Kỳ 27 – Án lệ thứ 23: Dùng đòn roi với trẻ em – Thế giới đổi thay và chúng ta cũng vậy

Kỳ 27 – Án lệ thứ 23: Dùng đòn roi với trẻ em – Thế giới đổi thay và chúng ta cũng vậy

Nam Quỳnh (dịch)

Dự án Rightsinfo do luật sư tranh tụng chuyên về nhân quyền Adam Wagner thành lập ngày 22 tháng 04 năm 2015 với mục đích truyền bá kiến thức về nhân quyền tại Anh.

Loạt bài 50 Án Lệ Nhân Quyền Làm Thay Đổi Vương Quốc Anh là một trong những sản phẩm đặc sắc nhất của trang này.

Kỳ trước: Kỳ 26 – Án lệ thứ 24: Sống mà không cần phải che đậy

Anthony Tyrer là một cậu học sinh 15 tuổi. Một ngày nọ, cậu bị bắt phải tụt quần dài và quần lót rồi nằm sấp xuống một mặt bàn. Hai viên cảnh sát giữ chặt cậu ta trong khi một viên cảnh sát thứ ba dùng roi quất vào mông cậu bé. Roi gẫy sau cú quất đầu tiên. Cha của Anthony có mặt ở đó và ông hoàn toàn mất kiềm chế sau cú quất roi thứ ba, ông lao vào đánh một viên cảnh sát và phải bị áp chế. Trận đòn làm sung mông Anthony nhưng không làm rách da cậu. Cậu bé khốn khổ vì đau suốt cả tuần rưỡi sau đó.

Tất cả việc này xảy ra cho một công dân Anh quốc trên đảo Man. Nó là một hình phạt cho tội đánh nhau của cậu bé, chiếu theo luật địa phương.

Anthony đâm đơn lên Tòa Nhân Quyền Châu Âu. Cậu cáo buộc là cậu đã phải chịu một hành vi tra tấn, hoặc hành vi đối xử vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá.

corporal-punishment-in-schools-how-to-avoid-3-638

Tòa Châu Âu tuyên rằng việc Anthony bị đòn không cấu thành hành vi tra tấn hay đối xử vô nhân đạo, nhưng cấu thành hành vi đối xử gây mất phẩm giá. Việc đánh đòn Anthony đã làm nhục cậu bé đến mức làm cậu mất phẩm giá. Việc đánh giá một hình phạt có gây mất phẩm giá hay không tùy thuộc vào hoàn cảnh vụ việc, và đặc biệt, dựa vào tính chất và hoàn cảnh của hình phạt cùng với cách thức mà hình phạt ấy được áp dụng.

Việc đảo Man có những quy định riêng biệt của địa phương này không có nghĩa là giới chức đảo Man được phép đưa ra những hình phạt gây mất phẩm giá theo tiêu chuẩn luật Châu Âu. Việc nghiêm cấm các hành vi ngược đãi gây mất phẩm giá là tuyệt đối. Bên cạnh việc xác định cấm các hình thức xử phạt trên cơ thể người, vụ việc này cũng đưa ra nguyên tắc rằng Công ước Nhân Quyền Châu Âu là một “văn bản luật sống” (living instrument) vốn phải được diễn dịch tùy theo hoàn cảnh hiện đại, chứ không chỉ khăng khăng dựa theo hoàn cảnh khi nó được soạn vào năm 1950.

Vụ việc này là một ví dụ hoàn hảo cho nguyên tắc này: năm 1950, cảnh sát có thể thỉnh thoảng đánh trẻ con. Nhưng năm 1978, rõ ràng là mọi thứ đã thay đổi.

Nguồn bài viết: The world changes so must We

Câu chuyện nói trên chỉ là tóm gọn quyết định của Tòa. Bạn có thể đọc quyết định đó ở đây: http://www.bailii.org/eu/cases/ECHR/1978/2.html

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.