‘Số hóa’ chủ nghĩa Lênin
Cuốn sách “Retrofitting Leninism - Participation without democracy” của Phó giáo sư Khoa học Chính trị Dimitar Gueorguiev, được xuất
—
Sự cảnh báo dành cho giới tinh hoa
Những chế độ toàn trị luôn phải lo lắng về tầng lớp tinh hoa của mình, những người góp phần lớn quyết định tương lai của chế độ sẽ chuyển biến tốt hay xấu, và có khả năng cao “đứng về bên chiến thắng” thông qua việc “di chuyển” lòng trung thành của mình. Truyền thông do nhà nước kiểm soát phải có nhiệm vụ trấn an những “rường cột nước nhà” để người cai trị đương nhiệm (hoặc giới cầm quyền) giữ được an toàn, tiếp tục đoàn kết và trung thành với chế độ.
Sự thống trị rõ rệt về truyền thông là cách tốt nhất để cảnh báo các thành viên chủ chốt của liên minh cầm quyền rằng đào ngũ sẽ bị trừng phạt, mà cụ thể nhất bằng cách bôi nhọ, nói xấu những kẻ đào ngũ trên báo chí. Trong trường hợp này, những gì truyền thông truyền đạt tại bất kỳ thời điểm nào đều kém quan trọng hơn khả năng có thể áp đặt bất kỳ thông điệp nào của giới cầm quyền. Những nhà độc tài cũng ý thức được điều đó. Như Guillermo O’Donnell và Philippe Schmitter đã chỉ ra, chính thể phi tự do có thể bắt đầu tan rã, nếu và khi những người cầm quyền ôn hòa quyết định định vị và liên hệ với phe đối lập ôn hòa, những người họ có thể thương lượng. Giữ các thành phần trong cộng đồng của giới tinh hoa khỏi sự tan đàn xẻ nghé và tìm cách thoát ra là một mục tiêu cốt yếu của chế độ và từ đó cũng là nhiệm vụ chủ yếu của giới truyền thông thuộc quyền.
Ở Trung Quốc, Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sử dụng quyền lực thao túng truyền thông của mình để gửi cảnh báo đến những “khán giả” tinh hoa chủ chốt. Họ bao gồm những lãnh đạo của ĐCSTQ cũng như bộ máy quan chức nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp đang ngày một mở rộng, tăng trưởng và gắn bó chặt chẽ với ĐCSTQ. Anne-Marie Brady đã nhận thấy vai trò cực kỳ quan trọng của truyền thông nhà nước của Trung Quốc khi là “nhánh quyền lực thứ tư của chính quyền” (chứ không phải là “tài sản thứ tư”) và là nơi mà chính quyền ưa chuộng khi truyền tải thông điệp ủng hộ đảng và nhà nước tới giới tinh hoa .
Tổng thống Nga Vladimir Putin sử dụng truyền thông để phô trương quyền lực của mình tới các nhóm quan trọng. Ông ta đặc biệt muốn giữ vững tác phong của những siloviki (người đàn ông mạnh mẽ), những người phục vụ trong quân đội, lực lượng cảnh sát, và bộ máy an ninh quốc gia. Những nhóm khán giả mục tiêu khác để thương hiệu Putin phô bày sức mạnh (gồm những khách mời được ngồi kề cận khán đài tại một giải đấu quyền anh không găng, kế bên ngôi sao hành động Jean-Claude Van Damme và phát tán rộng rãi những tấm hình chụp Putin cởi trần cưỡi ngựa và vác theo khẩu súng để săn sói) gồm bộ máy hành chính nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là những công ty năng lượng và những nhà sản xuất tài nguyên thiên nhiên khác, những người đóng vai trò to lớn trong nền kinh tế nước Nga. Sự thống trị của Putin trên sóng phát thanh nhắc nhở các nhóm trên rằng lợi ích của họ nhận được từ địa vị lãnh đạo tối cao của ông ta và họ nên sợ hãi sự bất mãn của Putin lẫn những điều “tồi tệ” có thể xảy đến khi ông rời chính trường.
