‘Dọc đường’ của Nguyên Ngọc
🎧Mời bạn nghe bản audio của bài này:‘Dọc đường’ của Nguyên Ngọc0:00/212.281× Được xuất bản vào
Nam Quỳnh (dịch)
Dự án Rightsinfo do luật sư tranh tụng chuyên về nhân quyền Adam Wagner thành lập ngày 22 tháng 04 năm 2015 với mục đích truyền bá kiến thức về nhân quyền tại Anh.
Loạt bài 50 Án Lệ Nhân Quyền Làm Thay Đổi Vương Quốc Anh là một trong những sản phẩm đặc sắc nhất của trang này.
Kỳ trước: Kỳ 16 – Án lệ thứ 34: Nhân quyền trên chiến trường?
———
Ngày càng có nhiều công ty tư nhân đang làm những việc quan trọng mà trước đây là trách nhiệm của nhà nước. Những công ty này có phải tuân theo luật nhân quyền không?
Án lệ này liên quan đến một bà cụ tên viết tắt là YL. Bà bị chứng suy giảm trí nhớ Alzheimer, và cần sự chăm sóc thường xuyên. Thực hiện trách nhiệm thu xếp việc chăm sóc cho người dân địa phương, hội đồng thành phố Birmingham trả một phần tiền cho YL để bà ở trong một nhà chăm sóc do công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ y tế Southern Cross Healthcare quản lý. Gia đình bà YL trả phần còn lại.
Sau khi các thành viên gia đình bà YL thể hiện hành vi thô lỗ và kém văn minh trong quá trình công ty cung cấp dịch vụ, công ty Southern Cross hủy hợp đồng chăm sóc với bà YL. Điều khoản hợp đồng cho phép việc đơn phương chấm dứt này.
YL cảm thấy rằng hành vi này của Southern Cross vi phạm nhân quyền được tận hưởng cuộc sống gia đình của mình và kiện công ty này lên Tòa Thượng Viện Anh (the House of Lords – tiền thân của Tối Cao Pháp Viện Anh bây giờ).
Vì chỉ có các cơ quan công cộng mới chịu sự kiểm soát của luật nhân quyền Anh, câu hỏi mấu chốt là Southern Cross có phải tuân theo luật nhân quyền không, khi họ đang nắm giữ trách nhiệm chăm sóc bà YL mà lẽ ra Hội đồng thành phố Birmingham (rõ ràng là một cơ quan công) phải nắm.
Tòa quyết định rằng Southern Cross không phải chịu sự kiểm soát của luật nhân quyền vì trong hoàn cảnh này họ không phải là một cơ quan công. Nhưng đó chưa phải kết thúc của sự việc.
Các quan tòa gợi ý là Nghị viện Anh có thể xem xét mở rộng phạm vi của luật nhân quyền nếu họ thấy thích hợp. Quyết định này chịu rất nhiều phê bình nhưng cuối cùng, Nghị viện Anh cũng thật sự thay đổi luật để mở rộng phạm vi bảo vệ nhân quyền sang cho cả những người đang nhận sự chăm sóc công cộng từ những cơ quan tư nhân.
Câu chuyện nói trên chỉ là tóm gọn quyết định của Tòa. Bạn có thể đọc quyết định đó ở đây: http://www.bailii.org/uk/cases/UKHL/2007/27.html
Một bài blog tiếng Anh về án lệ này: http://ukhumanrightsblog.com/2013/10/28/human-rights-coming-to-a-private-care-home-near-you/
Nguồn: Who cares