Tại sao tự do ngôn luận rất quan trọng trong khuôn khổ các trường đại học?

Tại sao tự do ngôn luận rất quan trọng trong khuôn khổ các trường đại học?

‘Khoản không gian an toàn ” sẽ tạo ra những sinh viên tốt nghiệp không sẵn lòng chấp nhận những quan điểm khác nhau hoặc tư tưởng mới nảy sinh trong tương lai – một sự khủng hoảng đối với một xã hội tự do.

full_29439  Ông Bloomberg, người sáng lập của Bloomberg LP, là thị trưởng của thành phố New York từ 2002-13.

slide_342141_3536131_free  Ông Koch là Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Koch Industries Inc.

Trong dịp đầu năm học, các trường đại học tại Hoa Kỳ có truyền thống mời các khách mời danh dự phát biểu và đưa ra những lời khuyên cho những khóa sắp tốt nghiệp. Nhưng năm nay cả hai chúng tôi – những người không đồng ý về mọi vấn đề –  tin rằng lời khuyên cấp bách nhất mà chúng tôi có thể đưa ra thực sự là lời khuyên gửi đến các vị hiệu trưởng trường đại học, các ban ngành, các nhà quản lý và toàn thể cán bộ giảng viên trong trường đại học.

Lời khuyên của chúng tôi là: Hãy dừng ngay việc hạn chế tự do ngôn luận và tôn trọng sự tồn tại của những ý kiến gây tranh luận, đó là những điều cốt yếu đối với giáo dục đại học – cũng như đối với hạnh phúc nhân loại và cả sự tiến bộ.

Trên khắp nước Mỹ, các trường đại học đang dần thừa nhận cái gọi là “khoản không gian an toàn”, “chuẩn mực ngôn luận”, “kích hoạt những cảnh báo”, “những lời nói hoặc hành động có tính lăng mạ, xúc phạm đối với thành viên của một nhóm thiểu số”, đồng thời với việc hủy bỏ những lời mời đối với những diễn giả ưa tranh luận hoặc có thể gây tranh cãi. Bằng cách đó, các trường đại học đang tạo ra một môi trường thích hợp thiếu tính trí tuệ mà tại đó không khuyến khích sự thẩm vấn có tính mở rộng, những cuộc tranh luận và việc học tập thực sự. Sinh viên và giảng viên những người dám chống lại xu hướng chung này, hoặc những người vô tình đụng chạm vào xu hướng chung đó, có thể sẽ phải đối mặt với sự chế nhạo, coi thường, tẩy chay –  và thậm chí nhiều lúc phải chịu những biện pháp chế tài chính thức.

Những ví dụ thì nhiều vô số kể. Đại học California xem những phát ngôn như “Mỹ là vùng đất của cơ hội” và “Mọi người đều có thể thành công trong xã hội này, nếu họ làm việc chăm chỉ” là những tuyên bố có tính lăng mạ, xúc phạm mà toàn bộ cán bộ giảng viên cần phải tránh. Danh sách những diễn giả, giảng viên không được mời đến một số trường đại học trong những năm gần đây tiếp tục tăng lên, với sự hình thành các phong trào “quyền cá nhân” trong giáo dục, đã có 18 cuộc tấn công nhằm đe dọa các diễn giả trong năm nay, 11 trong số đó đã thành công. Danh sách bao gồm cựu bộ trưởng ngoại giao Madeleine Albright, người được dự kiến sẽ đọc bài diễn văn bắt đầu năm học tại trường đại học Scripps vào cuối tuần này. Các cuộc biểu tình sinh viên diễn ra hướng đến việc phỉ báng bà ấy là “người mang tội diệt chủng” và 28 giáo sư đã ký vào một lá thư tuyên bố họ sẽ từ chối tham dự.

imrs.php

Một số sinh viên tại các trường đại học khiếu nại rằng vài sinh viên ẩn danh dùng phấn trắng ghi chữ “Trump” tại một số khu vực của trường đại học khiến họ cảm thấy “không an toàn” (?!) và yêu cầu ban giám hiệu điều ra làm rõ.

Các trường đại học đang ngày càng cách ly sinh viên khỏi những ý kiến có thể gây ra sự lo lắng hoặc gây ra sự xúc phạm. Tuy nhiên, nếu không có quyền tự do chỉ trích, tự do ngôn luận, như tác giả Salman Rushdie đã thấy, “không có sự tồn tại.” Và như Frederick Douglass đã nói vào năm 1860: “ngăn chặn tự do ngôn luận là một sai lầm kép. Nó vi phạm quyền của những người nghe và cả những người nói.”

Khi một giáo sư năm cuối quyết định viết lên mạng về các xu hướng liên quan đến việc không chấp nhận sự khác biệt trong khuôn khổ các trường đại học, ông ấy đã làm như vậy dưới một bút danh để tránh sự phản ứng dữ dội. “Động lực giữa sinh viên – giảng viên,” ông viết, “đã được hình dung lại theo cách mà vừa đồng thời bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và bảo vệ vượt mức bình thường, tạo cho mỗi và mọi sinh viên khả năng khiếu kiện vì những “tổn thương tinh thần nghiêm trọng” trong gần như bất kỳ trường hợp nào, sau bất kỳ sự lăng mạ nào.”

