3 lập luận bảo thủ ủng hộ hôn nhân đồng giới
Mặc dù Bộ Y tế ở nước ta đã khẳng định đồng tính không phải là bệnh, nhưng trên thực
Ngày 12 tháng 7, 2016, Tòa Trọng tài Thường trực đã gửi ra phán quyết cho vụ kiện biển Đông. Những kết luận của Tòa Trọng tài phán quyết về thẩm quyền và khả năng thụ lý của tòa án và phán quyết cuối cùng về vụ kiện trên 15 vấn đề pháp lý được tóm tắt sau đây.
Tải bản PDF về máy tại đây |
|
Các vấn đề pháp lý cũng như những vấn đề bổ sung từ phía Philippines, yêu cầu Tòa Trọng tài phán xét (nộp ngày 30 tháng 3, 2014 và 30 tháng 11, 2015)
|
Quan điểm của Tòa Trọng tài trong phán quyết về thẩm quyền (jurisdiction) và khả năng thụ lý (admissibility) của tòa
Đưa ra ngày 29 tháng 10, 2015 |
Quan điểm của Tòa Trọng tài trong phán quyết cuối cùng Đưa ra ngày 12 tháng 7, 2016 |
1 | Những quyền được có trên biển (maritime entitlements) trong khu vực biển Đông hay còn gọi là biển Nam Trung Hoa (South China Sea) của Trung Quốc không thể quá hơn những gì UNCLOS cho phép
|
Bảo lưu quyền đưa ra phán quyết cho đến phiên xử cuối
|
UNCLOS đưa ra “định nghĩa về phạm vi cho những quyền được có trên biển (maritime entitlements), nhằm để chúng không thể vượt qua những giới hạn đã được quy định.” (X, 1203, B, 1)
|
2 |
Những yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền, thẩm quyền, và về “những quyền lịch sử” đối với vùng biển tranh chấp ở biển Đông bao gồm trong bản đồ mà họ gọi là “đường chín đoạn” (đường lưỡi bò) là trái với Công ước UNCLOS và không có giá trị pháp lý bởi vì chúng vượt khỏi những giới hạn địa lý và thực tế của những quyền được có trên biển của Trung Quốc dựa theo UNCLOS.
|
Bảo lưu quyền đưa ra phán quyết cho đến phiên xử cuối
|
Những yêu sách của Trung Quốc về “những quyền lịch sử, hoặc các quyền về chủ quyền khác, hoặc thẩm quyền [nằm trong] ‘đường chín đoạn’ là trái với [UNCLOS] và không có giá trị pháp lý [khi] chúng vượt quá những giới hạn địa lý và thực tế của những quyền được có trên biển của Trung Quốc dựa theo [UNCLOS]”. Các điều khoản UNCLOS “thay thế bất kỳ quyền lịch sử, hoặc các quyền về chủ quyền khác, hoặc thẩm quyền, vượt quá khuôn khổ được đặt ra bởi [UNCLOS].” (X, 1203, B, 2) |
3 | Scarborough Shoal (bãi Hoàng Nham) không thể dùng để xác lập quyền liên quan đến khu vực kinh tế đặc quyền (exclusive economic zone, gọi tắt là EEZ) hoặc thềm lục địa (continental shelf).
