Nền chuyên chế Singapore – Kỳ 2: Huyền thoại về “thế lực thù địch”

Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu. Ảnh: Chưa rõ nguồn.
Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu. Ảnh: Chưa rõ nguồn.

Dịch từ bài “Justifying Colonial Rule in Post-Colonial Singapore” của tác giả Thum Ping Tjin, được đăng trên New Naratif ngày 9/9/2017. Thum Ping Tjin là giám đốc điều hành của New Naratif, đồng thời là nghiên cứu viên về Đông Nam Á tại Đại học Oxford (Anh).

Tựa chính, tựa phụ và cách chia kỳ do Luật Khoa tạp chí đặt.


Kỳ 1: Lược sử: “Để biện minh cho việc chính quyền kiểm soát đời sống vật chất và tinh thần của người dân, cả chính quyền thuộc địa Anh và chính phủ PAP đều chủ yếu dựa vào ba huyền thoại trọng tâm về sự mong manh của Singapore [hay là huyền thoại về “thế lực thù địch], về mục tiêu phát triển Singapore, và về chế độ nhân tài nước này.”

Kỳ 2: Huyền thoại về “thế lực thù địch”

Nằm ở vị trí trung tâm trong các mạng lưới vận chuyển và mạng lưới trí thức của cả khu vực và thế giới, Singapore là nơi các ý thức hệ và các trường phái chính trị đối lập tranh giành ảnh hưởng với nhau. Singapore là một địa điểm mấu chốt trong hệ thống phòng thủ các khu vực của Anh quốc tại Đông Nam Á, Úc, và New Zealand.

Năm 1915, nhiều cuộc nổi loạn xảy ra tại Ấn Độ. Đặt cạnh phong trào chống thuộc địa đang lên ở đất nước này, người ta càng thấy rõ rằng Singapore thật dễ bị ảnh hưởng bởi các luồng chính trị ngoại quốc, và chủ quyền của lãnh thổ nhỏ bé này quả thật mong manh. Từ bối cảnh đó, nền tảng hay phiên bản gốc của khái niệm “mối đe dọa an ninh với Singapore” được hình thành. Nền tảng đó xác định: “Hiểm họa của Singapore đến từ bên ngoài, bắt nguồn từ các tổ chức ngoại quốc với mưu tính lật đố các quyền lực thuộc địa”. Tư tưởng chính của các nhà chức trách an ninh cho rằng “các hành động nổi loạn đều gần như hoàn toàn là kết quả của các âm mưu từ bên ngoài.”

Nguồn cơn của bất mãn được xác định ngay từ gốc rễ là không phải do sai sót gì của giới cầm quyền thuộc địa. Trái lại, nguy cơ đó được xem là đến từ nước ngoài, mang tính phản loạn và gây ra chết chóc.

Quan điểm này được dùng để đánh giá mọi hành động phản kháng chống lại chính quyền Singapore sau này, suốt từ 1930 đến 1960, bất kể đó là hoạt động công đoàn, các hoạt động theo chủ nghĩa quốc gia, theo chủ nghĩa cộng sản, theo chủ nghĩa xã hội, hay theo chủ nghĩa chống thực dân.

Một cuộc bạo loạn sắc tộ ở Singapore năm 1964. Ảnh: Pinterest.
Một cuộc bạo loạn sắc tộ ở Singapore năm 1964. Ảnh: Pinterest.

Ngay cả trong giai đoạn độc lập, các bất mãn do các cuộc khủng hoảng kinh tế của những năm 1970 và do các chính sách không hợp lòng dân của chính quyền Singapore trong những năm 1980 đến nay cũng được nhìn nhận trong cùng lăng kính đó: xuất phát từ các thế lực bên ngoài.

Đăng ký để đọc tiếp

Đăng ký ngay để đọc toàn văn bài viết này và truy cập tất cả các bài dành cho thành viên miễn phí (gói Free).

Đăng ký
Đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.