Chúng tôi tin rằng thứ động lực mới này, đang gây hại thậm tệ tới sinh viên, đe dọa không chỉ là tương lai của nền giáo dục đại học, mà còn ảnh hưởng đến chính cơ cấu của một xã hội tự do và dân chủ. Mục đích của nền giáo dục đại học không phải nhằm tái khẳng định niềm tin của sinh viên, mà nhằm để thử thách, mở rộng và hoàn thiện chúngvà nhằm hướng sinh viên đến thế giới của những ý kiến cởi mở và có tính chất vấn, không khép kín và tự cho mình là đúng. Điều này giúp những người trẻ phát hiện ra tài năng của họ và trang bị cho bản thân quyền công dân trong một xã hội dân chủ đa nguyên, đa dạng. Xã hội Mỹ không phải lúc nào cũng luôn là một nơi dễ chịu để sống; khuôn viên các trường đại học cũng không phải như vậy.

BN-NZ674_kochbl_M_20160512130454

Tranh cãi, xung đột giữa các ý kiến, quan điểm là nền tảng của sự tiếp thu và hoàn thiện tri thức. Ảnh minh họa.

Giáo dục cũng có nhiệm vụ phải cung cấp cho sinh viên những công cụ mà họ cần để đóng góp vào sự tiến bộ của con người. Thông qua sự thẩm vấn có tính chất mở rộng và sự trao đổi ý kiến có tính chất tôn trọng, sinh viên có thể tìm ra những cách thức mới để giúp người khác cải thiện cuộc sống của họ.

Tầm quan trọng của những sự thẩm vấn như vậy là rõ ràng trong khoa học. Nhờ có sự tự do để thực hiện và kiểm tra các giả thiết, chúng ta đã phát hiện được rằng trái đất tròn, lực hấp dẫn hoạt động như thế nào, thuyết tương đối, và nhiều thành tựu khoa học vĩ đại khác. Khả năng thách thức hiện trạng dẫn đến những sự đổi mới phi thường, những cải tiến về sức mạnh vật chất và sự hiểu biết sâu sắc hơn về thế giới tự nhiên. Nhưng nguyên tắc này không chỉ áp dụng vào sinh học, hóa học, vật lý và các lĩnh vực khoa học khác.

Cho dù là kinh tế, đạo đức, chính trị hay bất kỳ lĩnh vực nghiên cứu nào khác, sự tiến độ luôn phụ thuộc vào việc con người có đủ can đảm để thách thức những giá trị truyền thống và niềm tin hiện hành hay không. Nhiều ý kiến cho rằng đa số người Mỹ hiện nắm giữ nhiều thứ đáng quý – bao gồm đó là tất cả mọi người nên có các quyền bình đẳng, phụ nữ xứng đáng có được quyền bầu cử, và những người đồng tính nam và đồng tính nữ nên được tự do kết hôn với người mà họ chọn – những điều này đã từng là những quan niệm thiểu số không phổ biến mà nhiều người thấy ghê tởm (khó chịu). Hiện tại chúng đang được chấp nhận một cách rộng rãi bởi vì mọi người được tự do tham gia vào việc đối thoại thẳng thắn với đồng bào của họ.

Chúng tôi sợ rằng những cuộc đối thoại đó hiện nay đang dần biến mất trong khuôn khổ trường đại học. Vì sự biến mất dần đó, điều này sẽ làm cho sự tiến bộ vật chất và xã hội khó khăn hơn nhiều để đạt được. Nó cũng sẽ tạo những sinh viên tốt nghiệp không sẵn lòng chấp nhận những ý kiến khác nhau – một sự khủng hoảng đối với một xã hội tự do. Một sự không sẵn lòng lắng nghe những ý kiến khác nhau của người khác đã là một vấn đề nghiêm trọng trong giao tiếp giữa công dân của nước Mỹ. Trừ khi các trường đại học lật ngược lại tiến trình, nếu không thì vấn đề đó sẽ tồi tệ hơn trong những năm tới, với những hậu quả tiêu cực hết sức sâu sắc.

Những nhà quản lý và toàn bộ các giảng viên trong trường đại học phải làm nhiều hơn nữa để khuyến khích thị trường của các ý tưởng, nơi các cá nhân không cần phải lo sợ bị trả thù, quấy rối hoặc đe dọa khi bày tỏ các ý kiến gây tranh cãi. Những thành viên của bộ phận lãnh đạo trong trường đại học sẽ có sự suy xét đúng khi nhìn vào tuyên bố của trường Đại học Chicago về các nguyên tắc của tự do ngôn luận, mà nó diễn giải những lời uyên bác của nguyên hiệu trưởng của trường đại học, Robert M. Hutchins: “Nếu không có một cam kết mạnh mẽ nào đối với sự thẩm vấn có tính chất tự do và cởi mở, một trường đại học sẽ không còn là một trường đại học. “

Sự tiến triển liên tục của công lý và tiến bộ phụ thuộc vào sự tự do ngôn luận, suy nghĩ cởi mở và suy luận hợp lý. Các trường cao đẳng và đại học – và những người có bằng cấp từ các trường này – đã giúp dẫn đường cho phần lớn lịch sử của quốc gia này. Sức mạnh của các thế hệ tương lai của người Mỹ phụ thuộc vào việc duy trì được tài sản kế thừa tuyệt vời đó./.

Dịch từ: Why Free Speech Matters on Campus; The Washington Post; Michael Bloomberg và Charles Koch; Ngày 12/5/2016

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.