‘Dọc đường’ của Nguyên Ngọc
🎧Mời bạn nghe bản audio của bài này:‘Dọc đường’ của Nguyên Ngọc0:00/212.281× Được xuất bản vào
Trần Hà Linh – “Đây là một đất nước tự do, và việc các nữ sinh London bỏ đi – giả sử là họ rời Anh để đến Syria – không phải là lý do khiến cả nước phải đấm ngực, mà chỉ là vấn đề của gia đình”. Đó là nhận định gây sốc của nhà báo Mary Dejevsky trên tờ The Guardian (Anh) về hiện tượng một số nữ sinh Anh trốn nhà, tìm cách gia nhập tổ chức khủng bố ISIS.
Một cách ngắn gọn, bà Mary Dejevsky cho rằng ngay cả khi các cô gái bỏ nhà bỏ nước ra đi để gia nhập ISIS, thì Chính phủ Anh cũng không thể ngăn chặn, cấm đoán các cô xuất cảnh, bởi lẽ Anh là một xứ sở tự do, nơi công dân được hưởng quyền tự do đi lại.
Trước đó, vào ngày 17/2/2015, ba nữ sinh Shamina Begun (15 tuổi), Amira Abase (15 tuổi) và Kadiza Sultana (16 tuổi), bạn học chung trường, đã lên một chuyến bay từ phi trường Gatwick ở London đến Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ). Điều tra của giới chức Anh cho thấy có khả năng ba cô tìm cách sang Syria để gia nhập ISIS.
Mary Dejevsky là nhà văn, nhà báo, cựu phóng viên ở Matxcơva, Paris, Washington, và nhiều thành phố khác trên thế giới. Bà cũng từng là nghiên cứu viên ở Đại học Buckingham. Bài viết mới đây của bà trên tờ The Guardian thu hút 2753 comment của độc giả, chủ yếu chia thành hai luồng ý kiến: Ủng hộ quyền tự do đi lại của công dân, khẳng định nhà nước không có quyền kiểm tra xem công dân đi đâu, làm gì, khi nào; và không đồng ý trao quyền tự do đi lại cho những thành phần sát nhân, khủng bố hoặc ra nước ngoài (ví dụ Thái Lan) để tìm kiếm sex…
* * *
Trần Hà Linh (dịch)
Một trong những ý kiến thống thiết, góp lời tự vấn lương tâm về sự biến mất của ba nữ sinh London, là của cựu Ngoại trưởng William Hague. Trả lời phỏng vấn trên một talk show truyền hình cuối tuần, được hỏi tại sao các cô gái lại không bị giám sát và ngăn chặn để không bỏ trốn, ông nói rằng: Các câu hỏi về sự giám sát của nhà nước thường có hàm ý rằng theo dõi như thế là quá nhiều; trong trường hợp này thì hàm ý lại là theo dõi như thế là quá ít.
Đây cũng không phải là mâu thuẫn duy nhất trong vụ ba cô gái – Shamima Begum, Amira Abase và Kadiza Sultana bỏ Anh sang Thổ Nhĩ Kỳ, với mục đích được cho là để gia nhập hàng ngũ chiến binh ISIS ở Syria. Ngày hôm nay, đã có những lời kêu gọi, đòi Twitter và các mạng xã hội khác phải hành động nhiều hơn, phải đóng cửa các trang web vốn vẫn được sử dụng để phát tán các nội dung tuyên truyền và quảng cáo tuyển người của ISIS. Nghe nói một trong ba cô gái đã đăng nhập tới 70 trang như thế.
Hai trong ba cô gái chỉ mới 15 tuổi, trong đó, Shamima Begum đã sử dụng hộ chiếu của chị gái 17 tuổi. Nguồn ảnh: CBCNews
Nhưng, trước sự ra đi của các cô gái, người nào nói rằng những biện pháp như thế là cần thiết, thậm chí là hiển nhiên, thì tôi vẫn phải nói với họ: Đừng vội vàng. Mới một tháng trước thôi, François Hollande và hàng chục nhà lãnh đạo đầy tinh thần dân tộc khác còn tuần hành khắp Paris, dẫn đầu đám đông khổng lồ bảo vệ quyền tự do ngôn luận. Không mất nhiều thời gian để cái khối thống nhất đó cùng với tất cả niềm tin chắc chắn của nó bắt đầu rệu rã. Chúng ta thật sự chấp nhận tự do ngôn luận được tới mức nào?
