Biển Đông, Cuộc “nội chiến” ở Trung Hoa – Kỳ 1: Chịu đấm ăn xôi

Biển Đông, Cuộc “nội chiến” ở Trung Hoa – Kỳ 1: Chịu đấm ăn xôi

Vì ngay cả trong nội bộ Trung Quốc, 3 trường phái khác nhau đang đấu tranh quyền lực để có thể dành được quyền quyết định về các vòng xoay chiến lược và chính sách của vấn đề này.

Trong khi chờ đợi Toà Trọng Tài Thường Trực – nơi được giao nhiệm vụ xem xét lại các tranh chấp về chủ quyền trên biển Đông – chuẩn bị đưa ra phán quyết, sự căng thẳng trong khu vực dường như tăng cao. Một vấn đề then chốt của vụ việc lại chính là không có quốc gia nào liên quan đến tranh chấp này – kể cả Trung Quốc – có thể có được một quan điểm rõ ràng là chính quyền Beijing (Bắc Kinh) đang cố gắng để đạt được điều gì ở vùng biển South China Sea (Nam Trung Hoa). Vì ngay cả trong nội bộ Trung Quốc, 3 trường phái khác nhau đang đấu tranh quyền lực để có thể dành được quyền quyết định về các vòng xoay chiến lược và chính sách của vấn đề này. Nhìn vào cuộc tranh cãi trong nội bộ Trung Quốc có thể giúp giải thích được lý do nào đã khiến chúng ta không thể có được một kênh đối thoại hữu hiệu và sự hiện hữu của một sự thiếu tin tưởng về chiến lược giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á có quyền lợi tranh chấp, cũng như đối với Hoa Kỳ.

Khi nước lớn mù mờ chiến lược

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc, từ Chủ tịch Xi Jinping (Tập Cận Bình) cho đến Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Wang Yi (Vương Nghị) và ngay cả các tướng lĩnh quân đội như Sun Jianguo (Tôn Kiến Quốc) vẫn lập đi lập lại vài dòng cũ mèm rằng Trung Quốc luôn luôn có chủ quyền ở các hòn đảo trong vùng biển Nam Trung Hoa, rằng những hành động của Trung Quốc là những biện pháp chính đáng nhằm bảo vệ chủ quyền, rằng Trung Quốc sẽ không theo đuổi những chính sách bành trướng xa hơn những đòi hỏi chính đáng về chủ quyền, và rằng những hệ thống quân sự được thiết lập trên những đảo nhân tạo vừa được xây vốn chỉ dùng cho việc phòng thủ. Tuy nhiên, một vài các quốc gia thuộc khối ASEAN (the Association of Southeast Asia Nations) lại cho rằng những lời giải thích trên không thuyết phục, cảm thấy họ đang bị đe dọa bởi việc xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc, và do đó, họ muốn nước Mỹ phải kiểm soát quyền lực của Trung Quốc tại đây. Một vài quan chức Hoa Kỳ cho rằng Trung Quốc đang tiến hành “quân sự hóa” khu vực, hoặc xa hơn, là đang muốn trở thành bá chủ ở biển Nam Trung Hoa.

Nhưng trong thực tế, thật khó có thể nói là ngay cả Trung Quốc cũng thật sự biết họ muốn đạt được điều gì ở biển Đông. Nói một cách tổng quát, có ba trường phái của các nhà phân tích Trung Quốc về những chính sách tối ưu nhất dành cho khu vực này: hãy tạm gọi họ là nhóm duy thực, nhóm cứng rắn, nhóm ôn hòa. Các ấn bản học thuật, báo cáo truyền thông, và những ý kiến trên mạng giúp chúng ta có được một cái nhìn bao quát về những quan điểm khác nhau này. Kể từ năm ngoái, tác giả đã có cơ hội tiếp xúc với một số đông học giả Trung Quốc, quan chức chính phủ, và cả công dân bình thường. Ba trường phái này đại diện cho sự đa dạng trong quan điểm của người Trung Quốc, mặc dù họ đương nhiên không thể nào cho chúng ta một sự thấu đáo hoàn toàn của tất cả các quan điểm khác nhau.

Bởi vì mức độ của những sự căng thẳng hiện nay ngày càng dày lên, các nhà phân tích Trung Quốc cũng đang chịu áp lực là họ cũng cần phản ảnh, dù là một cách mờ nhạt, những quan điểm mà chính phủ của họ đã lên tiếng, và những chỉ trích gay gắt thì rất ít khi được cho phát sóng. Đây có thể dùng để giải thích tại sao thế giới bên ngoài thông thường dễ bỏ sót những cuộc tranh cãi đó. Nhưng trong thực tế, các cuộc tranh luận nội bộ ở Trung Quốc về vấn đề biển Đông là tối quan trọng cho việc thấu hiểu đường hướng tương lai của những chính sách từ phía Trung Quốc.

