Ai nuôi ta ăn học?
Tuần qua, phát ngôn của một học sinh 16 tuổi, học lớp 12 Anh tại trường THPT Chuyên Nguyễn Tất
Trần Lam Phương
Kỳ trước: Mô hình nhân sự Đảng Cộng Sản Trung Hoa – Kỳ 1: Tri thức và phục tùng
Với mục đích làm mới bộ máy lãnh đạo trung ương, một hệ thống đã được đảng chính trị độc nhất ở Trung Quốc tung ra. Theo hệ thống này, các quan chức cấp cao nhất của nhà nước và đảng (Tổng bí thư, người đồng thời cũng là Chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội) sẽ chỉ được tại nhiệm hai nhiệm kỳ, tức tối đa là 10 năm. Cán bộ của các cơ quan quyền lực nhà nước (Ủy ban Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, và Ủy ban Thường vụ Quốc hội) thì sẽ nghỉ hưu ở tuổi 68.
Vì vậy, kỳ Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra cuối năm 2012 được dự kiến là sẽ tạo ra một trong những cuộc chuyển dịch vai trò lãnh đạo sâu rộng chưa từng có.
Bảy trong số chín thành viên của Ủy ban Thường trực Bộ Chính trị, trung tâm quyền lực chính trị của nước này, sẽ được thay mới, 60-65% thành viên của Ủy ban Trung ương Đảng cũng vậy.
Không ai biết các thành viên mới sẽ được lựa chọn như thế nào. Theo đúng cung cách khiến người ta không khỏi nhớ đến đất nước Trung Quốc dưới thời các vị hoàng đế, sự kế tục vai trò lãnh đạo trong Đảng được chuẩn bị trong bí mật, với những vở kịch quyền lực khó hiểu, những mưu đồ nham hiểm, những liên minh chiến lược và những cú ra đòn dưới rốn.
Thế hệ của các “thái tử đảng”
Yang Jisheng, tác giả của cuốn sách hai lần bị cấm xuất bản ở đại lục Analysis of Social Classes in China (Phân tích các tầng lớp xã hội ở Trung Quốc), đã phát hiện ra một lỗ hổng trong hệ thống Trung Quốc: sự ra đời của một tầng lớp những người kế thừa quyền lực và của cải.
Anh nhận định:
“Sau khi Trung Quốc mở cửa, đến tận giữa những năm 1990, bất kỳ ai ở những nấc dưới của chiếc thang cũng có thể phấn đấu. Giờ thì việc đó không còn khả dĩ nữa.”
Theo Jang, “Sự lưu chuyển xã hội không còn tồn tại. Về cơ bản, mọi vị trí đều được giữ cho con cháu của các quan chức trong đảng và chính phủ, những người được hưởng thụ nền học vấn tốt hơn. Đối với thế hệ được sinh ra sau cải cách, tầng lớp xã hội đang được kéo dài vĩnh viễn: con cháu của các quan chức tiếp tục làm các quan chức; con cháu người giàu tiếp tục giàu có; còn con cháu người nghèo thì cứ nghèo mãi.” Điều này được tuyên truyền là phổ biến ở các nước phương Tây, nhưng ở một đất nước tuyên bố sẽ xây dựng dựa trên “quyền lực của nhân dân” và “chủ nghĩa xã hội” (dù là theo phong cách Trung Quốc), nhiều người vẫn cảm thấy đây là điều không thể chịu đựng nổi.
Các “thái tử đảng” (taizi dang) – con cháu của các nhân vật cấp cao trong Đảng và anh hùng trong các cuộc cách mạng – chiếm giữ những vị trí quan trọng trong bộ máy đảng, cũng như vị trí đầu não tại các doanh nghiệp lớn thuộc nhà nước và bán nhà nước.
Khoảng 25% thành viên hiện tại của Bộ Chính trị là thái tử đảng. Tuy nhiên, nếu so theo mức độ thân hữu thông thường trong bộ máy nhà nước thì con số này sẽ còn nghiêm trọng hơn.
