Sức bền của nền dân chủ: Nhìn bầu cử Hoa Kỳ và hy vọng ở Việt Nam
🎧Mời bạn nghe bản audio của bài này:Sức bền của nền dân chủ: Nhìn bầu cử Hoa Kỳ và
Một gia đình người tị nạn Việt Nam tại Thái Lan sẽ phải huỷ tấm vé máy bay sang Mỹ định cư vào ngày 22/2 tới đây vì lệnh cấm của Tổng thống Donald Trump.
Trao đổi với Luật Khoa tạp chí, luật sư Trịnh Hội, Giám đốc điều hành tổ chức VOICE cho biết, “gia đình này đã tị nạn ở Thái Lan nhiều năm nay. Họ được chính phủ Mỹ công nhận tư cách tị nạn cách đây 4 năm, dĩ nhiên trước đó thì Cao uỷ Tị nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) cũng đã công nhận họ rồi”.
Nhân viên UNHCR ở Thái Lan đang trợ giúp một người tị nạn. Ảnh chỉ có tính chất minh hoạ. Nguồn: UNHCR.“Họ đã làm xong xuôi hết tất cả các thủ tục ở Thái Lan, đã được một gia đình bên Mỹ bảo trợ, vé máy bay cũng đã đặt xong và chỉ còn chờ lên đường vào ngày 22/2 tới đây. Thế nhưng bây giờ mọi thứ sẽ phải đình lại vì lệnh cấm của TT Trump mà không biết tương lai sẽ ra sao”.
Luật sư Trịnh Hội cho biết ông không thể tiết lộ danh tính của gia đình này vì lý do an toàn.
Sắc lệnh cấm nhập cảnh nói trên được TT Mỹ Donald Trump ban hành ngày 27/1 vừa qua và có hiệu lực ngay lập tức.
Một trong những nội dung của sắc lệnh này là tạm hoãn việc nhập cư vào Mỹ với tất cả người tị nạn trong vòng 120 ngày, ghi tại Điều 5(a).
Bên cạnh đó, điều khoản cấm nhập cảnh đối với công dân từ 7 quốc gia Hồi giáo cũng gây tranh cãi không kém và bị cáo buộc là phân biệt đối xử với người Hồi giáo, gây ra cuộc khủng hoảng hiến pháp đầu tiên dưới nhiệm kỳ của Trump. Ít nhất 4 thẩm phán liên bang Mỹ đã ra lệnh tạm đình chỉ một phần sắc lệnh này.
Lệnh cấm được TT Mỹ ban ra và có hiệu lực ngay lập tức, không có động thái báo trước nào. Điều đó khiến cho kế hoạch nhập cảnh vào Mỹ của nhiều người bị đảo lộn, trong đó có gia đình người Việt Nam tị nạn nêu trên.
Luật sư Trịnh Hội cho biết, “trong hơn 20 năm trợ giúp pháp lý cho người tị nạn của tôi, đây là thời điểm khó khăn nhất với những ai được Cao uỷ chỉ định đi Mỹ”.
“Trước đây, người tị nạn chỉ cần chứng minh là họ bị truy bức ở trong nước là đủ điều kiện được công nhận tư cách tị nạn và được xem xét cho vào Mỹ. Nhưng nay, TT Trump còn yêu cầu người tị nạn phải chứng minh là họ có thể làm lợi cho nước Mỹ thì mới đủ điều kiện”, ông Hội nói.
“Làm sao những người tị nạn lang thang, chạy trốn khắp nơi hàng chục năm qua có thể chứng minh được điều đó? Điều này vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về người tị nạn mà chính nước Mỹ đã ký kết”.
Cánh cửa của người tị nạn Việt Nam và thế giới sẽ còn hẹp hơn nữa, vì sắc lệnh của TT Trump cắt giảm gần một nửa số lượng người tị nạn mà Mỹ sẽ nhận trong năm nay. Theo đó, họ sẽ chỉ nhận tối đa 50 nghìn người, thay vì 70-90 nghìn người mỗi năm như dưới thời TT Bush và Obama trước đó.
Hiện vẫn còn nhiều người Việt Nam tị nạn tại Thái Lan và Cambodia. Luật Khoa không có thông tin về người tị nạn Việt Nam đang cư trú ở những nước khác.
Những người tị nạn này gồm một số thuyền nhân vượt biên sau năm 1975 và người tị nạn mới rời khỏi Việt Nam từ những năm 2000 trở lại đây.
Một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam vào năm 2002 cho biết, có hiện tượng nhiều người thuộc các sắc tộc thiểu số ở Tây Nguyên vượt biên sang Cambodia.
Tờ The Phnom Penh Post trích lời quan chức của Cao uỷ Liên Hiệp Quốc về người tị nạn thì cho hay, trong khoảng thời gian từ 2014 đến giữa 2015, có hàng trăm người Thượng (Montagnards) – một nhóm Cơ đốc giáo thiểu số ở Tây Nguyên – vượt biên sang Cambodia với lý do bị đàn áp về tôn giáo và chính trị. Nhiều người sau đó đã bị trục xuất trở lại Việt Nam nhưng vẫn có đến 199 người ở lại Cambodia tị nạn.
Tài liệu tham khảo: