‘Vết sẹo và cái đầu hói’ - một quyển tiểu thuyết bàn về trí thức và quyền lực
‘Vết sẹo và cái đầu hói’ - một quyển tiểu thuyết bàn về trí thức và quyền lực0:00/335.
Ảnh hưởng rộng lớn nhưng thông tin lại nhỏ giọt.
Đầu tháng 6/2022, Ban Tôn giáo Chính phủ đã công bố hai dự thảo nghị định về quản lý tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam. [1]
Một dự thảo thay thế Nghị định 162/2017/NĐ-CP về thi hành Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2016. Dự thảo còn lại quy định xử phạt vi phạm hành chính về tín ngưỡng, tôn giáo.
Các dự thảo này không chỉ ảnh hưởng đến các tổ chức tôn giáo mà còn sẽ tác động đến hàng chục triệu tín đồ đang sinh hoạt trong các tổ chức tôn giáo.
Dù có mức độ ảnh hưởng rộng lớn, sau gần bốn tháng công bố, việc truyền thông về hai dự thảo này đến với công chúng vẫn rất chậm chạp và ở quy mô rất nhỏ.
Cho đến nay, chỉ có một trong bốn hội nghị của Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức để lấy ý kiến về dự thảo là có sự tham gia của các chức sắc tôn giáo.
Đó là hội nghị lấy ý kiến các chức sắc các tỉnh, thành miền Bắc được tổ chức vào ngày 28/7/2022, sau gần hai tháng công bố hai dự thảo. Các ý kiến được trích dẫn trong hội nghị này chỉ đến từ các chức sắc của bốn tôn giáo: Công giáo, Cao Đài, Phật Giáo và Tin Lành. [2]
Ba hội nghị góp ý còn lại, tổ chức vào các ngày 7/6/2022, 24/6/2022 và 9/8/2022, chỉ dành cho các cán bộ nhà nước liên quan, nhà khoa học và chuyên gia. [3] [4] [5]
Bên cạnh đó, vào tháng 7/2022, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức một hội nghị góp ý cho hai dự thảo. [6] Chưa có thông tin cho thấy những địa phương khác đã tổ chức các hội nghị tương tự.
Vào ngày 16/6/2022, Sở Nội vụ tỉnh Hà Nam tổ chức một hội nghị thảo luận về hai dự thảo này nhưng dường như chỉ có 6 cán bộ của sở ngồi thảo luận với nhau. [7]
Việt Nam có đến 16 tôn giáo chính thức với ít nhất 37 tổ chức tôn giáo được nhà nước công nhận. Chưa có hội nghị nào có sự góp mặt đầy đủ của các tổ chức tôn giáo. [8]
Sau gần bốn tháng công bố, thông tin về hai dự thảo này rất hiếm khi xuất hiện trên các tờ báo có tên tuổi. Không có tin nào về hai dự thảo trên các tờ báo có độ phổ biến rộng rãi như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, VnExpress.
Hầu hết các tin tức liên quan được đăng trên các tờ báo có mức độ phổ biến thấp hơn như: Báo Chính phủ, Luật sư Việt Nam, báo Thanh Tra, báo Nhân đạo, v.v.
Hãy xem các tờ báo nhà nước đã đưa tin như thế nào với từ khóa “dự thảo nghị định thay thế Nghị định 162/2017/NĐ-CP” trên ứng dụng Google.
Trong tháng 6/2022, có ba tờ báo đưa tin. Báo Chính phủ tóm tắt về hai quy định mới của dự thảo là sinh hoạt tôn giáo trực tuyến và sinh hoạt tôn giáo đối với người nước ngoài. [9] Hai tờ khác là báo Đồng Nai và báo Tài nguyên & Môi trường cùng đưa tin về một hội nghị liên quan đến hai dự thảo do Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức. [10] [11]
Đến tháng 7/2022, có ba tờ báo đưa tin. Báo Thanh Tra và báo Đại Đoàn Kết cùng đưa tin về hội nghị liên quan đến hai bản dự thảo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức. [12] [13] Báo Lao động Thủ đô thì đưa tin về hội nghị có sự góp mặt của các chức sắc do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức. [14]
Đến tháng 8/2022, hầu như không có tờ báo nào đưa tin hay phân tích về bản dự thảo.
