Sư Thích Minh Đạo rời Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Chính quyền tiếp tục ngăn chặn Pháp Luân Công
Bản tin tôn giáo tháng 8/2024 có một số thông tin đáng chú ý sau.
Cơ hội tu luyện tại các đại học tại Úc, Thụy Sỹ, Phần Lan, Hà Lan và Thái Lan.
Nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực luật, nhân quyền và đang tìm kiếm cơ hội du học chuyên sâu, dưới đây là năm học bổng mà bạn không thể bỏ lỡ.
1/5
Australia Awards là học bổng do Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc trao cho sinh viên quốc tế, đặc biệt là các sinh viên đến từ các quốc gia đang phát triển ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Học bổng này dành cho bậc đại học và sau đại học tại các trường đại học của Úc.
Với học bổng Australia Awards, ứng viên Việt Nam có thể ứng tuyển vào chương trình thạc sĩ ngành luật nhân quyền (Master of Human Rights Law) tại Đại học Melbourne – trường đào tạo hàng đầu về luật tại Úc.
Học bổng sẽ tài trợ học phí toàn phần, vé máy bay khứ hồi, và các khoản sinh hoạt phí khác.
Hạn nộp hồ sơ cho sinh viên Việt Nam: 01/02/2021 – 30/04/2021.
Email liên lạc: info@australiaawardsvietnam.org.
2/5
Đại học Leiden mở ra cánh cửa bậc học thạc sĩ ngành luật nhân quyền châu Âu và quốc tế (European and International Human Rights Law). Trường cũng có chương trình học bổng dành cho các sinh viên quốc tế có thành tích học tập xuất sắc (Excellence Scholarship) theo học hai chương trình:
Có ba mức giá trị học bổng:
Hạn nộp hồ sơ: ngày 01/10/2021, cho chương trình học bắt đầu từ ngày 01/02/2022.
3/5
Nếu có ý định theo đuổi bậc cao học chuyên ngành luật nhân quyền, bạn có thể nộp đơn xin học bổng toàn phần hoặc bán phần tại Học viện Geneva (Thụy Sĩ).
Học viện Geneva hiện có các học bổng thạc sĩ luật (LLM) toàn phần cho các chương trình đào tạo:
Điều kiện ứng tuyển: Là công dân các quốc gia không thuộc khối EU (xem danh sách tại đây). Học bổng sẽ được trao dựa trên đánh giá kết quả học tập.
Thông tin về học bổng và cách thức nộp đơn có tại website của trường.
4/5
Tại Đại học Åbo Akademi, sinh viên quốc tế có thể nộp đơn theo học bậc thạc sĩ chuyên ngành luật quốc tế và nhân quyền. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ được trang bị đủ kiến thức để làm việc trong các tổ chức phi chính phủ quốc tế, các cơ quan hành chính công hay các tổ chức thực hành pháp lý liên quan đến nhân quyền.
Đại học Åbo Akademi tài trợ học bổng cho các ứng viên có nhu cầu. Trong đó:
Trường sẽ cấp học bổng dựa trên các tiêu chí:
Thời hạn ứng tuyển: từ ngày 01/06 – 15/06/2021.
Việc ứng tuyển diễn ra trực tuyến, thông qua hệ thống đăng ký của trường. Các ứng viên sẽ được thông báo kết quả vào đầu tháng 07/2021.
Thông tin chi tiết có tại website chính thức của chương trình.
5/5
Không cần phải đi đâu xa, các ứng viên từ Việt Nam có thể theo học chương trình thạc sĩ chuyên ngành nhân quyền và dân chủ hoá (APMA) tại Đại học Mahidol, Thái Lan.
APMA là chương trình đào tạo chuyên sâu kéo dài một năm, do Ủy ban châu Âu (EC) đồng tài trợ. Chương trình này cung cấp cho người học những kiến thức về vấn đề nhân quyền, dân chủ, hoà bình, và phát triển trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Bên cạnh đó, sinh viên theo học cũng có cơ hội chuyển tiếp đến một trong bốn trường đại học có liên kết với chương trình. Đó là Trường Luật Anteo de Manila (Philippines), Đại học Gadjah Mada (Indonesia), Trường Luật Kathmandu (Nepal), và Đại học Colombo (Sri Lanka).
Học bổng: Chương trình APMA trao 20 suất học bổng hàng năm cho các ứng viên quốc tế đến từ khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Học bổng sẽ hỗ trợ chi phí sinh hoạt, học phí, và chi phí đi lại trong suốt một năm học.
Thời gian nộp hồ sơ: 01/01/2021 – 31/03/2021.
Thông tin chi tiết về cách thức nộp hồ sơ và những yêu cầu ứng tuyển, các ứng viên có thể xem tại đây.
Email liên lạc: ihrpmhrd@mahidol.ac.th.
Thông tin được tổng hợp từ website của các trường đại học và tổ chức Human Rights Careers (HRC). HRC được thành lập vào năm 2015 với mục đích hỗ trợ các sinh viên, cựu sinh viên và các chuyên gia trong việc theo đuổi và phát triển chuyên môn trong lĩnh vực nhân quyền.