Lược sử hệ thống lưỡng đảng ở Hoa Kỳ

Lược sử hệ thống lưỡng đảng ở Hoa Kỳ

Dạ Lãm (dịch)

Thuyết liên bang và Thuyết Chống liên bang – những viên gạch đầu tiên của hệ thống lưỡng đảng

Sau khi Tuyên ngôn độc lập (1776) được công bố và trước sự thành công của cuộc đấu tranh giành độc lập (1783), các tiểu bang thuộc địa quyết định “liên minh” như một sự lựa chọn tốt nhất, với mục tiêu gia nhập vào các liên minh chiến lược cùng các cường quốc châu Âu và có thể tiến hành chiến tranh với mẫu quốc. Điều này đã dẫn đến sự hình thành bản Điều lệ Liên bang (1781), bản hiến pháp đầu tiên của “Hợp chúng quốc Hoa Kỳ”. Nhưng Điều lệ này sớm được cho là không thỏa đáng và một Hội nghị Lập hiến khác đã được triệu tập (1787), nơi cho ra đời bản Hiến pháp Hoa Kỳ (1789).

Tuy nhiên, không phải điều gì cũng đều diễn ra trong hòa bình. Phe Liên Bang (Federalist – những người ủng hộ một chính phủ liên bang mạnh và có thực quyền – ND) tất nhiên đã góp phần vào công cuộc vận động cho bản Hiến pháp mới và thúc đẩy việc nâng cao vai trò lãnh đạo của chính quyền Liên bang. Những người được biết đến như phe Chống Liên bang (Anti-Federalist) lo ngại rằng chính phủ Liên bang mới này có thể kiềm hãm chủ quyền của các tiểu bang và hạn chế các quyền công dân cá nhân (hầu hết các tiểu bang đều có một lịch sử lâu dài và tự hào về quyền tự do cá nhân). Tuyên Ngôn Nhân Quyền (Bill of Rights) được thông qua như một sự kiềm chế tạm thời quyền lực của chính quyền Liên bang đã giải quyết phần nào vấn đề này. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh giữa một chính quyền Liên bang lớn mạnh với chủ quyền của các tiểu bang đã trở thành một chủ đề quan trọng trong cuộc chơi của hệ thống lưỡng đảng ngay từ rất sớm.

Quá trình hình thành các chính đảng và sự thống trị của Đảng Cộng hòa

Từ khi mới được thành lập vào năm 1789, nước Mỹ vẫn chưa có hệ thống lưỡng đảng; George Washington đã trở thành vị Tổng thống đầu tiên mà không hề có đảng phái nào đứng sau. Trong hai nhiệm kỳ của ông, đã có sự ganh đua giữa John Adams và Thomas Jefferson, tuy nhiên cả hai người này đều thuộc phe Liên bang. Jefferson thách thức Adams dưới ngọn cờ của đảng Dân chủ Cộng hòa (Democratic-Republican party). Thú vị là, chỉ một đảng phái đầu tiên hiện hữu này đã có thể chứa những mầm mống trên danh nghĩa là sự hiện diện của hệ thống lưỡng đảng. Từ “Dân chủ” nghĩa là nguyện vọng của người dân, từ Cộng hòa ngụ ý là thượng tôn pháp luật (bảo vệ khỏi nguy cơ độc tài của số đông). Những người phe Dân chủ-Cộng hòa (đa phần là giới trí thức quý tộc và người gốc Virginia) đã giữ ghế Tổng thống từ năm 1800 cho đến năm 1828.

Vào năm 1828, vị anh hùng chiến tranh nổi tiếng Andrew Jackson trở thành vị Tổng thống đầu tiên đến từ một đảng phái mới, đảng Dân chủ, đảng phái đích thực “của nhân dân”. Nắm giữ ghế tổng thống vượt hơn một nhiệm kỳ so với đảng Whigs (tên gọi của mới của đảng Dân chủ-Cộng hòa, thể hiện rõ tính chất và đại diện của nó) , đảng Dân chủ làm chủ Nhà Trắng cho đến năm 1860.

Phong trào bãi bỏ chế độ Nô lệ ở miền Bắc Hoa Kỳ đã khai sinh ra đảng Cộng hòa (1856). Abraham Lincoln là ứng viên đầu tiên của đảng này đắc cử chức Tổng Thống (1860). Những thành viên đảng Cộng hòa với tư tưởng chống chế độ nô lệ và ủng hộ tự do kinh doanh – cùng danh tiếng lẫy lừng của mình – đã kiểm soát Nhà Trắng cho đến năm 1912, chỉ với ngoại lệ khi Grover Cleverland của đảng Dân chủ nắm quyền hai nhiệm kì không liên tiếp. Năm 1864 thực sự đánh dấu sự khởi đầu của hệ thống lưỡng đảng của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa do danh tiếng, lịch sử chính trị và cơ chế bầu cử “plurality voting” tại Hoa Kỳ.

shutterstock_194883113

Biểu tượng linh vật đại diện cho Đảng Cộng Hòa (bên trái) và Đảng Dân Chủ (bên phải).

