Sư Thích Minh Đạo rời Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Chính quyền tiếp tục ngăn chặn Pháp Luân Công
Bản tin tôn giáo tháng 8/2024 có một số thông tin đáng chú ý sau.
Bảo lãnh, thế chấp, tiền mặt – Fred Trump chuẩn bị sẵn mọi phương án và không để cho canh bạc rủi ro nào động đến cậu con trai của mình.
Cuối thập niên 1980, các canh bạc lớn của Donald Trump lần lượt bể hụi. Hãng hàng không “Phi thuyền Trump” không trả nổi nợ vay trong suốt 15 tháng. Khách sạn Plaza chìm ngập trong nợ nần, phá sản trong vòng bốn năm. Các sòng bạc ở thành phố Atlantic, cũng ngập trong nợ, từng cái một tuyên bố phá sản.
Thứ duy nhất chưa bị phá thủng là tấm lưới an toàn của người cha Fred Trump. Ngay khi tình hình tài chính của Donald Trump sắp vỡ sụm, các công ty hợp danh và công ty gia đình ngay lập tức tăng cường đóng góp cho Donald cùng những người con. Giữa năm 1989 và 1992, theo số liệu khai thuế, bốn tổ chức do Fred Trump lập ra để hỗ trợ các con mình đã trả cho Donald Trump tổng cộng số tiền tương đương thời giá hiện tại là 8,3 triệu đô.
Sự hào phóng của Fred Trump cũng cho Donald một chỗ dựa sống còn khi con trai ông cầu xin sự giúp đỡ từ các ngân hàng cho khoản vay khẩn cấp vào năm 1990. Với quá nhiều dự án thua lỗ, Donald Trump không có bao nhiêu tài sản thế chấp đáng kể để vay tiền. Điều chưa từng được tiết lộ là Donald đã sử dụng phần của mình trong đế chế mini và dự án cho người lớn tuổi ở East Orange làm thế chấp để vay thêm 65 triệu đô.
Các khoản khai thuế cũng chỉ ra là vào đỉnh điểm khủng hoảng tài chính của Donald Trump, cha của ông đã rút ra một lượng lớn tiền từ đế chế của mình. Vào năm 1990, thu nhập cá nhân của Fred Trump đột ngột tăng lên tới 49.638.928 đô – gấp nhiều lần so với những năm trước.
Theo lời các nhân viên cũ, Fred Trump rất hạn chế nhận tiền từ các công ty của mình vì không muốn phải trả thêm các khoản thuế thu nhập. Thế nên vì sao một người ở tuổi 85, chi li từng đồng, cực kỳ ghét phải đóng thuế, đang ở đoạn hoàng hôn của sự nghiệp lại đột nhiên rút nhiều tiền đến vậy từ các sản nghiệp của mình, tạo ra khoản thuế phải trả lên đến 12,2 triệu đô?
Tờ New York Times không tìm được bằng chứng nào về việc Fred Trump dùng số tiền đó trả khoản vay lớn hoặc đóng góp từ thiện. Các khoản chi tiêu của ông không thay đổi từ lúc bắt đầu sự nghiệp cho tới cuối đời. Theo sổ sách tài chính về chi tiêu cá nhân của ông, Fred Trump chi tổng cộng 8.562 đô trong năm 1991 và 1992 cho hoạt động du lịch và giải trí. Khoản chi rộng rãi nhất của ông là mua quà cho vợ từ cửa hàng quần áo Antonovich Furs hoặc tổ chức tiệc gia đình tại Peter Luger Steak House ở Brooklyn. Nhà của ông tại Midland Parkway ở Jamaica Estates, Queens, được xây bằng loại gạch bình thường như rất nhiều công trình ông đã xây dựng, không có gì khác biệt với các nhà hàng xóm xung quanh ngoại trừ các cây cột trắng và cổng trước gắn khung viền đặc trưng.
Tuy vậy, nhiều dấu hiệu cho thấy ông cần một lượng lớn tiền mặt để giải cứu con trai khi cần.
Như trường hợp tại sòng bạc Castle của con trai ông. Donald Trump đã chi tiêu hào phóng cho việc trang hoàng chỉnh sửa sòng bạc, khiến cho nơi này không còn bao nhiêu tiền mặt để duy trì chi phí hoạt động. Bản thân Donald Trump lẫn sòng bạc đều không có đủ tiền để chi trả khoản vay tới hạn vào tháng 12/1990.
Vào ngày 17/12/1990, Fred Trump giao Howard Snyder, một kế toán tin cẩn, đến thành phố Atlantic với tờ chi phiếu 3,35 triệu đô trong tay. Ông Snyder dùng hết 3,35 triệu đô mua các con chip đánh bạc và rời khỏi sòng bạc mà không chơi bất kỳ ván nào. Ngay cả khoản tiền này cũng chưa đủ, vì cùng ngày hôm đó, theo như tài liệu thu thập được, Fred Trump đã phải ký chi phiếu thứ hai trị giá 150.000 đô cho sòng bạc Castle của Donald.
Việc cho vay 3,5 triệu đô theo cách này bị xem là bất hợp pháp theo luật đánh bạc của New Jersey, có mức phạt lên tới 65.000 đô, nhưng nó giúp Donald Trump thoát hiểm khỏi cảnh đổ nợ.
(Còn nữa)
Bài tóm tắt: Huyền thoại về ‘tỉ phú tự thân’ Donald Trump
Kỳ 1: Vén màn đế chế gia tộc Trump
Kỳ 2: Cha giàu và triệu phú 8 tuổi
Kỳ 3: Fred Trump nhận trợ cấp chính phủ để gây dựng gia tài
Kỳ 4: Fred Trump và nỗ lực gây dựng hình ảnh tỉ phú tự thân cho con trai
Bài viết này nằm trong loạt bài giới thiệu phóng sự điều tra đặc biệt của tờ New York Times về quá trình làm giàu của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Đây là phóng sự dựa trên hơn 100.000 tài liệu, hồ sơ, sổ sách tài chính liên quan đến hoạt động kinh doanh của gia đình Trump từ những năm 1970. Bên cạnh đó, New York Times cũng tiến hành phỏng vấn hàng loạt nhân viên cũ của công ty gia đình Trump và các học giả, chuyên gia về thuế. Tổng thống Trump từ chối đề nghị phỏng vấn của tờ Times, còn luật sư của ông thì bác bỏ toàn bộ cáo buộc gian lận thuế và trốn thuế mà phóng sự nêu ra.