Giai đoạn cuối năm 2012, khi Quốc hội Hoa Kỳ thông qua đạo luật Magnitsky đã dấy lên một phép thử của Putin dành cho giới tinh hoa của mình. Lấy tên của Sergei Magnitsky, một luật sư Nga đã chết trong một nhà tù ở Moscow vào năm 2009 sau khi bị bỏ tù vì vạch trần tham nhũng, đạo luật áp đặt lệnh trừng phạt chính thức của Hoa Kỳ (cấm du lịch và giao dịch ngân hàng) lên một loạt các quan chức Nga. Việc thông qua đạo luật này là một nỗ lực để cho các thành viên giới tinh hoa của Putin thấy rằng họ có thể bị phải chịu trách nhiệm cá nhân vì vi phạm nhân quyền tại quê nhà. Sau khi chính phủ Hoa Kỳ ban bố danh sách 18 người chịu trừng phạt vào tháng Tư năm 2013, các quan chức của chính quyền Putin đã xuất hiện trên các chương trình truyền hình quốc gia nổi bật để bác bỏ và phỉ báng lệnh trừng phạt. Mặc dù văn bản pháp lý này của Hoa Kỳ có thể khiến một số giới chức Moscow cảm thấy việc ủng hộ Putin sẽ không còn mang lại lợi ích cho họ, sự xuất hiện của các gương mặt trên truyền hình quốc gia đã báo hiệu cho những người trong cuộc rằng điện Kremlin của Putin sẽ không nhân nhượng khi yêu cầu họ tiếp tục trung thành.
Tương tự như vậy, điện Kremlin có thể sử dụng truyền thông “đã thuần hóa” của mình như một cách để giữ các quan chức địa phương “đi đúng đường”. Trong cuộc truy quét phe đối lập sau buổi lễ nhậm chức Tổng thống nhiệm kỳ thứ 3 của Putin vào tháng 5/2012, truyền thông do nhà nước kiểm soát đã hết lời ca tụng các thống đốc đã ra lệnh bắt giữ các nhà hoạt động đối lập.
Khán giả đại chúng – đám đông cần được dẫn dắt
Truyền thông nhà nước hoạt động nhằm khiến khán giả đại chúng kính trọng và úy kị chế độ, nhưng quan trọng không kém là nhiệm vụ “nuôi dưỡng” sự thờ ơ và thụ động. Ở đây, phương pháp chính được truyền thông nhà nước sử dụng là một sự trộn lẫn của việc làm lệch lạc, bóp méo và làm sao lãng thông tin, thúc đẩy thứ mà học giả dân chủ Ivan Krastev gọi là “chủ nghĩa độc tài của đám xác sống”.
Để giữ vững quyền lực, một chế độ độc tài cần phải giữ đám đông tách biệt khỏi chính trị. Truyền thông do nhà nước kiểm soát có thể trợ giúp bằng cách thống nhất nhấn mạnh lợi ích của việc “giữ nguyên hiện trạng” và “ác quỷ hóa” bất kỳ điều gì chống lại nó. Cảnh báo rằng việc theo đuổi sự thay đổi sẽ phải trả giá đắt, và những huyễn tưởng về lợi ích đạt được không mang lại hiệu quả mong đợi. Truyền thông đương thời do nhà nước kiểm soát thường xuất hiện trong nhiều phép tu từ mà Albert O. Hirschman đã mổ xẻ cách đây vài thập kỉ trong nghiên cứu kinh điển của ông về mỹ từ của phản động lực[1]. Những nỗ lực đa dạng của các chương trình phát sóng nhằm cho thấy thay đổi chính trị sẽ kết thúc trong vô vọng hoặc thậm chí với kết quả trái ngược hoàn toàn với mong muốn, và điều đó sẽ dẫn tới một cái giá không thể chấp nhận được hoặc gây ra hậu quả xấu đối với xã hội.
Kể từ khi các cuộc biểu tình nổ ra ở Nga vượt qua những cuộc bầu cử quốc hội đáng ngờ vào tháng 12/2011, chiến lược truyền thông của chế độ đã nhắm tới mục tiêu giảm thiểu các cuộc vận động phổ biến bằng các chương trình giải trí. Tại sao phải xuống đường biểu tình hay tham gia một nhóm dân sự trong khi có những thứ hấp dẫn như Dom-2, một phiên bản thực tế series phim Big Brother đang đón đợi bạn ở nhà? Với cách đối phó với đông đảo quần chúng như vậy, chính quyền Putin đã bắt đầu bắt chước phương pháp của giai đoạn hậu Soviet, khi tập trung vào giải trí hơn là vận động chính trị.
