Chủ nghĩa nào là điểm đến cuối cùng của nhân loại?
Chuyên mục Đọc sách cùng Đoan Trang tuần này xin giới thiệu quyển sách "The End of History and
Thu nạp hay cưỡng chế tùy thuộc vào năng lực của bộ máy quan liêu.
Các tôn giáo có tính tổ chức xuất hiện từ giai đoạn Đông Dương thuộc Pháp đã vượt qua nhiều sóng gió và những mối đe dọa sống còn để tồn tại đến ngày nay. Tôn giáo thường bị xem là định chế nắm giữ quyền lực xã hội khổng lồ nên chúng ít nhiều khiến các chế độ toàn trị ở cả Việt Nam, Lào và Campuchia phải dè chừng, ngay cả khi các cuộc chiến tranh chấm dứt.
Nửa sau thế kỷ 20 của giai đoạn Đông Dương thuộc Pháp là thời kỳ xảy ra những cuộc chiến khốc liệt. Có thể kể đến cuộc nội chiến đẫm máu ở Lào (1959 - 1975), nạn diệt chủng ở Campuchia (1975 - 1979) và hai cuộc chiến tranh lớn chống Pháp và Mỹ ở Việt Nam (1946 - 1975). Các cuộc chiến này không những gây ra nỗi kinh hoàng chưa từng thấy đối với người dân của từng quốc gia, chúng còn làm thay đổi vĩnh viễn bản chất của mối quan hệ nhà nước – xã hội.
Năm 1975 là dấu mốc quan trọng trong việc tìm hiểu quỹ đạo chung trong mối liên hệ giữa chế độ và tôn giáo ở các quốc gia này. Đây là thời điểm các chế độ cộng sản nắm quyền chính trị tại ba nước Đông Dương và chính thức đủ khả năng đặt ra các chính sách nhằm vô hiệu hóa mối đe dọa từ các tôn giáo có tính tổ chức đến quyền lực chính trị của họ.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc các chính sách tôn giáo của ba quốc gia này sẽ giống nhau về mặt hình thức lẫn hiệu quả.
Kinh nghiệm thời chiến, hệ thống nhà nước và văn hóa quan liêu kế thừa trong lịch sử, v.v. của mỗi quốc gia tạo nên những thế mạnh và cả yếu điểm tương đối khi họ “đối phó” với tôn giáo. Từ đó, khả năng kiềm chế sức ảnh hưởng của các tôn giáo có tổ chức ở từng nhà nước cũng khác nhau một cách đáng kể.
Nhìn tổng quan, dù chế độ cai trị tại các quốc gia này đều cùng theo đuổi một cam kết giống nhau là giảm bớt năng lực tổ chức và sự thu hút mang tính biểu tượng của tôn giáo bên trong quốc gia mình, nhưng sự khác biệt về sức mạnh và truyền thống của bộ máy nhà nước được xem là lý do thuyết phục nhất để giải thích tại sao hai quốc gia Lào và Campuchia với bộ máy quan liêu/ hành chính yếu kém thì sẽ lưỡng lự giữa việc đồng thuận và cưỡng chế đối với tôn giáo có tổ chức. Trong khi đó, Việt Nam lại có thể thỏa hiệp và giám sát hệ thống phân cấp tôn giáo thông qua mô hình giáo hội dưới sự quản lý của nhà nước, tương tự Đảng Cộng sản Trung Quốc.