Họ là kình địch với các “lãnh tụ trẻ” (tuanpai) – những người có xuất thân khiêm tốn hơn, khởi đầu sự nghiệp từ Đoàn Thanh niên – như ông Hu Jintao (Hồ Cẩm Đào) [Chủ tịch nước Trung Quốc năm 2012] và ông Wen Jiabao (Vương Gia Bảo) [Thủ tướng Trung Quốc cùng thời kỳ]. Ông Xi Jinping (Tập Cận Bình) [Chủ tịch nước Trung Quốc hiện tại – ND], con trai của cánh tay phải của cố thủ tướng Zhou Enlai (Chu Ân Lai), là một thái tử đảng tiêu biểu; trong khi đó ông Lý Khắc Cường [Thủ tướng Trung Quốc hiện tại – ND] là “lãnh tụ trẻ”.
Vấn nạn tham nhũng
Liệu có sự đấu tranh giữa các tầng lớp trong nội bộ Đảng?
Mặc dù được cho là có, song sự chia cắt dường như không liên quan đến xuất thân của các nhà lãnh đạo. Trước khi bị khai trừ, Bo Xilai, một “thái tử đảng” điển hình, con trai của một trong tám vị nguyên lão lãnh đạo cuộc cách mạng Trung Quốc, là bí thư đảng ủy Chongquing (Trùng Khánh). Ông này, một mặt, được cho là người bảo vệ quyền lợi của người lao động nhập cư và gây thù chuốc oán với nhiều nhà đầu tư; mặt khác, lại là người ủng hộ những phiên tòa không tôn trọng nhân quyền.
Trong khi đó, Wang Yang, bí thư đảng ủy tỉnh Guangdong (Quảng Đông), nơi có những công ty xuất khẩu lớn, lại là hình ảnh mẫu mực của một “lãnh tụ trẻ”. Không có xuất thân quyền quý, song Wang đã biến mình thành một nhà tiên tri của phong trào kinh tế tự do khi rao giảng về sự cởi mở chính trị và tự do của người dân.
Có thể thấy việc phân tích xã hội Trung Quốc dựa trên những khái niệm chính trị của phương Tây – người cải cách với người bảo thủ, cánh hữu với cánh tả – không đơn giản, ngay cả khi một số người, bao gồm cả những người hoài nhớ thời Mao Trạch Đông và trí thức bảo vệ quyền xã hội, thích gọi mình là “cánh tả mới”.
Khác biệt có thể giải quyết bằng hành động vũ lực (tượng trưng) như trong vụ Bo Xilai. Sau khi nổi lên với cái tiếng là kẻ thù của tham nhũng, chính Bo lại bị buộc tội tham nhũng, mang nặng tư tưởng Mao và bị khai trừ khỏi nhiệm sở.
Tuy nhiên, phiên bản pháp lý này thường bị đặt dấu hỏi. Khi Đảng – thay vì một hệ thống tư pháp độc lập – đưa ra các cáo buộc, thật khó biết đâu là hư đâu là thật. Vấn nạn tham nhũng ở Trung Quốc đã ăn sâu đến độ không phải là không thể loại bỏ người đứng đầu một thành phố, và thay vào vị trí của ông ta những người biết điều hơn. Bo đã khiến “nhạc đỏ” thịnh hành trở lại, nhưng vì thế mà tuyên bố ông này muốn đưa mọi thứ quay trở lại thời kỳ tồi tệ nhất dưới thời Mao Trạch Đông và Hồng quân là một nước đi hệ trọng. Yan Lieshan, tổng biên tập của tờ Nanfang Zhoumo (Nam phương Cuối tuần) nhận định: “Không hiểu nổi lý do này. Một vài việc ông ta làm có thể gợi nhớ đến thời Cách mạng Văn hóa, nhưng mọi người đã biết nhiều điều, họ đã có nhiều thông tin hơn, cởi mở hơn. Thời đó sẽ không trở lại.”
