Lào trả về Việt Nam 10 tín đồ Bà Cô Dợ; Thông tin mới liên quan Tịnh thất Bồng Lai
Bản tin tôn giáo tháng 11/2024 gồm các sự kiện nổi bật: * 10 tín đồ Bà Cô Dợ vượt
Bùi Thúy Hiền (dịch)
Kỳ trước: Hỏi đáp TPP – Kỳ 3: Quyền tự do biểu đạt và riêng tư sẽ bị xâm hại bởi TPP?
1. Vấn đề nhân quyền của TPP có thể được sửa đổi?
Hiện khá bất khả thi để yêu cầu toàn bộ 12 quốc gia ký kết có thể thương lượng lại TPP. Tuy vậy, thực tế, quá trình chấp bút Hiệp định vẫn đang là “sự suy tính pháp lý về tính chính xác, rõ ràng và nhất quán” và các phần nhỏ của Hiệp định có thể được thay đổi cho đến thời điểm ký cuối cùng dự kiến vào đầu tháng 2/2016.
Các hiệp định song phương, trong đó có Kế hoạch nhất quán hành động, có thể vẫn được đàm phán lại trước khi ký kết bản chính thức và thậm chí là có thể sau đó nữa. Ngoài ra, nếu một trong các nước thành viên TPP có nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản không phê chuẩn Hiệp định thì cũng có thể buộc tổng thể đàm phán lại Hiệp định.
2. TPP cần làm gì để tốt hơn?
Quyền lao động
Một TPP chú trọng các quyền con người hơn sẽ yêu cầu từng thành viên TPP ít nhất đạt được các tiêu chuẩn cơ bản và khả thi về quyền lao động (bao gồm những cải cách pháp lý cần thiết, đầy đủ các quyền tự do hoạt động của các tổ chức công đoàn, chấm dứt hệ thống lao động cưỡng bức) thì Hiệp định mới chính thức có hiệu lực; các thành viên theo đó, chỉ có thể hưởng lợi từ Hiệp định tùy vào thực trạng thực hiện cải cách và thực thi các tiêu chuẩn lao động đề ra trước đó. Với mỗi bộ tiêu chuẩn đạt được thì loạt lợi ích nhận được từ Hiệp định cũng sẽ được thực hiện tương ứng.
Một cải tiến quan trọng khác nhằm đảm bảo việc thực thi hiệu quả là tạo ra một hệ thống giải quyết tranh chấp mà trong đó liên đoàn thương mại, công đoàn lao động và các nhóm vận động có thể thay mặt đại diện cho người lao động. Các liên đoàn này nên được trao quyền đối thoại, giải quyết tranh chấp và khắc phục vi phạm từ các quốc gia thành viên tương tự như quá trình hiện có đối với các nhà đầu tư và hợp tác theo Hiệp định. Việc này sẽ chấm dứt “tiêu chuẩn kép” (double standard) mà TPP áp đặt phân biệt giữa những tập đoàn lợi nhuận và người lao động.
Việc tạo ra các quy định hợp lý và hiệu quả hơn cho quy trình khiếu nại cũng sẽ tăng cường bảo vệ người lao động và các tổ chức lao động khi xảy ra tranh chấp.
Quyền y tế
Việc giải quyết, giảm thiểu tác động đến vấn đề tiếp cận thuốc đặc trị của người dân tại tất cả các quốc gia thành viên TPP cần phải được thực hiện thông qua việc sửa đổi các điều khoản về bảo vệ bản quyền và sáng chế dược phẩm của Hiệp định.
Cần tạo điều kiện các quốc gia thành viên TPP duy trì tính linh hoạt của hiệp định TRIPS, trong đó cho phép các thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) bảo vệ sức khỏe cộng đồng bằng cách thúc đẩy cơ hội tiếp cận thuốc của toàn dân.
TPP cũng có thể yêu cầu các hãng dược đặt ra chương trình cắt giảm giá bán hiệu quả hơn, cũng như cho phép các quốc gia kém phát triển hơn được miễn thực hiện những quy tắc này tùy theo điều kiện kinh tế và thực trạng hệ thống chăm sóc sức khỏe công cộng của họ.
Quyền riêng tư và tự do biểu đạt trực tuyến
Một Hiệp định chú trọng đến nhân quyền luôn phải kết hợp các biện pháp bảo vệ mạnh mẽ dành cho quyền tự do biểu hiện của người dùng trên Internet.
Trong đó có việc yêu cầu các quốc gia thành viên TPP đặt ra những ngoại lệ và giới hạn hợp lý song song với việc bảo vệ quyền tác giả; xóa bỏ việc hình sự hóa không cần thiết các hành vi tránh né biện pháp bảo vệ công nghệ.
Hiệp định cũng cần tăng cường các yêu cầu về hệ thống bảo vệ thông tin cá nhân và đảm bảo rằng các quy định về việc truyền dữ liệu liên biên giới không phá hoại hoặc cản trở hệ thống bảo vệ đó./.
Nguồn bài viết Q&A: The Trans-Pacific Partnership