|
Có thẩm quyền xét xử và đưa ra phán quyết | Scarborough Shoal (bãi Hoàng Nham) là một bãi đá và không thể dùng để xác định những quyền liên quan đến EEZ hay thềm lục địa. (X, 1203, B, 6). Bãi đá này có quyền để xác định khu vực lãnh hải (territorial waters) 12 hải lý. |
4 | Mischief Reef (đá Vành Khăn), Second Thomas Shoal (bãi Cỏ Mây) và Subi Reef (đá Subi) là những bãi đá ngầm – chìm dưới mặt nước ngay cả khi thủy triều thấp (low-tide elevations) và do đó, chúng không thể dùng để xác định quyền liên quan đến lãnh hải, EEZ, hay thềm lục địa và cũng không phải là những cấu trúc [địa lý] có khả năng dùng để chiếm hữu bởi chiếm đóng hay những phương cách khác. | Có thẩm quyền xét xử và đưa ra phán quyết | Mischief Reef (đá Vành Khăn), Second Thomas Shoal (bãi Cỏ Mây) là những bãi đá ngầm và không thể dùng để xác định những quyền liên quan đến lãnh hải, EEZ, hay thềm lục địa. Chúng không “có khả năng chiếm hữu.” (X, 1203, B, 4)
Subi Reef (đá Subi) là bãi đá ngầm và không thể dùng để xác định những quyền liên quan đến lãnh hải, EEZ, hay thềm lục địa. Bãi đá này không “có khả năng chiếm hữu, nhưng có thể dùng làm đường cơ sở (baseline) cho việc đo lường độ rộng của vùng lãnh hải của những cấu trúc [địa lý] khi thuỷ triều dâng cao (high-tide features) ở một khoảng cách không vượt quá bề rộng của khu vực lãnh hải.” (X, 1203, B, 5). Bãi đá này nằm trong vùng 12 hải lý của Sand Cay – một cấu trúc [địa lý] khi thuỷ triều dâng cao (a high-tide feature). (X, 1203, B, 3, d). |
5 | Mischief Reef (đá Vành Khăn) và Second Thomas Shoal (bãi Cỏ Mây) thuộc về vùng kinh tế đặc quyền và thềm lục địa của Philippines. | Bảo lưu quyền đưa ra phán quyết cho đến phiên xử cuối
|
Mischief Reef (đá Vành Khăn) và Second Thomas Shoal (bãi Cỏ Mây) là những bãi đá ngầm và không thể dùng để xác định những quyền liên quan đến lãnh hải, EEZ, hay thềm lục địa, và “không có bất kỳ quyền liên quan đến [EEZ hoặc thềm lục địa nào] bị chồng lấn lên lẫn nhau trong những khu vực đó.” (X, 1203, B, 4) |
6 | Gaven (đá Gaven) và McKennan Reef (đá Ken Nan) và bao gồm cả Hughes Reef (đá Tư Nghĩa) là những bãi đá ngầm – chìm dưới mặt nước ngay cả khi thủy triều thấp (low-tide elevations) và do đó, chúng không thể dùng để xác định quyền liên quan đến lãnh hải, EEZ, hay thềm lục địa, nhưng mực nước khi thuỷ triều xuống thấp của chúng có thể dùng làm đường cơ sở để xác định bề rộng cho việc đo lường từng vùng lãnh hải của 2 đảo Namyit và Sin Cowe. | Có thẩm quyền xét xử và đưa ra phán quyết | Gaven Reef (South) (đá Nam Gaven) và Hughes Reef (đá Tư Nghĩa) là những bãi đá ngầm và không thể dùng để xác định những quyền liên quan đến lãnh hải, EEZ, hay thềm lục địa. Những bãi đá này không “có khả năng chiếm hữu, nhưng có thể dùng làm đường cơ sở (baseline) cho việc đo lường độ rộng của vùng lãnh hải của những cấu trúc [địa lý] khi thuỷ triều dâng cao (high-tide features) ở một khoảng cách không vượt quá bề rộng của khu vực lãnh hải.” (X, 1203, B, 5).
Gaven Reef (South) – Đá Nam Gaven Nam nằm trong vùng 12 hải lý của Gaven Reef (North) – Đá Bắc Gaven và đảo Namyit – là những cấu trúc [địa lý] khi thuỷ triều dâng cao (high-tide features). (X, 1203, B, 3, e).
Hughes Reef (đá Tư Nghĩa) nằm trong vùng 12 hải lý của McKennan Reef (đá Ken Nan) và đảo Sin Cowe, vốn là những cấu trúc [địa lý] khi thủy triều dâng cao (high-tide features). (X, 1203, B, 3, f) |
7 | Johnson Reef (Gạc Ma), Cuarteron Reef (Châu Viên) và Fiery Cross Reef (đá Chữ thập) không thể dùng để xác định quyền liên quan đến khu vực kinh tế đặc quyền (EEZ) hoặc thềm lục địa.