Truyền hình quốc gia là công cụ chính được sử dụng. Ở những xứ sở độc tài, đây thường là kênh mà trên ¾ dân chúng mở ra để theo dõi tin tức chính trị. Ở Trung Quốc, ngay cả trong thời đại bùng nổ Internet, tin tức vẫn được tiêu thụ chủ yếu thông qua mạng lưới truyền hình quốc gia. Ở Nga, 88% người được hỏi trong một khảo sát của trung tâm Levada đã cho biết họ xem thời sự trong nước và quốc tế trên TV. Không có nguồn tin nào khác vượt ngưỡng 25%. Trong cuộc khảo sát tương tự, 51% nói rằng họ tin tưởng vào đài truyền hình. Con số này vẫn rất đáng kể, ngay cả khi nó biểu thị sự suy giảm mạnh về số người tin tưởng truyền hình Nga. Vào cuộc khảo sát hồi tháng 8/2009, con số này lên đến 79%. Những minh chứng từ nhiều quốc gia khác nhau như Azerbaijan, Belarus, Cam-pu-chia, Iran, và Việt Nam vẽ nên một bức tranh về sự nổi trội và tầm ảnh hưởng của truyền hình bị nhà nước thao túng, không khác gì hiện trạng ở Nga.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều người Nga theo dõi truyền thông nhà nước nghi ngờ về những gì mình được xem. Nghiên cứu của Ellen Mickiewicz về người xem truyền hình Nga đã chỉ ra họ không đơn giản chấp nhận những gì mà các kênh chịu kiểm soát của điện Kremlin hiển thị, thay vào đó là xử lý thông tin theo cách phức tạp khác với những gì giới cầm quyền mong muốn. Những ngờ vực ngày một gia tăng đối với truyền hình quốc gia ở Nga có thể báo trước những hạn chế của mô hình truyền thông lai tạp thụ động này.
Dĩ nhiên là truyền hình cùng các phương tiện truyền thông chính thức khác cũng đã chứng tỏ được sự hiệu quả của mình thông qua việc tính phí đắt đỏ những thông điệp chủ động gây tranh cãi với chính quyền. Đông đảo quần chúng đã và đang tiếp thu tư tưởng cho rằng họ chỉ làm được rất ít để thay đổi cục diện. Họ vẫn còn thờ ơ và phi chính trị. Chính quyền Bắc Kinh, Nga và thủ phủ của các nước độc tài khác đã hun đúc hệ thống truyền thông nhà nước, gợi ý cho những hành vi phù hợp với thứ mà Barbara Geddes và John Zaller đã quan sát được ở chính quyền độc tài quân sự Brazil, những kẻ đã thống trị đất nước này từ năm 1964 đến 1985. Đặc biệt, họ lưu ý rằng “ảnh hưởng chính khi tiếp xúc với truyền thông thiên chính phủ là sự cổ xúy những người hờ hững chính trị chí ít trở thành người ủng hộ thụ động chính sách của chính phủ”. Nói cách khác, thậm chí khán giả của truyền hình quốc gia không nhất thiết tin vào những gì họ xem, họ cũng tỏ ra là có.
Cuối cùng, cũng cần đề cập đến việc nhiều chế độ độc tài tìm lực lượng ủng hộ nòng cốt của họ ở khu vực nông thôn và những nhóm cư dân ít học – những nhóm người mà truyền thông nhà nước tỏ ra đặc biệt có hiệu quả. Ở Trung Quốc, những cử tri này tiếp tục là khán giả chính của CCTV, trong khi công dân trẻ và có học vấn của Trung Quốc nghiêng dần về Internet. Truyền hình quốc gia Nga thận trọng mớm cho người dân trong nước những dòng thông tin ổn định mô tả Nga bị bao vây vởi những nguy cơ từ nước ngoài mà đặc biệt là Mỹ. Số ít người xem có học vấn hoặc kinh nghiệm có thể nói cho họ nếu không có khuynh hướng đặt lòng tin vào truyền thông nhà nước khi các phương tiện này lên án (kịch liệt) những chủ định hoặc chính sách của Hoa Kỳ. Sẽ không ngoa khi nói rằng chủ nghĩ bài Mỹ bằng nhiều con đường đã trở thành thứ gần nhất với thứ “tư tưởng” thống nhất rằng điện Kremlin ngày nay giữ và đóng vai trò hợp pháp quan trọng cũng như đảng cộng sản Trung Quốc.
(Còn tiếp)
Chú giải của người dịch
[1] Tác phẩm The Rhetoric of Reaction: Perversity, Futility, Jeopardy (Mỹ từ về phản động lực: bất công, vô dụng, nguy hiểm)