Không mất nhiều thời gian để cả cái khối thống nhất “Tôi là Charlie” bắt đầu rệu rã. Chúng ta thật sự chấp nhận tự do ngôn luận được tới mức nào?
Sự thèm muốn (hoặc không muốn) bị nhà nước giám sát và sự hạn chế (hoặc không hạn chế) quyền tự do ngôn luận là những câu hỏi khó lạ thường. Nhưng có những câu hỏi dễ hơn, xoay quanh việc ba cô nữ sinh Học viện Bethnal Green trốn nhà ra đi, những câu hỏi mà ta có thể đánh bạo trả lời.
Một số người đã hỏi, một cách ngờ vực, rằng ISIS có gì hấp dẫn các cô gái trẻ ở Anh. Có khó lắm không để nhìn ra sự hấp dẫn của một cuộc hành trình – đặc biệt hành trình với mục đích tôn giáo và vị tha – đối với những cô gái có lẽ đã luôn sống trong sự bao bọc? Nghe có vẻ thiếu tế nhị, nhưng sự bao bọc tận tụy của gia đình dành cho ba cô có thể là một phần những gì mà các nữ sinh này, và những nữ sinh khác với những chuyến đi tương tự, tìm cách trốn tránh. Một thiếu nữ thường xuyên truy cập vào hàng chục trang web Hồi giáo, mà gia đình không hề biết; ở mức độ nào đó, thiếu nữ ấy đang sống khép kín.
Tuy nhiên, nhà nước nên giới hạn quyền tự do đi lại của cá nhân tới đâu nếu chỉ bởi vì nhà nước không ủng hộ mục đích đi lại của cá nhân đó? Đất nước tự do là gì, là nơi người ta có quyền bỏ nó ra đi. Vậy, sở hữu một vé máy bay đi Thổ Nhĩ Kỳ, bản thân nó có phải là một hành động đáng ngờ không? Nếu có, thì bạn có thể chắc chắn luôn là những tuyến đường khác, phức tạp hơn, cũng sẽ nhanh chóng bị phát hiện hết. Với những cô gái Anh muốn gia nhập ISIS, tôi sẽ nói rằng: Cứ để các cô gia nhập. Đây là vấn đề gia đình hơn là một nguyên nhân để cả nước phải đấm ngực, và tôi không thấy có lý do gì cho việc phải tốn tiền điều động cảnh sát đi giải cứu mấy cô gái này khỏi chính các cô.
Dù vậy, có một cách để dừng những cuộc hành trình như vậy lại, mà không phải xem xét cái mục đích được giả định kia (đi theo ISIS). Những cô nữ sinh ấy vốn chưa đến tuổi trưởng thành, nhưng lại đã có thể đến một phi trường lớn của Anh quốc và tự mình lên máy bay đi ra nước ngoài. Tại sao họ có thể làm vậy? Một lý do, có lẽ là lý do chính, là Anh gần như là nước duy nhất không hề kiểm soát việc xuất cảnh ở các cảng và cảng hàng không. Có những người, và bây giờ thì thường là có máy, mà công việc chỉ là đối chiếu hộ chiếu với vé máy bay; có những người làm nhiệm vụ quét (scan) hành lý xách tay của khách; có những chiêu đãi viên trên máy bay kiểm tra vé của khách. Nhưng không có ai làm cái việc kiểm tra chứng minh thư để xác định tuổi, quốc tịch của hành khách và hỏi xem, chẳng hạn, bố mẹ em có biết chuyến đi này của em không.
Dự định phục hồi lại khâu kiểm soát việc xuất cảnh đã nằm trong chương trình hành động của chính phủ hiện thời, nhưng nó luôn có thể bị trì hoãn vô thời hạn. Người ta nói rằng một việc tẻ ngắt như xiết chặt an ninh hàng không đã có thể ngăn chặn, không để xảy ra vụ 11/9. Cũng vậy, kiểm soát một cách thích đáng việc xuất cảnh, nếu có, đã có thể ngăn bước Shamima, Amira và Kadiza. So với những mơ mộng bướng bỉnh của trẻ con, đây là điều có thể được thực hiện dễ dàng hơn nhiều.
Dịch từ “If Britons want to join ISIS, let them go” (The Guardian)