‘Vết sẹo và cái đầu hói’ - một quyển tiểu thuyết bàn về trí thức và quyền lực
‘Vết sẹo và cái đầu hói’ - một quyển tiểu thuyết bàn về trí thức và quyền lực0:00/335.
Vào ngày 7/2/2024, chính quyền tỉnh Sóc Trăng tuyên phạt ông Danh Minh Quang (ngụ xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên), một tín đồ theo Phật giáo Khmer mức án 3 năm 6 tháng tù về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân". [1]
Theo chính quyền, ông Quang đăng tải, chia sẻ, phát trực tiếp những nội dung vi phạm pháp luật trên Facebook cá nhân.
Ông Quang bị khởi tố hồi tháng 7/2023. Cùng bị bắt với ông Quang còn có hai ông Thạch Chương và Tô Hoàng Chương. Sau hơn sáu tháng bị bắt giữ, đến nay chính quyền mới đưa ông Quang ra xét xử. Trước đó, tháng 3/2023, chính quyền tỉnh Sóc Trăng thẩm vấn ông Quang và nhóm phật tử Khmer bản địa do mặc áo thun in cờ Liên đoàn Campuchia Khmer Krom khi tham dự lễ kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 ở tỉnh Trà Vinh. [2]
Được biết, ông Quang thường đăng bài liên quan đến quyền của người bản địa và quyền tự do hoạt động của Phật giáo Khmer Krom.
Sau khi ông Quang bị kết án, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) phản đối và cho rằng đây là hành động trả thù của chính quyền. [3] Theo đó, hiện nhiều người Khmer tại Việt Nam và ở Campuchia vẫn cho rằng vùng đất Nam kỳ là của họ. Vì vậy, họ thường biểu tình đòi lại đất cũng như tranh đấu quyền của người bản địa.
Để dập tắt mâu thuẫn này, chính quyền Việt Nam có những chính sách đặc biệt đối với cộng đồng người Khmer. Nhiều tín đồ Phật giáo Khmer vượt biên qua Campuchia vì họ cho rằng đã bị đàn áp và phân biệt đối xử từ các chính sách này. [4]
Đọc thêm: Mảnh tối trên chiếc áo màu nghệ tây của Phật giáo Khmer tại Việt Nam
Một bài viết đăng trên trang Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Trà Vinh cho biết, chính quyền cáo buộc Bửu Sơn Kỳ Hương Phật là tà đạo, mê tín dị đoan, tác động tiêu cực đến trật tự tại địa phương. [5]
Cụ thể, chính quyền cho rằng Bửu Sơn Kỳ Hương Phật tự thần thánh hóa bản thân, không có hệ thống giáo lý riêng, nghi lễ mang nặng yếu tố mê tín dị đoan, không có hệ thống tổ chức rõ ràng, các tín đồ chủ yếu là những người có nhận thức lạc hậu, điều kiện sống thấp… Thế nên chính quyền tỉnh Trà Vinh ra sức vận động người dân không tham gia tổ chức tôn giáo này.
Việt Nam ghi nhận các tôn giáo mới từ những năm 1980 và đến nay có ít nhất 85 tôn giáo mới đang hoạt động. [6] Thế nhưng, chính quyền luôn tìm cách để hạn chế phạm vi, quy mô hoạt động của các tôn giáo này. [7]
Giữa tháng 5/2023, báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2022 của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Việt Nam đã không công nhận nhóm tôn giáo mới trong bốn năm liên tiếp. [8]
Mặc dù trước đó Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng tuyên bố Việt Nam chào đón tất cả các tôn giáo, kể cả tôn giáo mới. [9]
Đọc thêm: Vì sao chính quyền Việt Nam không chấp nhận các tôn giáo mới?
Ngày 20/2/2024, hai linh mục người H'Mông là Giuse Giành A Sênh và Giuse Sộng A Tống được cử hành thánh lễ tạ ơn tại tại quê nhà thuộc chuẩn xứ Co Hay, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, sau hơn 6 tháng chịu chức linh mục. [10]
Đây là những linh mục người H'Mông đầu tiên tại Việt Nam.
Thánh lễ có sự hiện diện của Giám mục Hoàng Minh Tiến và nhiều linh mục trong giáo phận.
Trước đó vào tháng 8/2023, chính quyền huyện Sông Mã không đồng ý cho hai tân linh mục người H'Mông này công khai dâng lễ mà không đưa ra lý do. [11]
Trong khi đó, theo truyền thống của Công giáo, sau khi được thụ phong, các tân linh mục sẽ về quê hương nơi mình sinh ra để dâng lễ tạ ơn, cầu bình an cho giáo xứ.
