Henry Kissinger và “hội chứng nhược tiểu” trước Trung Hoa

Người bạn lâu năm của Trung Quốc.

Henry Kissinger và “hội chứng nhược tiểu” trước Trung Hoa
Đồ họa: Tùy Phong/ Luật Khoa.

Henry Kissinger là một trong những nhà ngoại giao nổi tiếng (và khét tiếng) nhất của Hoa Kỳ hiện đại, với một di sản ngoại giao gây nhiều tranh cãi. Đối với một số người, Kissinger là một tên đồ tể, kẻ đứng sau chính sách can thiệp hung hăng của Hoa Kỳ trong một khoảng thời gian dài ở nhiều châu lục. Đối với một số khác, Kissinger là một nhà ngoại giao tài ba, có kỹ thuật, thực hiện đúng nghĩa vụ “Hoa Kỳ trên hết” và đã làm hết mình vì lợi ích Hoa Kỳ. 

Tuy nhiên, cả hai góc nhìn yêu ghét trên vẫn còn mang đậm cảm tính chính trị, vốn không nhất thiết phải loại trừ lẫn nhau. Bài viết này, tiếp nối một số quan điểm đã được nêu lên trước đó, cùng với các thông tin của chính Kissinger rút ra từ tác phẩm “Về Trung Hoa” (tựa gốc: On China) xuất bản năm 2011, muốn chỉ ra rằng ngay cả khi nếu chúng ta nói về năng lực và tầm nhìn, Kissinger không đạt đến được hình ảnh mà nhiều người xây dựng về ông. [1]

***

Những điều vừa nói bên trên được thể hiện rõ qua tư tưởng và các suy nghĩ của Kissinger, đặc biệt là trong quyển sách Về Trung Hoa, nặng đến mức người viết tự đặt tên cho nó là “Hội chứng Trung Hoa” trong tư tưởng của Kissinger. 

Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger gặp Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai trong chuyến thăm đến nước này vào năm 1971. Nguồn ảnh: AP Photo.

Về Trung Hoa không phải là một tác phẩm tệ, cũng không phải không có một nền tảng vững chắc về lý luận hay phương pháp. Tác giả của cuốn sách là người có kinh nghiệm hoạt động chính trị trong gần một thập niên, và có nguồn lực khổng lồ để tuyển các ghost writer (người viết thuê ẩn danh) tốt nhất có thể. Với hơn 500 trang sách, người viết tin rằng sẽ có rất nhiều thông tin thú vị để độc giả thẩm thấu, chiêm nghiệm.

Ở các phần đầu sách, chúng ta nhận thấy một Kissinger nhạy cảm và nhiều chiều. 

Ông cho rằng mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không nên là một cuộc đua về không. Đây là một quan sát có tính toán và có nền tảng lịch sử. Theo Kissinger, khi nhìn lại hai cuộc thế chiến, ta thấy gốc gác nằm ở quá trình tranh giành vị thế bá quyền giữa Anh và Đức. Ông đưa ra các dẫn chứng cho rằng người Anh đã nhìn sự trỗi dậy của Đức và sự xung đột của hai quốc gia trong tương lai là một điều không thể tránh khỏi. Ngay từ những năm 1907, Văn phòng Đối ngoại Anh (British Foreign Office) đã xem những cam kết hòa bình từ Đức là không giá trị. 

“Tính khủng hoảng của hệ thống vốn đã nằm ngay trong bản chất của cấu trúc của nó,” có thể nói là một quan sát chuyên sâu trong quyển Về Trung Hoa

Cách tiếp cận ban đầu của Kissinger về Trung Quốc cũng không phải là vô lý. 

Đăng ký để đọc tiếp

Đăng ký ngay để đọc toàn văn bài viết này và truy cập tất cả các bài dành cho thành viên miễn phí (gói Free).

Đăng ký
Đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.