Mỹ: Hàng trăm luật sư biểu tình phản đối cảnh sát bạo hành

Mỹ: Hàng trăm luật sư biểu tình phản đối cảnh sát bạo hành


Trương Tự Minh
– Thứ ba vừa qua, bất chấp trời mưa và thời tiết lạnh giá, hơn 100 luật sư, giảng viên và các sinh viên luật trong trang phục công sở đã tiến hành tọa kháng bên ngoài một tòa án ở Los Angeles, California, Mỹ để phản đối nạn cảnh sát bạo hành vốn đang có xu hướng gia tăng ở Mỹ.

Trung tâm của sự kiện là cái chết của Michael Brown, một nam thiếu niên người Mỹ gốc phi tại hạt St. Louis, Missouri, vào ngày 9/8/2014 và Eric Garner, một người đàn ông trung niên da màu, vào ngày 17/7/2014 tại New York. Cả hai đều bị giết chết khi trong tay không có vũ trang bởi những cảnh sát da trắng, xuất phát từ những nghi ngờ được cho là định kiến tội phạm đối với người da đen – Brown bị bắn chết còn Garner bị một cảnh sát kẹp cổ cho đến khi tắt thở. 

Sau đó lần lượt vào ngày 24/11 và 3/12, bồi thẩm đoàn hạt St. Louis và thành phố New York đã ra quyết định không truy tố hai viên cảnh sát trên với lý do không đủ bằng chứng buộc tội. Kết quả đầy tranh cãi trên đã tạo nên làn sóng bất bình trong dư luận Mỹ, từ đó làm nổ ra các sự kiện tuần hành và biểu tình phản đối liên tiếp trong hai tuần qua ở nhiều thành phố của nước này.

die-in-protest-1

Trong tinh thần đó, các luật sư, luật gia và sinh viên luật thành phố Los Angeles đã cùng nhau “biểu tình nằm” bên ngoài khuôn viên tòa Stanley Mosk. Những người tham gia muốn phát đi một thông điệp cho biết nền tư pháp mà họ đang tham gia vận hành đang có lỗi nghiêm trọng và không thể mang lại công lý.

die-in-protest-2

Cuộc tọa kháng của nhóm các luật sư và sinh viên luật đã chặn một trong những lối ra vào của tòa án. Trước cảnh tượng độc đáo trên, không ít xe cộ qua lại và người đi đường đã phải ghé lại nhìn.

die-in-protest-3

“Chúng tôi nằm đây trong 4 phút rưỡi dưới cơn mưa, ngay trên bậc thềm dẫn vào tòa án nhắm tưởng nhớ chừng ấy thời gian Michael Brown đã nằm trên mặt đường lạnh giá sau khi em ngã xuống, và cũng để nhắc nhở rằng có những gia đình vẫn chưa đòi được công lý.” Erin Darling, một luật sư tham gia buổi tọa kháng chia sẻ.

die-in-protest-4

“Chúng tôi là những luật sư tham gia phản đối quyết định không đưa ra xét xử thủ phạm trong hai vụ giết người ở hạt St. Louis và New York. Chúng tôi cũng là những luật sư mong muốn công lý và cố gắng bảo vệ Hiến pháp.”

die-in-protest-5

Một bảng hiệu với dòng chữ “Tôi không thể thở được nhưng tôi vẫn có một giấc mơ” xuất phát từ lời van xin của Eric Garner trước khi ông tắt thở và câu nói nổi tiếng của Martin Luther King, lãnh đạo phong trào đòi quyền cho người da màu ở Mỹ những năm 60 thế kỷ trước.

die-in-protest-7

Priscilla Ocen, một giảng viên luật nói lớn: “Chúng ta có mặt ở đây để phản đối sự bất công đã xảy ra trên khắp đất nước. Nhiều cảnh sát đã bắn chết người da đen không có vũ trang nhưng lại không phải chịu trách nhiệm pháp lý. Chúng ta ở đây để nói rằng thế là đủ rồi!

die-in-protest-9

die-in-protest-11

“Tay đã giơ, xin đừng bắn”- khẩu hiệu ra đời sau khi Michael Brown bị cảnh sát bắn chết mặc dù trong tay không có vũ khí.

die-in-protest-12

“Không ai đứng trên pháp luật”.

die-in-protest-13

Những người tham gia liên tục hô vang: “Chúng tôi muốn công lý!” Một số không thể kìm nén sự xúc động.

die-in-protest-14Priscilla Ocen, một giảng viên luật nói lớn: “Chúng ta có mặt ở đây để phản đối sự bất công đã xảy ra trên khắp đất nước. Nhiều cảnh sát đã bắn chết người da đen không có vũ trang nhưng lại không phải chịu trách nhiệm pháp lý. Chúng ta ở đây để nói rằng: thế là đủ rồi!”

Tổng hợp từ Daily News và Pottsmerc
Ảnh: David Crane/Los Angeles Daily News

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.