|
Có thẩm quyền xét xử và đưa ra phán quyết | Johnson Reef (Gạc Ma), Cuarteron Reef (Châu Viên) và Fiery Cross Reef (đá Chữ thập) là những bãi đá và không thể dùng để xác định những quyền liên quan đến EEZ hoặc thềm lục địa. (X, 1203, B, 6)
Những bãi đá này có thể dùng để xác định những quyền liên quan đến lãnh hải. |
8 | Trung Quốc đã có nhữnh hành vi vi phạm [luật biển Quốc Tế] khi gây cản trở đến quyền lợi và việc thực thi chủ quyền của Philippines đối với tài nguyên sinh thực (living resources) và bất sinh thực (non-living resources) trong vùng kinh tế đặc quyền và thềm lục địa của họ.
|
Bảo lưu quyền đưa ra phán quyết cho đến phiên xử cuối | Trung Quốc đã “vi phạm những giao ước [mà họ đã ký kết] theo Điều 56 [của UNCLOS]” đối với “chủ quyền của Philippines về những tài nguyên sinh thực và bất sinh thực trong khu vực kinh tế đặc quyền” khi Trung Quốc cho thực thi lệnh cấm đánh bắt 2012 và không chừa ra bất kỳ “ngoại lệ nào cho những vùng biển trong khu vực biển Đông nằm trong vùng kinh tế đặc quyền của Philippines, cũng như không hề giới hạn lệnh cấm đánh bắt chỉ được áp dụng cho riêng với các tàu của Trung Quốc mà thôi.” (X, 1203, B, 9) |
9 | Trung Quốc đã có những hành vi vi phạm [luật biển Quốc Tế] khi không nghiêm cấm công dân và tàu bè của họ khai thác tài nguyên sinh thực trong vùng kinh tế đặc quyền – EEZ – của Philippines. | Bảo lưu quyền đưa ra phán quyết cho đến phiên xử cuối | Trung Quốc đã “vi phạm những giao ước [mà họ đã ký kết] theo Điều 58(3) [của UNCLOS]” khi không ngăn cản “việc đánh bắt của các tàu bè Trung Quốc” tại Mischief Reef (đá Vành Khăn) và Second Thomas Shoal (bãi Cỏ Mây), vốn là [những bãi đá] nằm trong vùng EEZ của Philippines, vào năm 2013. (X, 1203, B, 11) |
10 | Trung Quốc đã có những hành vi vi phạm [luật biển Quốc Tế] khi đã ngăn cản những ngư dân Philippines kiếm sống khi cản trở việc đánh bắt của họ tại Scarborough Shoal (bãi Hoàng Nham). | Có thẩm quyền xét xử và đưa ra phán quyết | Trung Quốc đã, từ tháng năm 2012, “có nhữnh hành vi vi phạm [luật biển Quốc Tế] khi ngăn cản công việc đánh bắt truyền thống của các ngư dân Philippines tại Scarborough Shoal (bãi Hoàng Nham),” vốn là “một địa điểm đánh bắt có truyền thống [lâu đời] của nhiều ngư dân của các nước trong khu vực.” (X, 1203, B, 11) |
11 | Trung Quốc đã vi phạm những giao ước mà họ đã cam kết khi tham gia Công ước UNCLOS, hứa hẹn sẽ bảo vệ hệ sinh thái biển tại Scarborough Shoal (bãi Hoàng Nham) và Second Thomas Shoal (bãi Cỏ Mây). | Có thẩm quyền xét xử và đưa ra phán quyết | Trung Quốc đã “vi phạm những giao ước [mà họ đã ký kết] theo Điều 192 và Điều 194(5) [của UNCLOS] vì họ đã “có nhận thức, chấp nhận cho phép, bao che, và không hề ngăn cản” những hành vi hủy hoại môi trường biển gây ra bởi các ngư dân trên những tàu bè của Trung Quốc, là những người “đã thực hiện các việc đánh bắt những động vật có nguy cơ tuyệt chủng trên phương diện rộng [và] đánh bắt loài trai khổng lồ theo một phương thức có sức tàn phá vô cùng lớn đối với hệ sinh thái của các rặng san hô” trong khu vực biển Đông. (X, 1203, B, 12) |
12 | Việc chiếm đóng và xây dựng nhân tạo trên Mischief Reef (đá Vành Khăn) của Trung Quốc đã:
(a) vi phạm những điều khoản của UNCLOS về đảo nhân tạo, những công trình lắp đặt, và các cấu trúc; (b) Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ bảo vệ và bảo tồn môi trường biển của họ dựa theo UNCLOS; và (c) có những hành vi sai trái nhằm mục đích chiếm hữu một cách trái phép và vi phạm đến UNCLOS. |
