Chủ nghĩa nào là điểm đến cuối cùng của nhân loại?
Chuyên mục Đọc sách cùng Đoan Trang tuần này xin giới thiệu quyển sách "The End of History and
Vừa khiến đất nước bị cô lập, vừa gây khủng hoảng xã hội.
Bài viết này nằm trong số báo tháng Mười năm 2022 của Luật Khoa tạp chí, được phát hành lần đầu trên ấn bản PDF đề ngày 6/10/2022.
Năm 1945, khi Liên Hiệp Quốc được thành lập, Trung Quốc là một trong 51 thành viên sáng lập, và là một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an. [1]
Tên gọi của nước này khi đó là Trung Hoa Dân Quốc (Republic of China - ROC), và chính quyền do Quốc Dân Đảng (KMT) kiểm soát.
Chính quyền Quốc Dân Đảng giữ chiếc ghế này ngay cả sau khi đã thất bại trong cuộc nội chiến với Đảng Cộng sản Trung Quốc, phải rút về Đài Loan từ năm 1949.
Đến tháng 10/1971, các thành viên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu thông qua nghị quyết trục xuất Trung Hoa Dân Quốc, chấp nhận nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (People’s Republic of China - PRC), do Đảng Cộng sản Trung Quốc lập ra, làm thành viên thay thế. [2]
Kể từ đó, Trung Hoa Dân Quốc, hay tên gọi quen thuộc hơn là Đài Loan, trở thành một nước hiếm hoi tồn tại bên ngoài Liên Hiệp Quốc.
Sự kiện trên hẳn là quen thuộc với nhiều người có quan tâm đến tình hình quốc tế. Không ít người gán cho nguyên nhân của nó nằm ở sức ép từ Trung Quốc, cùng với việc Mỹ “bắt tay” Đảng Cộng sản nước này, “bỏ rơi” Đài Loan.
Đó là những nhận định hoàn toàn chính xác.
Nhưng ít người biết rằng chính quyền Quốc Dân Đảng cũng “có công” rất lớn trong sự kiện này.
Chính xác hơn, nó đến từ chính sách “một Trung Quốc” mà Quốc Dân Đảng kiên quyết duy trì trong một thời gian rất dài, bất chấp tính phi thực tế và hệ lụy tiêu cực cho sự phát triển nhiều mặt của Đài Loan.
Trước khi mất ghế ở Liên Hiệp Quốc, Quốc Dân Đảng đã tự cắt đứt sợi dây liên kết của mình với nhiều quốc gia.