Mời cộng tác mục Tôn giáo: Viết về tôn giáo không khó như bạn nghĩ

Tranh: Thái Thanh/Luật Khoa.
Tranh: Thái Thanh/Luật Khoa.

Bạn đọc thân mến,

Nếu bạn quan tâm đến tôn giáo, dù bạn là sinh viên hay phóng viên, nhân viên văn phòng hay tín đồ tôn giáo, bạn có thể viết về chủ đề này ngay bây giờ và đăng trên Luật Khoa tạp chí.

Viết về tôn giáo có khó không?

Cách đây một năm, tôi cũng từng nghĩ rằng viết về tôn giáo rất khó vì đây là một chủ đề rộng lớn. Tôi còn không được đào tạo về tôn giáo học, và cũng không có cơ hội tìm hiểu sâu sắc về giáo lý của một tôn giáo nào.

Tuy nhiên, tôn giáo lại có chút khác biệt so với một số ngành khác như ngành luật chẳng hạn. Tôn giáo rất gần gũi trong đời sống, bạn là một tín đồ Phật giáo, bạn thờ cúng tổ tiên, bạn chứng kiến những người khác thực hành các hình thức tâm linh khác nhau.

Để dễ dàng hoàn thành bài viết, hãy khéo léo chọn chủ đề và giới hạn nội dung của bài viết.

Nếu bạn quan tâm đến tôn giáo thì viết về chủ đề này thật sự mang lại nhiều khám phá, bạn có thể tìm hiểu sâu về học thuyết của một tôn giáo, tìm hiểu về lịch sử phát triển một tôn giáo ở Việt Nam, tìm hiểu về vì sao người ta lại thực hành các hình thức tâm linh như vậy.

Vì sao Luật Khoa lại viết về tôn giáo?

Vào những dịp cuối tháng âm lịch, bạn có thể để ý những cửa hàng bày các đồ cúng trước cửa, bạn có để ý đến số lượng người đông đảo cầu xin lộc ở các đền, chùa.

Đời sống tâm linh, tôn giáo mang nhiều ý nghĩa cho xã hội hơn chúng ta nghĩ. Tâm linh, tôn giáo đã tiếp thêm lòng tin để người Việt vượt qua những giai đoạn khó khăn, ví dụ như giai đoạn người Pháp đến cai trị Việt Nam, trong chiến tranh Việt Nam, và những năm đói khổ khi mọi người phải trải qua nền kinh tế bao cấp.

Dù đã có những đóng góp không bàn cãi cho xã hội nhưng tôn giáo hiện nay chưa có được sự tự do xứng đáng, chưa tháo được những xiềng xích trói buộc các hoạt động tôn giáo, và các nhóm tôn giáo chưa được đối xử công bằng. Đó là lý do mà Luật Khoa quan tâm đến chủ đề này.

Những chủ đề về tôn giáo nào mà Luật Khoa quan tâm?

Luật Khoa không giới hạn chủ đề về tôn giáo, bạn có thể tham khảo những chủ đề gợi ý sau:

  • Các tôn giáo mới;
  • Các hoạt động tín ngưỡng dân gian;
  • Lịch sử truyền giáo của các tôn giáo ở Việt Nam;
  • Lịch sử phát triển của các tôn giáo, hoạt động tâm linh ở Việt Nam;
  • Bất bình đẳng giữa các tôn giáo có đăng ký và chưa có đăng ký;
  • Các quy định pháp luật giới hạn tự do tôn giáo;
  • Tranh chấp đất đai, tài sản giữa các nhóm tôn giáo với nhau và với chính quyền;
  • Các căng thẳng tôn giáo đáng chú ý ở những khu vực như Tây Nguyên, Tây Bắc, đồng bằng Sông Cửu Long…

Đừng ngần ngại nếu bạn muốn thảo luận với chúng tôi về chủ đề bạn dự định viết. Bạn có thể gửi thông tin vào hộp thư điện tử: tongiao@luatkhoa.org.

Xin lưu ý rằng Luật Khoa không thể đăng các bài viết thuần túy truyền giáo.

Tôi muốn viết nhưng thiếu kỹ năng để viết?

Tôi đã bắt đầu viết khi kỹ năng viết vẫn còn rất kém. Bạn không cần quá lo về việc có kỹ năng viết xuất sắc hay không, nếu bài viết của bạn đảm bảo một số tiêu chuẩn nhất định thì quá trình biên tập có thể sẽ giúp bạn bù đắp những thiếu sót về kỹ năng viết.

Sắp tới, Luật Khoa sẽ đăng một số bài viết liên quan đến kinh nghiệm viết báo. Hy vọng có thể chia sẻ với bạn đọc một số kỹ năng viết căn bản.

Trong khi chờ đợi, bạn có thể tham khảo tài liệu “Căn bản về truyền thông và báo chí” của nhà báo Phạm Đoan Trang.

Một bài viết cần phải như thế nào để được đăng trên Luật Khoa?

Điều này còn tùy thuộc vào chủ đề mà bạn lựa chọn. Sau đây là một số gợi ý về thể loại bài viết về chủ đề tôn giáo:

  • Các bài viết dựa trên tư liệu nghiên cứu;
  • Các bài đưa tin về một vụ việc liên quan đến tôn giáo;
  • Các bài phỏng vấn những nhân vật tôn giáo có câu chuyện nổi bật gắn với một vấn đề nào đó;
  • Các bài viết thể hiện quan điểm;
  • Các bài phóng sự ngắn.

Bài viết của bạn cần đảm bảo các tiêu chí về nội dung của Luật Khoa, tham khảo tại đây: Cộng tác với Luật Khoa

Nhuận bút cho các bài viết về tôn giáo?

Bạn có thể kỳ vọng nhận được mức nhuận bút như sau:

  • Bài phân tích, bình luận, tư liệu: 50 – 200 USD.
  • Bài đưa tin: 15 – 30 USD.

Tuy nhiên, chúng tôi có thể điều chỉnh mức nhuận bút này cao hơn, dựa trên: tính thời sự, giá trị thông tin, lượng truy cập…

Làm thế nào để gửi bài cho Luật Khoa?

Ngay bây giờ bạn có thể gửi bài viết cho Luật Khoa tại đây: luatkhoa.org/guibai; hoặc gửi bài qua trang vượt tường lửa: storage.googleapis.com/qurium/luatkhoa.org/guibai.html

Tham khảo một số bài viết về tôn giáo trên Luật Khoa:

Bài viết giới thiệu lịch sử các tôn giáo:

Bài viết về các tôn giáo mới:

Bài phân tích:

Bài phỏng vấn:

Bài phóng sự:

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.