‘Dọc đường’ của Nguyên Ngọc
🎧Mời bạn nghe bản audio của bài này:‘Dọc đường’ của Nguyên Ngọc0:00/212.281× Được xuất bản vào
Đảo chính quân sự bất thành năm 1992 và bị tống vào tù, Hugo Chavez nghĩ ra một vũ khí mới: chủ nghĩa dân tuý.
Vũ khí không phải là tất cả
Quyết định đảo chính của Chavez không thực sự bất ngờ.
Chavez suy cho cùng là một quân nhân, được dạy rằng bạo lực sẽ giải quyết mọi thứ. Ông tiến hành đảo chính trong giai đoạn mà nhà lãnh đạo lúc bấy giờ của Venezuela, Tổng thống Carlos Perez, đang mất lòng dân vì các chính sách trung dung của mình trong bối cảnh xã hội đất nước phân hoá sâu sắc.
Ngày 4 tháng 2 năm 1992, Chavez phát lời kêu gọi tổng động viên các lực lượng vũ trang tiến về Caracas để lật đổ “chế độ Perez”.
Kỳ 1: “Mặt trời chân lý” từ tủ sách phiến quân
Kỳ 3: Căn Bệnh Hòa Lan
Kỳ 4: Nền dân chủ “ngụy biện”
Kỳ 5 và hết: Hugo Chavez vẫn là một nhà yêu nước
Tất cả diễn ra không như ý Chavez mong đợi.
Rất nhiều vấn đề cả về sự trung thành của các lực lượng quân đội Venezuela, thông tin liên lạc, trang thiết bị… khiến cho cuộc đảo chính – tuy được chuẩn bị nhiều năm – nhanh chóng tan rã.
Chavez bị bắt và bị kết án tù vì tội tạo phản. Bằng tài hùng biện của mình khi Chavez xuất hiện trên truyền hình để kêu gọi các lực lượng đảo chính buông vũ khí, vị tổng thống tương lai – nguồn cơn của rất nhiều vấn đề của đất nước hoa hậu – đã thu hút được sự ủng hộ của rất nhiều người Venezuela. Họ tung hô, xem ông như một vị anh hùng chống lại chế độ bán nước Perez.
Một cuộc đảo chính khác diễn ra vào tháng 11 cùng năm khi Chavez trong tù nhưng cũng thất bại. Nhưng Chavez chưa bày tỏ sự hối tiếc vì chính đó là lúc ông hiểu rằng vũ khí không làm nên thành công cho Cách mạng Bolivar mà phải là một thứ khác: chủ nghĩa dân tuý.
Nhanh chóng ra tù sau khi Perez bị phế truất bởi Quốc hội Venezuela do tội biển thủ công quỹ, Chavez quyết định ông sẽ không bao giờ dùng vũ lực để làm cách mạng nữa mà sẽ tiếm quyền một cách hợp pháp.
Luận điểm này rất quen thuộc với những người nghiên cứu về Đệ Nhị Thế Chiến khi đó chính là cách mà Adolf Hitler đã lên ngôi tại Đức.
Năm 1998, định mệnh đã điểm cho dân tộc Venezuela khi cử tri nước này bị mê hoặc bởi lối hùng biện và chủ nghĩa dân tuý của Chavez và bầu cho Chavez làm tổng thống. Ông cam kết sẽ tước bỏ những đặc quyền kinh tế của giới tư bản và quan chức, kéo người nghèo nước này ra khỏi tình trạng đói khổ và cho họ nhà cửa, cơm ăn, áo mặc.
Cũng như bất kỳ chính khách dân tuý nào, những lời hứa của ông thường không đi kèm các cơ sở, giải pháp và cũng như bất kỳ nạn nhân của chủ nghĩa dân tuý nào, người Venezuela cũng không cần quan tâm đến thực chất của các lời hứa đó.
