Đón đọc Luật Khoa tháng Tư – số báo đặc biệt về Việt Nam Cộng hòa

Đón đọc Luật Khoa tháng Tư – số báo đặc biệt về Việt Nam Cộng hòa

Tháng Tư năm 1975, khi đoàn quân từ miền Bắc tiến vào với kế hoạch “giải phóng” miền Nam, hàng triệu người từ miền Nam bắt đầu tìm cách bỏ chạy khỏi đất nước. Bằng mọi giá.

Vài chục ngày sau đó, 47 người Việt Nam cập bến Malaysia trên một chiếc thuyền, và trở thành những người đầu tiên mà thế giới sau này gọi là “thuyền nhân” (boat people).

Cuộc khủng hoảng thuyền nhân kéo dài suốt 20 năm sau đó là một phần lịch sử trôi nổi mà chính sử Việt Nam không nhắc tới. Nếu tìm kiếm từ khóa “thuyền nhân” lúc này, thứ bạn tìm thấy sẽ hoặc là các bài viết trên những trang tin bị chặn, hoặc là các bài viết trên báo chính thống, nhưng nằm trong mục “chống diễn biến hòa bình”. Cũng như Việt Nam Cộng hòa, những người dân ra đi năm ấy bị gắn liền với thế lực thù địch và chưa từng được chính quyền hiện tại công nhận.

Luật Khoa tạp chí – được đặt tên theo đại học đường vang bóng Sài Gòn một thời – đã viết về phần lịch sử bị chối bỏ này ngay từ những ngày đầu thành hình, với hy vọng mang đến một cách tiếp cận lịch sử công bằng và tôn trọng hơn.

Tháng Tư năm nay, chúng tôi thêm vào bộ sưu tập ấy một sản phẩm đặc biệt về thuyền nhân. Đây có thể được xem là sản phẩm đầu tiên bằng tiếng Việt mô tả đầy đủ diễn biến của một trong những cuộc khủng hoảng tị nạn dai dẳng nhất lịch sử, với những dữ liệu đáng tin cậy và hình ảnh minh họa đặc sắc.

Cùng với đó là những bài viết chuyên sâu về luật pháp đã làm nên thương hiệu của Luật Khoa tạp chí gần tám năm qua – với một diện mạo mới, thuận tiện cho việc tra cứu và lưu trữ.

Mời quý độc giả đón đọc ấn phẩm PDF Luật Khoa – Số tháng Tư 2022, phát hành online ngày 26/4/2022 với giá bán 5 USD. Toàn bộ số tiền thu được sẽ được dùng cho việc bảo tồn và lưu trữ tài liệu thời Việt Nam Cộng hòa, cùng với đó là tiếp tục đầu tư cho các nội dung chuyên sâu về chủ đề này.

Trong số này:

  • Thảm kịch thuyền nhân: 20 năm biển người giữa Biển Đông
  • 30/4: Xâm lược hay Giải phóng – Từ góc nhìn công pháp quốc tế
  • 1954 – 1975: Quốc tế đã công nhận hai nhà nước Việt Nam như thế nào
  • 4 nhân vật dân sự của Việt Nam Cộng hòa có thể bạn chưa biết
  • Việt Nam Cộng hòa có thật sự thất bại trong việc xây dựng nền pháp quyền?

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.