối nhất này, và hàn gắn chúng ta bằng một quá trình tái thiết lâu dài. Và tôi biết ông ấy sẽ tập hợp quanh mình những người giỏi.”
Ông Obama, tổng thống Hoa Kỳ từ 2009 đến 2017, đã gần như im hơi lặng tiếng và giữ vai trò trung lập trong suốt kỳ bầu cử sơ bộ, khi các đảng viên Dân chủ cạnh tranh quyết liệt với nhau để giành tấm vé ứng cử viên.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Một nhân viên cũ của ứng cứ viên tổng thống Joe Biden đã tố cáo ông tấn công tình dục bà gần 30 năm trước, khi ông Biden còn là một thượng nghị sĩ, theo Reuters.
Bà Tara Reade đưa ra cáo buộc này trên hàng loạt báo lớn ở Mỹ, bao gồm cả New York Times và Washington Post. Bà nói ông Biden ghì bà vào tường và sờ soạng bên trong váy và áo của bà vào năm 1993. Tuần trước, bà chính thức nộp đơn tố cáo việc này lên cảnh sát Washington D.C, mặc dù thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đã qua.
Người phát ngôn của văn phòng tranh cử của ông Biden nói cáo buộc này là sai sự thật: “Ông [Biden] có niềm tin vững chắc rằng phụ nữ có quyền được lắng nghe – và được lắng nghe một cách tôn trọng.”
“Những cáo buộc như thế này cũng nên được báo chí độc lập thẩm định một cách kỹ càng. Điều rõ ràng là cáo buộc này không đúng sự thật. Điều này hoàn toàn chưa bao giờ xảy ra”, bà nói.
Một số nhân chứng là bạn và người thân của bà Reade xác nhận bà có nói cho họ những cáo buộc này vào thời điểm nó xảy ra (1993) và năm 2008. Ngoài bà Reade, còn có bảy người khác vào năm ngoái đã công khai nói rằng họ khó chịu với cách ông Biden ôm, hôn hoặc đụng chạm với họ, mặc dù không ai cáo buộc ông Biden tấn công tình dục.
Đương kim tổng thống Donald Trump cũng bị hơn 10 phụ nữ tố cáo tấn công tình dục nhưng ông đều phủ nhận các cáo buộc này.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Khảo sát mới nhất của Reuters/Ipsos cho thấy chỉ số tín nhiệm của ông Trump đã tăng lên 45% so với 40% của khảo sát tuần trước, và 48% tán thành cách ông phản ứng với đại dịch COVID-19, tăng 6 điểm so với tuần trước.
Trong khi đó, chỉ có 40% cử tri đã đăng ký nói sẽ bầu cho ông Trump vào ngày 3/11 tới, thấp hơn 5 điểm so với ông Biden. Ông Biden đã duy trì được lợi thế chênh lệch nhỏ so với ông Trump trong các khảo sát bốn tuần qua.
Khảo sát của Reuters/Ipsos có sai số là 4%. Có nhiều khảo sát khác nhau do các hãng điều tra thị trường và báo, đài tiến hành. Luật Khoa sẽ lựa chọn những khảo sát có uy tín từ những nguồn trung lập nhất có thể để đưa tin.