Cơ hội ngàn vàng của vị thủ lĩnh quân nổi loạn trẻ Hugo Chavez khi được xuất hiện trên truyền hình quốc gia. Ảnh: Chưa rõ nguồn.Năm 1999, Chavez chính thức trở thành Tổng thống và nhanh chóng yêu cầu trưng cầu ý dân để sửa đổi Hiến pháp. Cùng năm, Hiến pháp Bolivar ra đời, đổi tên nước và trao những đặc quyền vô cùng lớn cho Tổng thống.
Những cơn ác mộng đôi khi lại bắt đầu đẹp như mơ.
Thiên đường là đây
“Hãy nhìn vào đôi mắt tôi và tin tưởng những gì tôi làm” – đôi mắt của Chavez trở thành biểu tượng cho một thứ chủ nghĩa sùng bái cá nhân khác.
Đối với chủ nghĩa Bolivar, nền tảng dân tuý và chống Mỹ là quan trọng nhất. Dân tuý có nghĩa là họ phải có một lãnh đạo mạnh mẽ, thuyết phục và được tôn kính như vị thần. Để làm điều đó, Chavez buộc phải triệt tiêu những “ngôi đền” khác bên trong quốc gia Venezuela.
Hiến pháp Bolivar xoá bỏ rất nhiều quyền lực của cơ quan lập pháp và tư pháp nước này và tập trung mọi thứ vào tay Tổng thống.
Đặc biệt, nó cho phép Tổng thống bằng những chỉ dụ đặc biệt có thể nhận uỷ quyền làm luật của Quốc hội. Trên thực tế, việc Tổng thống làm luật (rule by decree) không phải là “đặc sản” của Chavez vì nó cũng tồn tại trong hiến pháp nhiều nước, đặc biệt là Pháp. Tuy nhiên, lạm dụng ở mức độ cao thì có lẽ chỉ xảy ra ở Chavez, khi bản thân ông trở thành biểu tượng của đất nước.
Nhưng Chavez đủ khôn ngoan để hiểu rằng lời nói là không đủ để giữ lấy sự ủng hộ mà chính quyền của ông cần phải ban tặng cho người dân Venezuela một điều gì đó. Và “món quà” đó không thể không nhắm vào những người nghèo của đất nước này.
Đối với người nghèo ở Venezuela, những năm đầu nhiệm kỳ của Chavez đã diễn ra như một giấc mơ. Bằng những “Nhiệm vụ Bolivar” (Bolivaran Missions), Chavez đã dùng uy tín chính trị và vị thế của một “vị vua” của mình để kêu gọi hàng vạn người trẻ của Venezuela lao vào những chiến dịch mang dáng dấp của chủ nghĩa cộng sản Liên Xô.
Những người trẻ đi về vùng nông thôn, đi đến các mái ấm, đến các vùng kinh tế mới để làm tất cả những gì Chavez yêu cầu – từ xây đường, cầu cống, đan lưới muỗi, dạy nông dân cách làm ăn… Chưa ai đo đếm được mức độ hiệu quả của những Nhiệm vụ này nhưng ít nhất nó đã đem lại cho một thế hệ thanh niên Venezuela “lý tưởng” và “mục đích” sống họ chưa bao giờ có được.
Bên cạnh những nhiệm vụ đó, Chavez cũng ra rất nhiều sắc lệnh hiến tặng nhà ở cho người nghèo, cung cấp bữa ăn, chế độ tem phiếu lương thực, giáo dục và y tế miễn phí. Bộ mặt xã hội Venezuela thay đổi nhanh chóng và chẳng mấy chốc, đất nước này đã trở thành hình mẫu lý tưởng cho các quốc gia Mỹ Latin khác. Địa vị của Chavez càng được củng cố và ông tiếp tục “tái đầu tư” quyền lực đó của mình vào các chiến dịch dân tuý khác.
Về chính trị, Chavez lần đầu tiên tuyên bố rằng người dân Venezuela nay hoàn toàn có quyền tham gia điều hành trực tiếp đất nước này thông qua các Công xã ở cấp cơ sở, nên những quyết định lớn nhỏ đều được người dân trực tiếp điều hành. Và tất nhiên, Nhà nước sẽ đứng ra tài trợ cho những hoạt động chính trị này của các Công xã.
