Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ: Tù nhân ngoài nhà lao

Giữa các nhà sư luôn có những thái độ khác nhau trước thời cuộc. Nhưng sau cùng, chỉ những ai đủ dũng cảm, kiên định và chính trực mới được nhắc đến đời đời.

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ: Tù nhân ngoài nhà lao
Ảnh gốc: Tuesy.net. Đồ họa: Tùy Phong/ Luật Khoa.

Đầu năm 1964, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được thành lập tại Sài Gòn. Hơn mười giáo phái, hội đoàn Phật giáo của miền Nam lần đầu tiên cùng đứng chung trong một giáo hội.

Cũng trong năm 1964, một nhà sư 19 tuổi, vừa tốt nghiệp Cao đẳng Phật học Sài Gòn, hăm hở đặt những bước chân đầu tiên của mình trên con đường nghiên cứu, giảng dạy đạo Phật, và cả sáng tác thơ văn, triết học.

Nhưng chỉ hơn mười năm sau, sự tự do của đạo Phật kết thúc khi chính quyền Việt Nam Cộng hòa sụp đổ. Nhà sư ấy cũng như những nhà sư kiên định bảo vệ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất có chung một số phận: bị đàn áp và tù đày. Nhà sư ấy là Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ.

Viện Đại học Vạn Hạnh trước năm 1975. Nguồn ảnh: Hội đồng Hoằng Pháp.

Mặt trời sau vũng máu

Phật giáo ở Việt Nam hiện nay có hai giáo hội. Một là Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) được thành lập vào năm 1981, giáo hội này cho chính quyền thành lập để kiểm soát Phật giáo. Hai là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) được thành lập vào năm 1964. Giáo hội này không được chính quyền Việt Nam công nhận từ khi GHPGVN ra đời.

Vì sao các nhà sư GHPGVNTN vừa không được công nhận, vừa bị đàn áp liên tục mà vẫn bảo vệ giáo hội? Một nửa câu trả lời nằm ở lịch sử.

Đăng ký để đọc tiếp

Đăng ký ngay để đọc toàn văn bài viết này và truy cập tất cả các bài dành cho thành viên miễn phí (gói Free).

Đăng ký
Đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.