Nếu xét về bản chất từ khi bắt đầu hoạt động, đảng Cộng hòa xuất phát từ miền Bắc Hoa Kỳ và theo chủ nghĩa hợp hiến cùng với việc bảo vệ tự do thị trường, đồng thời họ cũng tự nhận là những người bảo vệ quyền tiểu bang và hạn chế quyền lực của nhà nước liên bang; đảng Dân chủ xuất phát từ miền Nam, có xu hướng dân túy, mong muốn xây dựng các hệ thống dân sinh hoàn thiện và mạnh mẽ hơn, nhưng đồng thời cũng kỳ vọng vào một nhà nước tập trung theo trường phái lục địa và thiên hướng xã hội chủ nghĩa. Ngoài Cleverland, Woodrow Wilson là vị Tổng thống duy nhất của đảng Dân chủ trước cuộc Đại suy thoái. Do nhiều yếu tố và mục đích khác nhau tác động, đảng Cộng hòa đã nắm quyền Tổng thống trong 72 năm trong khi đảng Dân chủ chỉ có 16 năm.

Sự trỗi dậy của Đảng Dân chủ

Tuy nhiên, cuộc Đại suy thoái (từ năm 1929) đã thay đổi tất cả. Vì nền kinh tế đã hoàn toàn khiến người dân lâm vào khốn quẫn, đảng phái cho mình là đại diện của nhân dân – đảng Dân chủ dưới thời Franklin Roosevelt đã thắng cử với đa số phiếu bầu. Thực tế, họ đã nắm quyền cho đến năm 1968 trừ hai nhiệm kỳ của anh hùng chiến tranh Dwight Eisenhower, người đắc cử ghế Tổng thống không phải do hoạt động chính trị.

Khá nhiều lãnh tụ của đảng Dân chủ (Roosevelt, Kennedy, Johnson) đã thành công trong việc xác định họ là một đảng của nhân dân, của người nghèo và tầng lớp trung lưu, và của phong trào quyền lao động đang ngày một lớn mạnh. Đảng Cộng hòa cũng buộc phải tái xác lập hình ảnh của mình, không phải là đảng của tầng lớp tinh hoa, mà là đảng của các quyền cá nhân và quyền của các bang, cũng như cắt giảm thuế và giảm chi tiêu của chính phủ. Nhưng điều đó cũng không giúp họ thắng cử (và cũng không đại diện cho những giá trị thực sự của họ). Nhiều người Mỹ kể từ thời Roosevelt đã tự nhận mình theo đảng Dân chủ, hiển nhiên do việc đa số người Mỹ không giàu có.

Kể từ năm 1932, đảng Cộng hòa chỉ thắng cử Tổng thống khi ứng viên này có khả năng thu hút chính trị và “hình tượng Tổng thống”, không phải dựa trên cách tiếp cận và giải quyết mâu thuẫn của ông ta. Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy trong 70 năm qua người Mỹ đứng về phía đảng Dân chủ ngay cả khi họ chọn ứng viên của đảng Cộng hòa. Giới truyền thông dân túy đã trở thành một lực lượng có sức thuyết phục mạnh mẽ trong hiện tượng này, cũng như việc gia tăng vai trò của tôn giáo và hiện tượng thiếu hiểu biết chính trị trong chính trường Mỹ.

Đối lập tư tưởng chính trị của lưỡng đảng

Bản chất của những khác biệt tư tưởng chính trị đảng phái đã bị thay đổi đáng kể từ năm 1864, nếu không tính các nguyên tắc cơ bản.

Những khác biệt ban đầu liên quan đến nhu cầu chấm dứt chế độ nô lệ; phát triển chủ nghĩa công nghiệp cũng như vị thế quan trọng của miền Bắc so với miền Nam (nơi nghèo và ít dân hơn).

Đến những năm 1910, khác biệt đảng phái xoay quanh chủ nghĩa trung lập hay tham chiến trong Thế chiến thứ nhất.

Vào những năm 1930, một lần nữa tiếp nối sự khởi đầu cuộc đại Suy thoái, đảng Dân chủ bắt đầu được xem như đảng phái của nhân dân và phong trào lao động trong khi đảng Cộng hòa bị xem như đảng phái của giới giàu sang.

Sau nhiệm kỳ của Tổng Thống Franklin D. Roosevelt, lưỡng đảng đã chia các cử tri theo giai tầng kinh tế, vì một lý do nào đó.

Kể từ khi thất bại tại Việt Nam làm chia rẽ mạnh mẽ đất nước Hoa Kỳ, đảng Dân chủ đã bắt đầu đánh mất vị thế trước đây của họ, với tư cách luôn đứng về người nghèo và tầng lớp không có đặc quyền. Điều này được Al Gore đề cập rất rõ ràng, rằng “các gia đình trung lưu làm việc chăm chỉ” không bao giờ còn phải thốt ra từ “nghèo”. Và bản thân Tổng thống Clinton không bao giờ giả vờ mình đại diện cho những giá trị “Dân chủ” như vậy.

Dịch từ: A Brief History of the American Two Party System

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.