Không chỉ Công giáo, ở nhiều địa phương có đông dân tộc thiểu số, các tôn giáo luôn phải đối diện với rất nhiều khó khăn. Các chức sắc phải được chính quyền tin tưởng thì mới có thể hoạt động ổn định.
Đọc thêm: Trăm năm quan hệ Việt Nam - Vatican và những vấn đề bạn nên biết
Theo báo Thanh Niên, chính quyền tỉnh Điện Biên đã xóa bỏ hoàn toàn đạo Bà Cô Dợ trên toàn tỉnh. [12] Cụ thể, từ năm 2017 đến nay, chính quyền tổ chức hơn 300 buổi họp với khoảng 26.000 người nhằm tuyên truyền và vận động người dân không tin theo đạo Bà Cô Dợ.
Điển hình trong năm 2022, chính quyền đã vận động 8 hộ, 56 tín đồ từ bỏ đạo Bà Cô Dợ. [13] Đến nay trên toàn tỉnh, không còn tín đồ nào theo đạo này.
Ngoài ra, chính quyền cũng cáo buộc đạo Bà Cô Dợ xuyên tạc Kinh Thánh, tuyên truyền, lôi kéo người dân tham gia các hoạt động bất hợp pháp và gây mất an ninh trật tự.
Giống như các tổ chức tôn giáo không được công nhận khác, Bà Cô Dợ bị coi là một tà đạo và các tín đồ luôn bị sách nhiễu và đàn áp. Ngoài tỉnh Điện Biên, chính quyền cũng đã xóa bỏ đạo Bà Cô Dợ tại tỉnh Sơn La hồi tháng 10/2023. [14]
Đọc thêm: Vì sao chính quyền Việt Nam luôn khắc nghiệt với tôn giáo?
Theo trang Người Thượng Vì Công Lý, ngày 25/2/2024, chính quyền xã Êa Ñuôl, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk ngăn cấm các tín đồ Tin Lành độc lập sinh hoạt tôn giáo tại nhà ông Y Lem Mlô. [15]
Theo video được đăng tải trên trang, bà H Rưch Byă (được cho là cán bộ thuộc xã Êa Ñuôl) đã ngăn cấm, tín đồ không được tham gia sinh hoạt Hội thánh Tin Lành do chưa được chính quyền công nhận.
Ngoài ra, bà H Rưch Byă đã lợi dụng vụ xả súng vào tháng 6/2023 tại hai trụ sở Ủy ban nhân dân xã Ea Tiêu và Ea Ktur nhằm đe doạ các tín đồ.
Sau vụ tấn công vào trụ sở công an và chính quyền của huyện Cư Kuin, Đắk Lắk, chính quyền thường xuyên cáo buộc các tổ chức Tin Lành độc lập tại các tỉnh Tây Nguyên là phản động, chống phá nhà nước. Điều này khiến việc sinh hoạt tôn giáo của các nhóm Tin Lành độc lập này càng gặp nhiều khó khăn hơn trước.
Đọc thêm: Khi Tây Nguyên không còn là nhà
Vào ngày 26/2/2024, chính quyền tỉnh Cao Bằng phát thông tin đã xóa bỏ hoạt động của đạo Dương Văn Mình trên toàn tỉnh. [16]
Ngoài ra, chính quyền tỉnh Cao Bằng cáo buộc đạo Dương Văn Mình là tổ chức đội lốt tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của một số tín đồ người H’Mông để làm phức tạp tình hình an ninh trật tự tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Vì vậy, từ tháng 6/2022 đến tháng 4/2023, chính quyền tỉnh Cao Bằng đã tổ chức ba đợt cao điểm nhằm tuyên truyền, đấu tranh, xóa bỏ đạo Dương Văn Mình. Nhiều tín đồ H’Mông cho biết, chính quyền đã liên tục đàn áp và ép buộc họ phải ký giấy bỏ đạo. [17]
Vào trước Tết Nguyên đán năm 2023, chính quyền tỉnh Cao Bằng đã vận động thành công 562 tín đồ từ bỏ đạo Dương Văn Mình. Từ đó trên địa bàn toàn tỉnh đã không còn nhà đòn và tấm phông trắng. [18]
Trước đó vào tháng 7/2022, chính quyền tỉnh Bắc Kạn lần đầu tiên công khai về Đề án số 78 do Chính phủ ban hành năm 2021, để “đấu tranh, ngăn chặn, tiến tới xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình”.
Nội dung đầy đủ của đề án này không được chính quyền công bố nhưng mục tiêu chung là xóa bỏ hoàn toàn đạo Dương Văn Mình vào năm 2023.
Đến nay, hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn đã xóa bỏ hoàn toàn đạo Dương Văn Mình và không còn tín đồ nào tại các địa phương này. [19][20]
Đọc thêm: Đàn áp đạo Dương Văn Mình: 3 vấn đề chính quyền phải làm rõ