Tổ chức dân sự - lời giải cho bài toán cứu trợ trong thiên tai
Trước cảnh thiên tai lũ lụt đang diễn ra ở miền Bắc, người dân cả nước đang tìm nhiều cách
Bộ An ninh Quốc gia Đức (Stasi) là cơ quan an ninh khét tiếng của Cộng hoà Dân chủ Đức thời Chiến tranh Lạnh, chuyên phụ trách việc bảo vệ chế độ cộng sản. Chiến lược chính của cơ quan mật vụ này là theo dõi và thu thập dữ liệu về bất kỳ người dân nào mà họ nghi ngờ.
Stasi được lập ra ngày 8/2/1950. Ngày nay, một phần trụ sở của cơ quan này tại Berlin được biến thành Bảo tàng Stasi phục vụ công chúng.
Thông qua mạng lưới mật vụ và chỉ điểm của mình, Stasi tiến hành theo dõi và thu thập thông tin của hàng nghìn công dân. Thông tin được lưu trữ trong các tập hồ sơ như thế này.
Stasi sử dụng nhiều thiết bị theo dõi rất tinh vi ngay từ những năm Chiến tranh Lạnh. Hình dưới là một camera được giấu dưới khuy áo.
Một camera quay lén khác được gắn trong một chuồng chim.
Một chiếc đài cassette có gắn camera quay trộm.
Mọi thư từ khả nghi ở Đông Đức đều bị bóc và đọc trộm trước khi đến tay người nhận. Thiết bị này cho phép mở phong bì thư có dán keo mà không để lại dấu vết nào.
Đây là một cánh cửa có gắn máy nghe trộm tại một gia đình Đông Đức. Gia đình này có người thân ở Tây Đức nên bị Stasi tình nghi là gián điệp. Chỉ 17 năm sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, gia đình này mới phát hiện ra máy nghe trộm này trong một lần sửa nhà.
Một nhân viên mật vụ Đông Đức giả trang như một khách du lịch sành điệu, với đầy đủ thiết bị ghi âm, ghi hình.
Đây không phải là một chiếc thắt lưng bình thường. Nó có gắn camera bí mật.
Chiếc giày rất sành điệu này cũng không phải là một chiếc giày bình thường. Một thiết bị nghe lén được gắn chìm vào bên trong.
Một gốc cây ven đường cũng có thể mang lại hiểm hoạ cho những ai bị theo dõi.
Một nhân viên an ninh Stasi đang “tác nghiệp” tại trụ sở.
Còn đây là những hình ảnh do mật vụ Stasi chụp trộm được.
Những ai từng bị theo dõi có thể yêu cầu Bảo tàng Stasi cho phép tra cứu hồ sơ của chính mình.