Tổ chức dân sự - lời giải cho bài toán cứu trợ trong thiên tai
Trước cảnh thiên tai lũ lụt đang diễn ra ở miền Bắc, người dân cả nước đang tìm nhiều cách
Một trong những lời phàn nàn thường gặp về việc để cho con người sống cuộc đời của họ, nói chung không bị chính trị can thiệp vào, là nhiều người đơn giản là không đủ khôn ngoan để có thể tự quản lý cuộc sống của mình. Những người phê bình như thế thường phản ứng lại với các luận cứ do những người ở phía bên kia đưa ra, nói rằng lý do để mọi người được phép tự do là chúng ta đủ khôn ngoan để tự quản lý cuộc sống của mình.
Đánh giá quá cao lý trí của con người là nguyên nhân để một số người có quyền kiểm soát một số người khác, một quyền mà không người nào đủ sức nhận lãnh. |
Thứ nhất, có lẽ là rõ ràng: Nếu người ta không đủ khôn ngoan để có thể tự quản lý cuộc sống của mình thì tại sao chúng ta phải tin rằng có những người đủ khôn ngoan để quản lý cuộc sống của những người khác? Ví dụ, điều gì đảm bảo rằng chúng ta bầu hay bổ nhiệm một số ít người thực sự đủ khôn ngoan – đủ sức quản lý cuộc sống của chính họ – vào chính quyền để chỉ đạo cuộc sống của tất cả những người khác?
Và điều gì đảm bảo rằng họ đủ khôn ngoan để biết cái gì là tốt nhất không chỉ cho mình mà còn cho những người khác? Luận cứ về “người không đủ khôn ngoan” có thể quay trở lại để chống lại những người bảo vệ nó như thế đấy .
Nhưng luận cứ “nhân dân là những người đủ khôn ngoan” cũng có vấn đề. Đây là câu hỏi mang tính thực nghiệm về việc nhân dân nói chung khôn ngoan đến mức nào và họ có thực sự đủ khôn ngoan để quyết định hay không. Bằng chứng thực nghiệm từ tâm lý học và kinh tế học hành vi cho thấy hầu như tất cả mọi người đều còn lâu mới có lý trí hoàn hảo của Con Người Kinh Tế.
Thậm chí nếu sự thật là chúng ta đủ khôn ngoan để quản lý cuộc sống của chúng ta, thì điều đó cũng không có nghĩa là chúng ta có thể đủ khôn ngoan để quản lý cuộc sống của những người khác? Về mặt lịch sử, luận cứ ủng hộ chủ nghĩa xã hội và các hình thức can thiệp nhẹ nhàng hơn, không đến mức bao trùm xã hội của chính phủ thường dựa vào lời tuyên bố mạnh mẽ về lý trí của con người. Nếu chúng ta đủ khôn ngoan để kiểm soát thiên nhiên, thì chắc chắn là chúng ta có thể làm tương tự như thế đối với xã hội.
Thái độ kiêu ngạo chết người
Luận cứ như thế thường xuất hiện trong ngôn từ của những người muốn làm những điều tốt nhất cho xã hội, cũng như những người chân thành tin rằng chúng ta có thể cải thiện số phận của nhiều người bằng cách giao cho chính phủ hay toàn dân nhiều quyền quyết định hơn.
Nhưng, niềm tin sai lầm như vậy vào sức mạnh của lý trí, Hayek gọi là “thái độ kiêu ngạo chết người”, có thể và đã dễ dàng trượt vào quyền lực chỉ vì quyền lực khi những nỗ lực lập kế hoạch xã hội một cách duy lý thất bại thường biến thành những nỗ lực phi nhân tính nhằm kiểm soát xã hội, gắn liền với thuyết ưu sinh trong Kỷ Nguyên Tiến Bộ (ở Hoa Kỳ, từ những năm 1890 đến những năm 1920 – ND).
Đánh giá quá cao lý trí của con người là nguyên nhân để một số người có quyền kiểm soát một số người khác, một quyền mà không người nào đủ sức nhận lãnh.
Vậy, nếu con người không đủ khôn ngoan để đưa ra quyết định, kể cả những người có chức có quyền, nếu người ta thậm chí không thể quản lý được cuộc sống của chính mình, thì tự do chính xác có nghĩa là gì?
Chúng tôi muốn phân biệt hai tuyên bố khác nhau sau đây:
“Tôi rất khôn ngoan và vì vậy có thể quản lý cuộc sống của tôi một cách tuyệt vời”.
và
“Tôi không hiểu biết nhiều, nhưng không ai hiểu biết tốt hơn tôi cách thức quản lý cuộc sống của chính tôi”.
Câu đầu tiên là tuyên bố chắc chắn về lý trí của con người. Câu thứ hai là tuyên bố khiêm tốn hơn, nó nói rằng, so với những người khác thì tôi là người có nhiều khả năng hơn trong việc đưa ra những quyết định tốt nhất đối với tôi.
Nhưng tuyên bố thứ hai vẫn bỏ qua một số yếu tố quan trọng, biện minh cho việc cho phép những người thậm chí là thiếu lý trí và sai lệch về nhận thức được tự do quản lý cuộc sống của mình. Nếu nhân loại có các tổ chức kinh tế, chính trị và xã hội đúng đắn, thì người ta có thể quan sát hành vi của nhau và xác định được loại hành vi nào “có ích”, còn loại nào không và họ có thể bắt chước những lựa chọn làm cho những người khác thành công.