Duy thực: chịu đấm ăn xôi

Những người theo chủ thuyết duy thực ở Trung Quốc tin rằng những nguyên tắc cơ bản của Trung Quốc về vấn đề biển Đông là đúng đắn, và không cần có sự điều chỉnh gì nữa. Họ nhận thức được cái giá phải trả cho ngoại giao và danh tiếng, nhưng có vẻ hạ thấp chúng xuống vì họ đánh giá cao hơn sự hiện hữu thực sự và năng lực cụ thể của Trung Quốc (ở biển Đông) hơn là hình ảnh quốc gia của họ trong mắt người nước ngoài. Niềm tin của họ được dựa trên một quan niệm thô sơ của chủ thuyết duy thực: sức mạnh thực chất – chứ không phải các yếu tố phù du (mà dù trong hoàn cảnh nào đi nữa cũng khó có thể đong đếm được) như danh dự, hình ảnh, hay luật Quốc Tế – mới là yếu tố quyết định trong chính trường quốc tế. Họ cho rằng đây là thời đại của Trung Quốc – nếu nó cứ tiếp tục phát triển. Lối quan niệm kiểu chính trị thực dụng này đang thống lĩnh trong các quyết định của Trung Quốc về vấn đề biển Đông.

chinese-flag-nationalism

Nhóm chủ trương cứng rắn cho rằng với sức mạnh kinh tế, tầm ảnh hưởng tại các quốc gia nhỏ, dân số và quân sự hiện tại, Trung Quốc đủ sức bỏ mặt điều tiếng quốc tế để làm những gì mình thích tại biển Đông. Ảnh minh họa

Những người theo chủ thuyết duy thực cho rằng họ đang bảo vệ quyền lợi quốc gia của Trung Quốc bằng cách gia tăng sự có mặt thực sự của Trung Quốc ở biển Đông. Tuy nhiên, họ lại không biết chắc chắn là họ cần phải làm gì với các đảo nhân tạo vừa đựợc xây dựng xong. Liệu chính quyền Beijing (Bắc Kinh) có nên thúc đẩy nhu cầu thiết lập thêm việc lắp đặt các hệ thống quân sự bao gồm việc lắp đặt các hệ thống vũ khí tấn công hay chỉ những vũ khí phòng thủ là đã đủ để tiếp tục giữ vững nguyên trạng? Những người theo chủ thuyết duy thực muốn có quyền lực ở biển Đông, nhưng cùng lúc lại không chắc là cần phải có bao nhiêu quyền lực mới đủ.

Ôn hòa: Đừng biến Trung Quốc trở thành kẻ gây hấn

Nhóm thứ hai, những người chủ trương ôn hoà, tin rằng bây giờ chính là lúc Trung Quốc cần phải dần dần điều chỉnh chính sách của mình về các mục đích của họ ở biển Đông. Phe ôn hòa nhận thức được sự mơ hồ của chính quyền Beijing (Bắc Kinh) trong các đòi hỏi về chủ quyền và đề cương chiến lược đã khiến cho nỗi lo và sự ngờ vực của thế giới đối với họ ngày càng gia tăng. Họ đổ lỗi cho chính quyền đã thất bại trong việc không thể đưa ra, một cách có thuyết phục, một diễn ngôn về chiến lược cũng như không khuyến khích việc truyền đạt thông tin một cách hữu hiệu với thế giới. Phương pháp tiếp cận theo kiểu thích là làm thường thấy của Trung Quốc trong vấn đề liên quan đến những quyết định chiến lược quan trọng, như việc xây dựng đảo nhân tạo, thật ra là một việc làm tai hại cho quyền lợi của họ. Bằng cách bỏ mặc bất kỳ cố gắng nào nhằm tìm kiếm sự hợp thức hóa cho việc xây dựng đảo, Trung Quốc đã khiến cho quốc tế càng hồ nghi họ, hơn là chia sẻ một ít cảm tình cho những hành động của họ.

Những người theo chủ thuyết ôn hòa ở Trung Quốc cho rằng Trung Quốc phải dần dần làm rõ về vấn đề đường lưỡi bò – đường Chín Đoạn (Nine-Dash Line). Cứ tiếp tục khư khư một tình trạng mơ hồ về nó chỉ khiến cho bản đồ Chín Đoạn trở thành một gánh nặng lịch sử và là một vật cản trở không cần thiết trong việc tìm kiếm những thỏa hiệp về ngoại giao. Trong cách nhìn của phe ôn hòa, việc đòi công nhận bản đồ Chín Đoạn như là đường ranh giới chủ quyền là một việc làm lợi bất cập hại, bởi vì làm như thế chỉ khiến cho Trung Quốc trở thành kẻ gây hấn với hầu hết các quốc gia ở Đông Nam Á, cũng như là đối với Hoa Kỳ. Nếu Trung Quốc thật sự chọn con đường này, phe ôn hòa chỉ ra, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một mối nguy hiểm đáng lo ngại cho việc mất kiểm soát về chiến lược. Phe ôn hòa cho rằng vấn đề lớn nhất của Trung Quốc chính là đất nước này thiếu một chiến lược rõ ràng và hiệu quả cho vấn đề biển Đông.

Còn tiếp

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.