Các tin tức liên quan đến dự thảo nghị định thứ hai về xử phạt hành chính về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo thì khả quan hơn một chút. Tìm kiếm trên Google với từ khóa “dự thảo nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo” sẽ có các kết quả sau:
Trong tháng 6/2022, có sáu tờ báo (Chính phủ, Văn hóa, Luật sư Việt Nam, Thời báo Tài chính, Nhân đạo, VietnamNet) thông tin một cách chung chung về hai dự thảo. [15] [16] [17] [18] [19] [20]
Đến tháng 7/2022, báo VietnamPlus đăng hai bài về dự thảo này, một bài nói về sự cần thiết của dự thảo, bài còn lại phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng về chủ trương quản lý nhà nước trong dự thảo. [21] [22] Báo VietnamNet cũng đăng một bài nói về sự cần thiết của dự thảo. [23]
Tháng 8/2022, chỉ có hai tờ báo thông tin về dự thảo. Báo Thanh Tra cũng lại nói về sự cần thiết của bản dự thảo. [24] Báo Đại biểu Nhân dân có bài phỏng vấn hai chức sắc, một của Phật giáo và một của Công giáo, cả hai đều là đại biểu Quốc hội. Nhìn chung, họ đều ủng hộ việc xử phạt hành chính trong tín ngưỡng, tôn giáo. [25]
Xét đến mức độ ảnh hưởng của hai dự thảo này cùng với nguồn lực lớn của các tờ báo nhà nước thì hiện nay việc thông tin về hai dự thảo vẫn ở quy mô rất nhỏ, không gây được chú ý. Không tờ báo nào đưa tin đa dạng các ý kiến của chức sắc về hai dự thảo cũng như so sánh với các quy định về tín ngưỡng, tôn giáo ở các nước khác.
Có thể bạn đã từng trải nghiệm việc bất thình lình có một nghị định hay thông tư nào đấy được ban hành mà bạn chưa kịp góp ý. Vì sao lại xảy ra hiện tượng này?
Hiện nay, quy trình ban hành các nghị định nhìn chung đều giống nhau về việc lấy ý kiến đóng góp, bất kể đó là nghị định về nội bộ cơ quan nhà nước hay có mức độ ảnh hưởng rộng rãi như về tôn giáo.
Vào ngày 2/6/2022, Bộ Nội vụ đã cho đăng tải hai bản dự thảo trên cổng thông tin điện tử của mình trong thời gian 60 ngày để tiếp nhận ý kiến. Với mức độ ảnh hưởng lớn của hai dự thảo, Bộ Nội vụ hoàn toàn có thể kéo dài thời gian tiếp nhận các ý kiến, nhưng lại chỉ cho phép góp ý trong khoảng thời gian ít nhất là 60 ngày theo quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 57, Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật). [26]
Một vấn đề khác là ngoài việc đăng tải thông tin để tiếp nhận ý kiến, Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cũng “thả cửa” cho các cơ quan soạn thảo tùy ý tổ chức cách thức thông tin, lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản. [27]
Khoản 2, Điều 57 của luật vừa nêu quy định: “Ngoài đăng tải để lấy ý kiến theo quy định tại khoản 1 Điều này, việc lấy ý kiến có thể thông qua hình thức lấy ý kiến trực tiếp, gửi dự thảo đề nghị góp ý kiến, tổ chức hội thảo, tọa đàm, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.” (tác giả nhấn mạnh nội dung in nghiêng)
Điều này cho thấy việc lấy ý kiến người chịu sự tác động trực tiếp của dự thảo nghị định được quy định rất sơ sài. Cơ quan soạn thảo có thể tùy ý chọn cách thức lấy ý kiến nào mà họ thấy phù hợp.
Những quy định này có lợi cho cơ quan nhà nước nhưng bất lợi cho người dân.
Mặt khác, không có một quy định nào về số lượng cũng như chất lượng tối thiểu của các hoạt động lấy ý kiến. Ví dụ như tối thiểu cần tổ chức bao nhiêu hội nghị, các hội nghị phải phân bố ở những vùng nào; hay việc thông tin qua các phương tiện truyền thông đại chúng cần đạt những kết quả nào, đăng trên những tờ báo có mức độ phổ biến ra sao.