Các tiến trình xã hội là tiến trình học tập, và tất cả chúng ta sống tốt hơn bằng cách bắt chước những sáng kiến giúp những người khác thành công. Cả quá trình tiến hóa trong lĩnh vực sinh học lẫn lĩnh vực xã hội đều đòi hỏi phải có đổi mới, đòi hỏi phải có một số biện pháp nhằm xác định xem đổi mới như vậy có lợi hay không, và sau đó là quá trình bắt chước hay sao chép đổi mới của những người khác. Những quá trình đổi mới và bắt chước như thế là nguồn gốc của tiến bộ, cả trong thế giới tự nhiên và lẫn trong xã hội loài người.
Tiến hóa sinh học, tất nhiên, có cả ba. Đổi mới diễn ra thông qua đột biến gen. Những đột biến làm cho một gen hay một con vật hoặc một nhóm sống sót và sau đó được truyền lại cho thế hệ tiếp theo. Sống sót là tiêu chuẩn của thành công, còn chuyển giao đột biến đó thông qua sinh sản là hành động bắt chước.
Thị trường là quá trình học tập
Từng cá nhân, chúng ta có thể không biết nhiều, nhưng cùng nhau, với những thiết chế đúng đắn, chúng ta có thể học hỏi nhau và, ở trong tập thể, chúng ta có thêm hiểu biết. |
Chúng ta thấy các quá trình tương tự như thế trên thị trường. Các doanh nhân xuất hiện với ý tưởng mới, và đó là đổi mới. Các tín hiệu lãi và lỗ của thị trường là chỉ dấu về thành công hay thất bại trong việc tạo ra giá trị cho những người khác. Những người sản xuất khác phản ứng với tín hiệu lợi nhuận bằng cách bước vào thương trường và làm ra món hàng tương tự, và đấy chính là quá trình bắt chước và học tập về kinh tế.
Trong cả hai quá trình đó, tiến bộ được xác định từ quan điểm học tập, và quá trình học tập như vậy diễn ra bởi vì có thể để xác định được những đổi mới giúp những người khác thành công và cách bắt chước họ. Cái gì tạo ra tiến bộ thì cũng có cơ hội sống sót tốt hơn (trong quá trình tiến hóa về sinh học) hoặc khả năng tạo ra giá trị (trên thị trường). Đó là cái đẹp của lời tuyên bố của Matt Ridley rằng tiến bộ xã hội xuất phát từ “ý tưởng làm tình”. Một quá trình tương tự cũng diễn ra trong lĩnh vực văn hóa, nơi, sáng tạo có thể được công nhận và bắt chước, đó là nhận thức ban đầu về “trào lưu”.
Từng cá nhân, chúng ta có thể không biết nhiều, nhưng cùng nhau, với những thiết chế đúng đắn, chúng ta có thể học hỏi nhau và, ở trong tập thể, chúng ta biết nhiều.
Con đường duy nhất dẫn tới tiến bộ là để cho mọi người tự do đổi mới |
Luận cứ biện minh cho quyền tự do của con người không phải là chúng ta khôn ngoan đến mức chúng ta có thể quản lý được cuộc sống của mình thực sự tốt, mà là từng người chúng ta không khôn ngoan đến như thế và biện pháp duy nhất để chúng ta có thể trở thành khôn ngoan hơn là học hỏi lẫn nhau.
Quá trình học tập đòi hỏi phải có quyền tự do sáng tạo và tự do bắt chước và nó phải bao gồm quy trình đáng tin cậy chứng tỏ sự thành công. Không ai có đủ kiến thức để quản lý cuộc sống của mình một cách hoàn hảo, cũng không ai có đủ kiến thức để quản lý cuộc sống của những người khác. Đó là lý do vì sao chúng ta cần tự do, tự do và đặc biệt là tự do kinh tế, để thử nghiệm, dù thành công hay thất bại và bắt chước để cải thiện. Tương tự như vậy, điều mà John Stuart Mill gọi là “làm thí nghiệm trong lúc sống” cũng quan trọng đối với tiến bộ xã hội, văn hoá, như tinh thần kinh doanh đối với tiến bộ kinh tế.
Luận cứ ủng hộ quyền tự do, được do những người theo chủ nghĩa tự do cổ điển, như Hayek, đưa ra, không phải là dựa trên những cá nhân rất duy lý, có khả năng đưa ra những quyết định tối ưu. Mà là tín điều khiêm tốn, cho rằng lý trí của chúng ta là có giới hạn.
Và đó thái độ khiêm tốn như thế chính là nền tảng cho quyền tự do: con đường duy nhất dẫn tới tiến bộ là để cho mọi người tự do đổi mới và bắt chước bằng cách phát triển các thiết chế nhằm cung cấp thông tin và động lực cần thiết để đánh giá thành công và khuyến khích người ta bắt chước.
Đấy chính là cái mà thị trường tự do và quyền tự do xã hội trong xã hội tự do và cởi mở cung cấp cho người dân. Chúng ta không đủ khôn ngoan để đưa nó vào cuộc sống, nhưng chúng ta có thể dễ dàng bị đau khổ do thái độ ngạo mạn, đủ sức phá hủy trật tự của các thiết chế giúp cho tự do làm công việc của mình, mặc cho những định kiến về nhận thức và lý trí có giới hạn, vốn là đặc điểm của những người tiến bộ nhất trên hành tinh của chúng ta. Những điều chúng ta học được của nhau, chứ không phải những điều mỗi người chúng ta biết là cơ hội của tự do.
Steven Horwitz là Giáo sư kinh tế học tại St. Lawrence University và tác giả cuốn Hayek’s Modern Family: Classical Liberalism and the Evolution of Social Institutions. |