Bảo lưu quyền đưa ra phán quyết cho đến phiên xử cuối |
Trung Quốc “đã vi phạm các giao ước mà họ đã ký kết theo những Điều 123, 192, 194(1), 194(5), 197, và 206 [của UNCLOS] vì những hành vi xây dựng và chiếm đóng của họ đã “khiến cho hệ thống sinh thái của rặng san hô [trong khu vực] bị tổn hại nặng nề và không khắc phục được, cũng như Trung Quốc đã không hề hợp tác, phối hợp, hay trao đổi các đánh giá về những ảnh huởng đến môi trường với các nước liên quan. (X, 1203, B, 13) Trung Quốc “đã vi phạm Điều 60 và 80 [của UNCLOS]” bằng việc “xây dựng những đảo nhân tạo, những cấu trúc tại Mischief Reef (đá Vành Khăn) mà không có sự cho phép của Philippines” và bởi vì đây là cấu trúc [địa lý] chìm dưới nước kể cả khi thủy triều xuống thấp (low-tide elevation) không có khả năng chiếm hữu trong vùng kinh tế đặc quyền của Philippines. (X, 1203, B, 14) |
13 | Trung Quốc đã vi phạm những giao ước ký kết trong UNCLOS khi cho phép các tàu tuần tra của họ hoạt động theo một khuôn khổ hết sức nguy hiểm khi có thể gây ra những mối rủi ro nghiêm trọng khi va chạm với các tàu tuần tra của Philippines trong phạm vi của Scarborough Shoal (bãi Hoàng Nham). | Có thẩm quyền xét xử và đưa ra phán quyết | Trung Quốc đã “vi phạm những giao ước mà họ ký kết theo Điều 94 [của UNCLOS]” và “vi phạm Điều luật 2, 6, 7, 8, 15, và 16 của Công ước Quốc Tế về các Quy định phòng chống va chạm trên biển năm 1972” bằng việc “tạo ra những mối rủi ro nghiêm trọng cũng như sự nguy hiểm cho các tàu bè và những người dân Philippines” qua “phương pháp hoạt động của các tàu tuần tra của Trung Quốc” vào ngày 28 tháng tư và 26 tháng năm 2012. (X, 1203, B, 15) |
14 |
Từ ngày bắt đầu thủ tục tố tụng của hồ sơ vụ án Philippines kiện Trung Quốc vào tháng Giêng 2013, Trung Quốc đã gia tăng những hành vi sai trái và mở rộng vụ án bằng nhiều phương thức khác nhau, chẳng hạn như những hành động sau đây: (a) xâm phạm đến các quyền tuần tra lãnh hải của Philippines tại và ở sát bên Second Thomas Shoal (bãi Cỏ Mây); (b) ngăn cản việc luân chuyển và cung cấp thiết bị cho những nhân sự của Philippines đóng tại Second Thomas Shoal (bãi Cỏ Mây); và (c) gây ra nguy hiểm cho sức khoẻ về thể xác cũng như tinh thần của những nhân sự người Philippines đóng tại Second Thomas Shoal (bãi Cỏ Mây). |
Bảo lưu quyền đưa ra phán quyết cho đến phiên xử cuối |
Trung Quốc đã gia tăng căng thẳng cho những tranh chấp “về tình trạng của các cấu trúc [địa lý] biển thuộc về Spartly Islands (Trường Sa) cũng như các tranh chấp đối với các nước “có đòi hỏi về quyền và xác định quyền” và cả trong việc “bảo vệ và bảo tồn môi trường biển” tại Mischief Reef (đá Vành Khăn). (X, 1203, B, 16) Trung Quốc đã mở ra thêm những tranh chấp về việc “bảo vệ và bảo tồn môi trường biển tại Cuarteron Reef (đá Châu Viên), Fiery Cross Reef (đá Chữ Thập), Gaven Reef North (đá Bắc Gaven), Johnson Reef (đá Gạc Ma), Hughes Reef (đá Tư Nghĩa), và Subi Reef (đá Subi).” (X, 1203, B, 16) |
15 |
Bản gốc: Trung Quốc phải chấm dứt những hành vi và những đòi hỏi sai trái trong tương lai Bản điều chỉnh: Trung Quốc phải tôn trọng các quyền lợi và quyền tự do của Philippines dựa trên UNCLOS và phải tuân thủ các nghĩa vụ của mình như đã ký kết theo UNCLOS, kể cả những nghĩa vụ liên quan đến việc bảo vệ và bảo tồn môi trường biển trong khu vực biển Đông, cũng như phải sử dụng những quyền lợi và quyền tự do của mình trong khu vực trong sự tôn trọng với các quyền đối trọng của Philippines dựa trên UNCLOS.