Hoài nghi của thế hệ mới
Feng Yuan, một kiến trúc sử, giảng viên trường Đại học Sun Yat-sen, người nghiên cứu về cách mạng văn hóa, sinh năm 1964, trong thời kỳ cuồng Mao cho biết: “Một số người thuộc thế hệ cũ có thể được cho là những người còn nặng tư tưởng Mao. Nhưng con số đó rất nhỏ. Ở những người trẻ, việc nhắc đến Mao thường thể hiện hai điều: sự bất mãn đối với hiện tại nhưng không có chỗ để bày tỏ và không có giải pháp, cùng với niềm tin rằng xã hội hiện giờ đã quân bình hơn và bớt khắc nghiệt hơn; và một đánh giá không đầy đủ về giai đoạn đó.” Đã có phán quyết chính thức của Đảng về thời Mao Trạch Đông và chế độ của ông này là “70% tốt, 30% xấu” và các nghiên cứu phê bình không dễ được chấp nhận. Hai bài báo của Feng về giai đoạn này, được in thành tập bài giảng, đều bị cấm xuất bản.
Vụ Bo Xilai đáng lẽ sẽ rẽ theo chiều hướng khác nếu Trung Quốc có tự do tranh luận, và nếu các luồng ý kiến khác nhau được công nhận như hứa hẹn của ông Hu Jintao khi bắt đầu nhiệm kỳ chủ tịch nước thứ hai. Lời hứa đó đã trôi vào quên lãng, nhưng sự khác biệt ý thức hệ trong bộ máy nhà nước vẫn có thể nổ tung: nó nhắm vào vai trò của nhà nước (và của Đảng), và nội dung của cuộc cải cách xã hội và chính trị.
Và điều gì làm nên chủ nghĩa xã hội theo định hướng thị trường kiểu Trung Quốc? Cuốn sổ tay “Bạn hiểu biết đến đâu về Đảng Cộng sản Trung Quốc” mô tả đó là một ứng dụng sáng tạo chủ nghĩa xã hội của Marx và Engels và tuyên bố thiết kế hệ thống này là thiết kế của hệ thống Marx – Lenin có phát triển. Sẽ không đảng viên nào thừa nhận đây là lối suy nghĩ đã cũ kỹ, nhưng vấn đề không vì thế mà mất đi. He Gaochao, một chuyên gia về quan hệ công nghiệp, hiện đang làm việc tại tỉnh Guangzhou và giảng dạy tại New York, thừa nhận rằng “chủ nghĩa tư bản Mỹ và thứ chủ nghĩa đang thống trị tại Trung Quốc không khác nhau nhiều,” nhưng lại nói rằng, ở Trung Quốc “đang có những nỗ lực thật sự để cải thiện cuộc sống của người nông dân và người lao động – đó là đặc tính bẩm sinh của hệ thống này.” Tuy vậy, không có dấu hiệu nào cho thấy điều này là thật, và đó là một định nghĩa quá giản đơn về chủ nghĩa xã hội. (Điều này có thể giải thích cho nỗ lực thúc đẩy một ý thức hệ khác của Trung Quốc: Khổng giáo).
Liu Jinxiang, nguyên phó chủ tịch phụ trách về tài chính của tỉnh Guangzhou, đồng tình:
“Nếu bằng chủ nghĩa xã hội, ta muốn nói đến bình đẳng hơn, thì khi đó mô hình Thụy Điển xã hội chủ nghĩa hơn Trung Quốc. Nhiều khía cạnh của xã hội Trung Quốc cũ vẫn tồn tại. Mọi người không thật sự biết họ đang phấn đấu vì điều gì. Chúng tôi không có tiêu chí, không có mô hình để đi theo. Chúng tôi nên định nghĩa như thế nào về hệ thống của mình – kinh tế thị trường, xã hội chủ nghĩa hay chủ nghĩa tư bản nhà nước? Không một khái niệm nào kể trên thật sự đúng. Đó là lý do tại sao lại có sự hoang mang đến thế về định hướng mà chúng tôi nên đi theo. Chúng tôi có nhiều công việc lý thuyết phải làm. Anh có thể nói rằng chúng tôi đang trong giai đoạn lấy chủ nghĩa tư bản nhà nước làm phương tiện xây dựng chủ nghĩa xã hội, mà trong đó không gian cho cá nhân được tăng cường.” Mục tiêu này quả thật đáng nể, nhưng như những gì mà tiến trình chuẩn bị cho Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ 18 cho thấy, chưa có bất cứ dấu hiệu thay đổi nào được hé lộ.