Thiếu sự đóng góp đa dạng, đầy đủ của các bên liên quan cho phép chính quyền có cơ hội thông qua những quy định thiếu thực tế, phục vụ cho nhu cầu quản lý của mình, thậm chí là những quy định mang tính kiểm soát, hạn chế quyền lợi của người dân.
Vào tháng 11/2020, Điều 34 của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo về việc bầu cử, suy cử, bổ nhiệm chức sắc đã khiến Tổng Liên hội Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) phải hoãn việc tổ chức đại hội đồng giáo phẩm. [28] Do điều luật này yêu cầu tổ chức tôn giáo phải để Ban Tôn giáo Chính phủ duyệt qua danh sách những người sẽ được bầu cử, suy cử, bổ nhiệm vào các chức vụ.
Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2016 chứa rất nhiều quy định kiểm soát chặt chẽ các hoạt động nội bộ của các tổ chức tôn giáo. Các chức sắc, chức việc phải xin phép chính quyền trước khi tiến hành bất kỳ sự thay đổi nào bên trong tổ chức của mình.
Nếu hai bản dự thảo nghị định về tôn giáo được thông qua, chính quyền sẽ có công cụ sắc bén hơn để kiểm soát các tổ chức tôn giáo. Khi đó, cơ quan nhà nước sẽ trở thành “cơ quan chủ quản” của các tổ chức tôn giáo.
1. Dự thảo 2 Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực TNTG - Tin hoạt động của Ban Tôn giáo Chính phủ | Ban Tôn giáo Chính Phủ. (2022, June 1). Retrieved September 22, 2022, from http://btgcp.gov.vn/tin-hoat-dong-cua-ban-ton-giao-chinh-phu/du-thao-2-nghi-dinh-quy-dinh-chi-tiet-mot-so-dieu-va-bien-phap-thi-hanh-luat-tin-nguong-ton-giao-nghi-dinh-quy-dinh-xu-phat-vphc-trong-linh-vuc-tntg-postvmWXKA4V.html
2. Xin ý kiến chức sắc, chức việc các tỉnh thành phía Bắc về hai dự thảo Nghị định liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo. (2022, July 29). BTGCP. Retrieved September 22, 2022, from https://web.archive.org/web/20220921140619/http://btgcp.gov.vn/tin-hoat-dong-cua-ban-ton-giao-chinh-phu/xin-y-kien-chuc-sac-chuc-viec-cac-tinh-thanh-phia-bac-ve-hai-du-thao-nghi-dinh-lien-quan-den-tin-nguong-ton-giao-postZm8QMB4r.html
3. Lấy ý kiến dự thảo hai nghị định thay thế Nghị định 162/2017/NĐ-CP. (2022, June 8). BTGCP. Retrieved September 22, 2022, from https://web.archive.org/web/20220921140802/http://btgcp.gov.vn/tin-hoat-dong-cua-ban-ton-giao-chinh-phu/lay-y-kien-du-thao-hai-nghi-dinh-thay-the-nghi-dinh-1622017nd-cp-post6qozwlpZ.html
4. Hội nghị xin ý kiến dự thảo 02 Nghị định thay thế Nghị định số 162/2017/NĐ-CP và dự thảo 02 Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực. (2022, June 27). Ban Tôn Giáo Chính Phủ. Retrieved September 22, 2022, from https://web.archive.org/web/20220921140831/http://btgcp.gov.vn/tin-hoat-dong-cua-ban-ton-giao-chinh-phu/hoi-nghi-xin-y-kien-du-thao-02-nghi-dinh-thay-the-nghi-dinh-so-1622017nd-cp-va-du-thao-02-nghi-dinh-quy-dinh-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-trong-linh-vuc-postvmWXgE4V.html