|
Tòa Thường trực đòi hỏi Philippines nộp hồ sơ bổ sung | Trung Quốc đáng lý phải từ bỏ những hoạt động có thể mang đến “những ảnh hưởng bất công trong việc đưa ra quyết định về những phán quyết” và cả những hoạt động “có thể gia tăng căng thẳng và làm lớn thêm các mối tranh chấp” trong quá trình tố tụng của vụ kiện này. (X, 1203, B, 16) |
Những vấn đề bổ sung mà Philppines đã đòi hỏi Tòa phán quyết thêm | |||
1 |
Itu Aba (đảo Ba Bình) là một bãi đá, không phải là đảo, dựa theo định nghĩa của Điều 121(1) và 121(3) của UNCLOS. (Đảo Itu Aba – Ba Bình – hiện tại đang được Đài Loan chiếm giữ và là cấu trúc [địa lý] lớn nhất trong quần đảo Trường Sa – Spartly Islands) |
Itua Aba (đảo Ba Bình) là một bãi đá không thể dùng để xác định quyền liên quan đến EEZ – khu vực kinh tế đặc quyền – hay thểm lục địa bởi vì “không cấu trúc [địa lý] biển nào mà Trung Quốc đã có yêu sách về chủ quyền trong vòng 200 hải lý của Mischief Reef (đá Vành Khăn) hoặc Second Thomas Shoal (bãi Cỏ Mây) có thể cấu thành một hòn đảo có đủ yếu tố để xác định quyền một cách đầy đủ.” (X, 1203, A, 2, a)
|
|
2 |
Thitu Island (đảo Thị Tứ) là một bãi đá, không phải là đảo, dựa theo định nghĩa của Điều 121(1) và 121(3) của UNCLOS. (Đảo Thitu Island – Thị Tứ – hiện tại đang được Philippines chiếm giữ và là cấu trúc [địa lý] lớn thứ nhì trong quần đảo Trường Sa – Spartly Islands) |
Thitu Island (đảo Thị Tứ) là một bãi đá không thể dùng để xác định quyền liên quan đến EEZ – khu vực kinh tế đặc quyền – hay thểm lục địa bởi vì “không cấu trúc [địa lý] biển nào mà Trung Quốc đã có yêu sách về chủ quyền trong vòng 200 hải lý của Mischief Reef (đá Vành Khăn) hoặc Second Thomas Shoal (bãi Cỏ Mây) có thể cấu thành một hòn đảo có đủ yếu tố để xác định quyền một cách đầy đủ.” (X, 1203, A, 2, a)
|
|
3 |
West York Island (đảo Bến Lạc) là một bãi đá, không phải là đảo, dựa theo định nghĩa của Điều 121(1) và 121(3) của UNCLOS. (West York Island (đảo Bến Lạc) – hiện tại đang được Philippines chiếm giữ và là cấu trúc [địa lý] lớn thứ ba trong quần đảo Trường Sa – Spartly Islands) |
West York Island (đảo Bến Lạc) là một bãi đá không thể dùng để xác định quyền liên quan đến EEZ – khu vực kinh tế đặc quyền – hay thểm lục địa bởi vì “không cấu trúc [địa lý] biển nào mà Trung Quốc đã có yêu sách về chủ quyền trong vòng 200 hải lý của Mischief Reef (đá Vành Khăn) hoặc Second Thomas Shoal (bãi Cỏ Mây) có thể cấu thành một hòn đảo có đủ yếu tố để xác định quyền một cách đầy đủ.” (X, 1203, A, 2, a)
|