Chủ nghĩa nào là điểm đến cuối cùng của nhân loại?
Chuyên mục Đọc sách cùng Đoan Trang tuần này xin giới thiệu quyển sách "The End of History and
Một báo cáo điều tra mới đây tại Myanmar cáo buộc rằng nhiều ngân hàng, doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế có thể đang vô tình trực tiếp hay gián tiếp trợ giúp cho các hành vi giết hại thường dân và xâm phạm nhân quyền của quân đội Myanmar.
Vậy cụ thể thì luật pháp quốc tế nói gì về trách nhiệm hình sự của các doanh nghiệp và ngân hàng tư nhân?
Câu trả lời ngắn là có nói, nói nhiều, nhưng chỉ mới nói thôi chứ chưa thể… đánh.
Luật quốc tế có nhiều nguồn gốc, chủ yếu là các công ước, hiệp ước quốc tế giữa các nước, các thông lệ hay tập quán quốc tế, và các án lệ từ các tòa án quốc tế.
Một xuất phát điểm khả tín khi bàn về các tội hình sự được công nhận sâu rộng trong luật quốc tế là hiệp ước Quy chế Rome về Tòa Hình sự Quốc tế. Hiệp ước này thiết lập Tòa Hình sự Quốc tế (International Criminal Court), có hiệu lực từ năm 2002 và đã được 123 nước ký kết tham gia (không có Việt Nam và Myanmar).
Hiện nay luật quốc tế đã xác định được ba nhóm tội hình sự nghiêm trọng nhất: diệt chủng (genocide), các tội ác chiến tranh (war crimes) và các tội ác chống lại loài người (crime against humanity).
Khi xác định mức độ vi phạm vào ba nhóm tội nói trên, các tòa án thường chia ra làm hai mức:
Theo ngôn ngữ pháp lý, các hành vi vi phạm gián tiếp chính là các hành vi trực tiếp góp tay trợ giúp (aiding), hay động viên xúi giục (abetting), hay ở một mức nhẹ hơn là hỗ trợ (assist) hành vi vi phạm trực tiếp.
Trong lịch sử luật quốc tế, các doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp từng trợ giúp cho chính quyền Đức Quốc Xã trong các thảm họa diệt chủng thời Thế chiến II là những đối tượng đầu tiên phải ra tòa và bị tuyên án chịu trách nhiệm liên đới tới ba nhóm tội hình sự nghiêm trọng nhất.
Ví dụ, Bruno Tesch và Karl Weinbacher là hai bị cáo bị Tòa án Quân sự của quân đội Anh quốc kết án tử hình năm 1946 trong vụ án Zyklon B. Đây là hai nhân vật chủ chốt điều hành doanh nghiệp Tesch & Stabenow. Công ty này đã sản xuất và cung cấp cho phát xít Đức hóa chất Zyklon B, vốn được dùng trong các lò hơi ngạt đã giết hại hơn sáu triệu người Do Thái.
Tesch và Weinbacher bị các luật sư người Anh truy tố với cáo buộc rằng khi cung cấp Zyklon B cho phát xít Đức, hai bị cáo biết rõ hóa chất này đã được sử dụng để giết người hàng loạt trong các trại tập trung. Vì thế, hai bị cáo này có tội, cho dù họ chưa bao giờ tham gia lực lượng phát xít Đức, cũng như chưa bao giờ có mặt tại các trại tập trung nơi xảy ra các vụ thảm sát.
Với các bằng chứng và nhân chứng cụ thể (bao gồm nhiều nhân viên công ty Tesch & Stabenow), cả hai bị cáo bị kết án và xử tử bằng cách treo cổ vào năm 1946.
Vụ án Tesch và Weinbacher có thể xem là “án lệ” đầu tiên trong luật quốc tế về trách nhiệm liên đới của một doanh nghiệp trong một tội ác chiến tranh.
Sau vụ án đó, không có nhiều trường hợp thành công khi truy tố các doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp vì trách nhiệm liên đới trong các tội hình sự quốc tế nghiêm trọng.
Nguyên do là vì sau Thế chiến II không còn các tòa án quân sự – hay tòa án của “bên thắng cuộc” – vốn có thể thoải mái dùng sức mạnh quân đội để tự áp đặt quyền xét xử của nước họ lên các cá nhân và doanh nghiệp của các nước thuộc “bên thua cuộc”.
Trong một thế giới hậu Thế chiến tương đối hòa bình với các quốc gia có chủ quyền độc lập và các hệ thống trật tự quốc tế cụ thể tôn trọng chủ quyền độc lập (ví dụ như Liên Hợp Quốc hay các tòa án quốc tế như Tòa Hình sự Quốc tế), nhiệm vụ điều tra truy tố và xét xử các tội hình sự quốc tế nghiêm trọng dần dần được phân tán ra cho nhiều tổ chức, nhiều hệ thống tòa án khác nhau tại các vùng lãnh thổ khác nhau.
Các câu hỏi lớn nhất khi xử lý các cáo buộc tội hình sự quốc tế nghiêm trọng chính là:
Trả lời được hai câu hỏi đầu tiên thì sẽ suy ra được câu hỏi thứ ba. Tuy nhiên, ba câu hỏi này chỉ là “vòng gửi xe”.