5. Hội nghị góp ý kiến đối với 02 Dự thảo Nghị định về tín ngưỡng, tôn giáo. (2022, August 9). Ban Tôn Giáo Chính Phủ. Retrieved September 22, 2022, from https://web.archive.org/web/20220921140944/http://btgcp.gov.vn/tin-hoat-dong-cua-ban-ton-giao-chinh-phu/hoi-nghi-gop-y-kien-doi-voi-02-du-thao-nghi-dinh-ve-tin-nguong-ton-giao-post0qzEgypZ.html
6. Đô B. D. B. L. Đ. T. (2022, July 19). Góp ý dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. Báo Lao Động Thủ Đô. Retrieved September 22, 2022, from https://web.archive.org/web/20220921141007/https://laodongthudo.vn/gop-y-du-thao-nghi-dinh-quy-dinh-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-trong-linh-vuc-tin-nguong-ton-giao-143311.html
7. Sở Nội vụ tỉnh Hà Nam tổ chức Hội nghị thảo luận tham gia dự thảo nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo và sửa đổi, bổ sung Nghị định 162/2017/NĐ-CP. (n.d.). Retrieved September 22, 2022, from https://web.archive.org/web/20220921141308/https://snv.hanam.gov.vn/Pages/so-noi-vu-tinh-ha-nam-to-chuc-hoi-nghi-thao-luan-tham-gia-du-thao-nghi-dinh-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-trong-linh-vuc-ti.aspx
8. Danh mục các tổ chức tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo. (2021, August 25). Ban Tôn Giáo Chính Phủ. Retrieved September 22, 2022, from http://btgcp.gov.vn/tin-thong-bao/danh-muc-cac-to-chuc-ton-giao-to-chuc-duoc-cap-chung-nhan-dang-ky-hoat-dong-ton-giao-postrpYMkEpz.html
9. Đề xuất bổ sung quy định hoạt động tôn giáo bằng hình thức trực tuyến. (2022b, June 2). Báo Chính Phủ. Retrieved September 22, 2022, from https://web.archive.org/web/20220921141308/https://baochinhphu.vn/de-xuat-bo-sung-quy-dinh-hoat-dong-ton-giao-bang-hinh-thuc-truc-tuyen-102220602160913199.htm
10. Nhiều ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. (n.d.). Báo Đồng Nai. Retrieved September 22, 2022, from https://web.archive.org/web/20220921141845/http://www.baodongnai.com.vn/tintuc/202206/nhieu-y-kien-dong-gop-cho-du-thao-nghi-dinh-ve-linh-vuc-tin-nguong-ton-giao-3122361/
11. Việt T. (2022, June 16). Lấy ý kiến thay thế 2 Nghị định về tôn giáo, tín ngưỡng. Dân Tộc - Tôn Giáo - Báo Tài Nguyên & Môi Trường. Retrieved September 22, 2022, from https://web.archive.org/web/20220921141925/https://dttg.baotainguyenmoitruong.vn/lay-y-kien-thay-the-2-nghi-dinh-ve-ton-giao-tin-nguong-340967.html
12. Sửa đổi một số bất cập tại Nghị định số 162 trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo là cần thiết. (2022, July 16). Báo Thanh Tra. https://web.archive.org/web/20220921143441/https://thanhtra.com.vn/phap-luat/hoan-thien-the-che/sua-doi-mot-so-bat-cap-tai-nghi-dinh-so-162-trong-linh-vuc-tin-nguong-ton-giao-la-can-thiet-199545.html
13. Góp ý một số quy định trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. (2022b, July 15). Retrieved September 22, 2022, from https://web.archive.org/web/20220921143434/http://daidoanket.vn/gop-y-mot-so-quy-dinh-trong-linh-vuc-tin-nguong-ton-giao-5691397.html
