Cộng hòa Séc đã cải cách hiến pháp như thế nào

Nhìn người, ngẫm ta.

Cộng hòa Séc đã cải cách hiến pháp như thế nào
Người biểu tình trong Cách mạng Nhung năm 1989 ở Praha, Tiệp Khắc. Ảnh: Peter Turnley.
💡
Bài viết này nằm trong số báo đặc biệt "Cảm hứng Cộng hòa Séc" của Luật Khoa tạp chí, phát hành ngày 26/12/2023. Toàn bộ kinh phí sản xuất số báo này do Bộ Ngoại giao Cộng hòa Séc tài trợ.

Không có gì phải nghi ngờ: mọi tiến trình dân chủ hoá đều gắn với một công cuộc cải cách hiến pháp, thường là dài hơi.

Thậm chí, sửa đổi hiến pháp còn thường được coi là khởi đầu của một tiến trình dân chủ hóa. Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các nhà đấu tranh chính trị Việt Nam đòi Đảng Cộng sản bãi bỏ Điều 4 Hiến pháp để mở đường cho dân chủ hoá. Mặc dù không nhất thiết phải làm như vậy thì mới bắt đầu dân chủ hóa được - như Luật Khoa từng phân tích, đó vẫn là một đòi hỏi chính đáng. [1]

Đòi hỏi chính đáng đó phần nào đến từ kinh nghiệm của nước Tiệp Khắc cộng sản cũ.

“Điều 4”

Ngày 28/11/1989, tức là ngày thứ mười hai của phong trào biểu tình đòi dân chủ ở Tiệp Khắc - hay còn gọi là “Cách mạng Nhung" - một sự kiện trọng đại đã diễn ra: Chính quyền Tiệp Khắc tuyên bố chấm dứt chế độ chính trị một đảng và sẽ lập chính phủ mới với nhiều đảng phái tham gia. [2]

Một ngày sau, Quốc hội Liên bang thông qua Đạo luật Hiến pháp số 135/1989 để sửa Hiến pháp 1960, bãi bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc. [3]

Điều khoản bị bãi bỏ ấy ghi như thế này: [4]

Đăng ký để đọc tiếp

Đăng ký ngay để đọc toàn văn bài viết này và truy cập tất cả các bài dành cho thành viên miễn phí (gói Free).

Đăng ký
Đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.