Tất nhiên, Chavez không chỉ làm những công việc kể trên bằng lòng tin, hùng biện và không khí cách mạng. Ông cần tiền, và “món quà” của ông không gì khác hơn là thứ cả thế giới cần nhưng Venezuela chưa bao giờ thiếu: dầu hoả.
Đi lên từ dầu mỏ, loại bỏ quyết tâm của con người
Những năm đầu của thế kỷ 20, chưa bao giờ thế giới thèm khát dầu hoả đến thế. Giá dầu lúc đó tăng chóng mặt, tăng phi mã, tăng một cách không lý giải nổi.
Chính giá dầu thô đã tạo ra rất nhiều vương quốc thịnh vượng, và Venezuela cũng được thơm lây như thế. Đất nước này bỗng nhiên được thừa nhận là quốc gia có trữ lượng dầu mỏ được tìm thấy lớn nhất thế giới và với quyền lực chính trị trong tay, quá dễ dàng cho Chavez quốc hữu hoá nguồn tài nguyên này mà không gặp quá nhiều lực cản chính trị lẫn kinh tế.
Hugo Chavez đi thăm một nhà máy dầu của Venezuela, trong kế hoạch Đổi dầu lấy nợ mà ông thỏa thuận với Trung Quốc. Ảnh: China Daily.Chính dầu hoả đã tạo ra nguồn lực kinh tế cần thiết cho các chính sách dân tuý của Chavez.
Ngồi trên một đống vàng đen, vị vua không ngai Chavez ban phát cho các thần dân để đổi lấy các ủng hộ chính trị, khiến người ta quên đi những vi phạm nhân quyền của ông. Khi người đói bỗng được ăn no thì không mấy ai nhớ đến hai chữ nhân quyền cả. Đó chính là những gì đã diễn ra ở Venezuela.
Chủ nghĩa Bolivar đặt nặng sự “ấm no” của người dân và người dân rõ ràng đang được ấm no. Vậy hà cớ gì phải than phiền?!
Ngay sau khi dầu hoả làm nên sự thay đổi đời sống Venezuela, vị vua Chavez tiếp tục thực hiện các chính sách để trao cơ hội việc làm cho người dân nước này. Thực tế, việc cho người dân việc làm cũng là một cách trao cho họ một “mục đích sống” như các Nhiệm vụ Bolivar vì với cơ chế bao cấp, người dân Venezuela thậm chí có thể “ngồi mát ăn bát vàng”.
Nhưng chủ nghĩa dân tuý đòi hỏi một chính trị gia phải liên tục thoả mãn những nhu cầu của dân chúng một cách mù quáng, thiếu khoa học và đớn hèn nhất.
Chavez nhanh chóng cho quốc hữu hoá rất nhiều doanh nghiệp, công ty và trao quyền làm chủ cho nhân dân. Hàng loạt công chức xuất hiện với những nghề nghiệp không rõ ràng. Chế độ lao động trở nên hà khắc nhưng là với giới chủ. Luật lao động Venezuela gần như tước bỏ quyền sa thải một công nhân khỏi tay giới chủ, ngay cả khi những người này phạm những lỗi nghiêm trọng như ăn cắp, phá hoại. Tất cả vì một mục tiêu là làm hài lòng cử tri của ông một cách mù quáng.
Nhiều nhà phân tích cho rằng những gì Chavez làm rất thành công về mặt chiến thuật chính trị (vì nó tạo ra một quyền lực vô kể cho ông) nhưng lại rất tồi tệ về mặt chiến lược kinh tế.
Trong khi WHO và FAO liên tục đưa ra những lời khen cho Venezuela vì đã “căn bản xoá đói giảm nghèo” và “tiếp cận y tế rộng khắp”, thì chính bản thân nền kinh tế Venezuela đang mang trong mình một căn bệnh không có thuốc chữa “Căn bệnh Hoà Lan”./.
Kỳ tới: Căn Bệnh Hòa Lan