14. Xem [6].
15. VPHC trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo bị phạt tới 60 triệu đồng. (2022, March 6). Báo Chính Phủ. https://web.archive.org/web/20220921144141/https://baochinhphu.vn/vphc-trong-linh-vuc-tin-nguong-ton-giao-bi-phat-toi-60-trieu-dong-102220603160337057.htm
16. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo sẽ bị phạt tới 60 triệu đồng. (n.d.). Báo Văn Hóa. Retrieved September 22, 2022, from https://web.archive.org/web/20220921144236/http://baovanhoa.vn/van-hoa/chinh-sach-quan-ly/artmid/568/articleid/53460/vi-pham-hanh-chinh-trong-linh-vuc-tin-nguong-ton-giao-se-bi-phat-toi-60-trieu-dong
17. Tổ chức vi phạm hành chính lĩnh vực tôn giáo bị phạt tối đa 60 triệu đồng. (n.d.). Tạp Chí Điện Tử Luật Sư Việt Nam - Cơ Quan Của Liên Đoàn Luật Sư Việt Nam. Retrieved September 22, 2022, from https://web.archive.org/web/20220921144210/https://lsvn.vn/to-chuc-vi-pham-hanh-chinh-linh-vuc-ton-giao-bi-phat-toi-da-60-trieu-dong1654311134.html
18. Hà Anh. (2022, June 6). Tổ chức vi phạm hành chính lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo bị phạt tối đa 60 triệu đồng. Chuyên Trang Dân Tộc - Tôn Giáo. Retrieved September 22, 2022, from https://web.archive.org/web/20220921144428/https://dttg.thoibaotaichinhvietnam.vn/to-chuc-vi-pham-hanh-chinh-linh-vuc-tin-nguong-ton-giao-bi-phat-toi-da-60-trieu-dong-106428.html
19. NL. (2022, June 5). Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. Tạp Chí Nhân Đạo - Cơ Quan Ngôn Luận Của Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam. Retrieved September 22, 2022, from https://web.archive.org/web/20220921144432/https://www.nhandaoonline.vn/du-thao-nghi-dinh-quy-dinh-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-trong-linh-vuc-tin-nguong-ton-giao-a16614.html
20. VietNamNet News. (2022, August 9). Vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo bị phạt tới 60 triệu đồng. Retrieved September 22, 2022, from https://web.archive.org/web/20220921144558/https://vietnamnet.vn/vi-pham-hanh-chinh-trong-linh-vuc-tin-nguong-ton-giao-bi-phat-toi-60-trieu-dong-2047738.html
21. Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: Xử phạt chủ yếu là răn đe. (2022, July 19). VietnamPlus. https://web.archive.org/web/20220921144821/https://www.vietnamplus.vn/bao-dam-quyen-tu-do-tin-nguong-ton-giao-xu-phat-chu-yeu-la-ran-de/806282.vnp
22. Chu Thanh Vân (TTXVN/Vietnam+). (2022, July 19). Nâng cao trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân tôn giáo | Chính trị | Vietnam+ (VietnamPlus). VietnamPlus. Retrieved September 22, 2022, from https://web.archive.org/web/20220921144821/https://www.vietnamplus.vn/nang-cao-trach-nhiem-cua-cac-to-chuc-va-ca-nhan-ton-giao/806284.vnp
23. VietNamNet News. (2022a, July 25). Thêm chế tài xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Retrieved September 22, 2022, from https://web.archive.org/web/20220921144837/https://vietnamnet.vn/them-che-tai-xu-ly-vi-pham-phap-luat-ve-tin-nguong-ton-giao-2041277.html
24. Nâng cao trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân tôn giáo. (2022, August 4). Thanh Tra. Retrieved September 22, 2022, from https://web.archive.org/web/20220922013411/https://thanhtra.com.vn/dan-toc-ton-giao/ton-giao/nang-cao-trach-nhiem-cua-cac-to-chuc-va-ca-nhan-ton-giao-200264.html
25. Thủy L. T. (2022, August 15). Bảo vệ sự trong sáng của niềm tin, tín ngưỡng, tôn giáo. Báo Đại Biểu Nhân Dân. Retrieved September 22, 2022, from https://web.archive.org/web/20220922013446/https://daibieunhandan.vn/van-hoa/bao-ve-su-trong-sang-cua-niem-tin-tin-nguong-ton-giao-i297954/
26. Luật Ban hành Văn bản Quy phạm Pháp luật. (2015, June 22). Thư Viện Pháp Luật. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Luat-ban-hanh-van-ban-quy-pham-phap-luat-2015-282382.aspx
27. Xem [26].
28. Phương, T. (2021, July 10). Tôn giáo tháng 11/2020: Tổng giáo phận Sài Gòn kiện chính quyền TP. Hồ Chí Minh. Luật Khoa Tạp Chí. Retrieved September 22, 2022, from https://luatkhoa.org/2020/12/ton-giao-thang-11-2020-tong-giao-phan-sai-gon-kien-chinh-quyen-tp-ho-chi-minh/