‘Vết sẹo và cái đầu hói’ - một quyển tiểu thuyết bàn về trí thức và quyền lực
‘Vết sẹo và cái đầu hói’ - một quyển tiểu thuyết bàn về trí thức và quyền lực0:00/335.
Tiêu chuẩn kép của châu Âu trong mối quan hệ lợi ích với Việt Nam?
Là một quốc gia bị xem là thiếu dân chủ, Việt Nam thường bị chỉ trích gay gắt về các vấn đề liên quan đến nhân quyền của mình bởi các tổ chức xã hội dân sự và bởi thành viên của Nghị viện châu Âu (EP). [1] Mặc dù vậy, Liên minh châu Âu (EU) lại là một trong những đồng minh công nghiệp quan trọng và thân thiết nhất của Việt Nam. Gần đây, họ đã ký kết hai hiệp định thương mại quan trọng với Việt Nam, bao gồm Hiệp định Thương mại tự do (FTA) và Hiệp định Đối tác tự nguyện (VPA) về thực thi Luật Lâm nghiệp, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản.
Ủy ban châu Âu (EC) cho rằng các hiệp định thương mại giữa EU và Việt Nam là minh họa điển hình cho chính sách thương mại tạo nên “động lực của sự tốt đẹp”. Theo họ, chính sách này không những mang lại lợi ích kinh tế mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững, vấn đề nhân quyền, hoạt động thương mại công bằng và đạo đức, cũng như góp phần đấu tranh chống tham nhũng tại Việt Nam.
Tuy nhiên, các hiệp định thương mại gần đây bị giám sát chặt chẽ hơn bởi Nghị viện châu Âu so với các hiệp định được ký kết giữa EU và Việt Nam trước năm 2015 bởi những lo ngại về vấn đề nhân quyền ngày càng tăng cao.
Trong bài viết này, người viết xin giới thiệu đến bạn đọc một nghiên cứu “mới ra lò” có tên gọi “‘A Force for Good’: The Narrative Construction of Ethical EU-Vietnam Trade Relations” của hai tác giả Camille Nessel và Elke Verhaeghe, được đăng tải trên tạp chí The Journal of Common Market Studies. [2]
Trong nghiên cứu, các tác giả cho rằng để nhận được sự đồng thuận của Nghị viện châu Âu, cũng như để thuyết phục đại chúng châu Âu thấy rằng ký kết các hiệp định thương mại thân thiết với Việt Nam là hợp lý, Ủy ban châu Âu đã tạo dựng ra một “câu chuyện về sự thay đổi” để trình diễn cho khán giả châu Âu thông qua việc viện dẫn đến hai khung mẫu hệ tư tưởng cơ bản: “tân tự do” và “phát triển”.