Khi bàn về các cơ chế để truy tố và cưỡng ép xử phạt các doanh nghiệp trong luật quốc tế, giới chuyên gia hay dùng cụm từ “accountability mechanism”, tức là các cơ chế quy kết trách nhiệm.
Ở tầm quốc tế, không có nhiều lựa chọn cơ chế quy kết trách nhiệm doanh nghiệp.
Tòa Hình sự Quốc tế cùng Quy chế Rome là một lựa chọn. Tuy nhiên, lựa chọn này có nhiều hạn chế:
Việc thiếu vắng các cơ chế quy trách nhiệm dựa trên “luật cứng” (hard law) này dẫn đến việc phải phụ thuộc vào các cơ chế quy trách nhiệm dựa trên “luật mềm” (soft law).
Trong khi “luật cứng” đến từ các tòa án quốc tế thì “luật mềm” đến từ các tổ chức quốc tế. Các tổ chức quốc tế này không phải là các cơ quan lập pháp được các nước công nhận nên họ không thể “làm luật”. Họ cũng không phải tòa án để có thể “xử luật”.
Tuy nhiên, trong thẩm quyền tổ chức mình, họ có thể ban hành các nguyên tắc ứng xử (principles) hay các hướng dẫn (guidelines) cho các nước là thành viên trong tổ chức. Vì các nguyên tắc hay hướng dẫn này không có tính ràng buộc như luật nhưng vẫn có khả năng thúc ép hành vi ứng xử, nên chúng được xem là “luật mềm”.
Theo đó, các nước thành viên này ít ra phải chịu áp lực từ các tổ chức quốc tế trong việc đảm bảo các doanh nghiệp, doanh nhân của nước họ không trắng trợn đi ngược lại các “luật mềm” đó.
Có một vài bộ nguyên tắc và hướng dẫn ứng xử quốc tế có thể được vận dụng để quy kết trách nhiệm doanh nghiệp:
Các bộ nguyên tắc và hướng dẫn này có thể cung cấp một cơ chế để các tổ chức quốc tế và các quốc gia thành viên điều tra các hành vi vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp. Tuy vậy, chúng không đủ mạnh để có thể truy tố và cưỡng ép xử phạt trực tiếp các doanh nghiệp.
Trái với các cơ chế “ao làng” ở trên, các cơ chế “ao ta” tuy vòng vèo và bị giới hạn vào phạm vi lãnh thổ một địa phương nhất định nhưng vẫn là những lựa chọn khả dĩ và khá hiệu quả để thúc ép doanh nghiệp.
Thay vì chỉ thúc ép chung chung, hoàn toàn có thể ép một doanh nghiệp phải ngừng một hành vi phạm pháp, nếu hành vi phạm pháp đó gây ra hậu quả tài chính nghiêm trọng cho họ.
Các cơ chế quy kết trách nhiệm sau đây có thể giúp “đánh vào túi tiền” các doanh nghiệp:
Truy tố hình sự
Hoàn toàn có thể dựa vào luật hình sự của quốc gia nơi một doanh nghiệp đặt tổng hành dinh để quy kết trách nhiệm của doanh nghiệp đó.
Tuy nhiên, lựa chọn này có các trở ngại lớn:
Kiện dân sự
Trong một số trường hợp cụ thể, các đơn kiện dân sự có thể được tận dụng:
Định chế Tort là một mảng luật thường hay có ở các nước theo thông luật (common law) trên thế giới như Anh hay Mỹ, và ở một vài nước theo dân luật (civil law) như Đức. Mảng này liên quan đến các cáo buộc thiệt hại dân sự về quyền và tài sản khi mà các thiệt hại này không nằm trong phạm vi hợp đồng.
Trong Tort, bên đi kiện sẽ phải chứng minh rằng một doanh nghiệp đã cố tình, hay do sơ sẩy nghiêm trọng, gây ra thiệt hại đến quyền và tài sản của bên đi kiện như thế nào.
Cũng giống như với phương án truy tố hình sự, phương án kiện bằng Tort cũng phải giải quyết các khúc mắc pháp lý lớn về mức độ trách nhiệm dân sự của doanh nghiệp, và khả năng quy kết trách nhiệm dân sự nếu các hành vi gây thiệt hại diễn ra ở nước khác.
Theo một cách khá vòng vèo, một người tiêu dùng tại nước sở tại của một doanh nghiệp cũng có thể quy kết trách nhiệm cho doanh nghiệp bằng cách cáo buộc rằng doanh nghiệp đó đang… quảng cáo dối trá (false advertisement).
Một doanh nghiệp đa quốc gia hoàn toàn có thể tự làm truyền thông ở nước sở tại để xây dựng cho họ một hình ảnh thân thiện, luôn tôn trọng luật pháp và nhân quyền ở khắp mọi nơi trên thế giới. Nếu các chiêu trò đó thực ra là… rởm và chỉ nhằm che đậy các hành vi phạm pháp ở nước ngoài, một người tiêu dùng hoàn toàn có thể dùng luật bảo vệ người tiêu dùng để ít ra là buộc doanh nghiệp đó phải bẽ mặt và ngừng làm truyền thông “bẩn” ở nước sở tại.