Nền chuyên chế Singapore – Kỳ 4 và hết: Huyền thoại về chế độ nhân tài

Thủ tướng Lý Hiển Long và một số thành viên nội các năm 2016. Ảnh: MCI.
Thủ tướng Lý Hiển Long và một số thành viên nội các năm 2016. Ảnh: MCI.

Dịch từ bài “Justifying Colonial Rule in Post-Colonial Singapore” của tác giả Thum Ping Tjin, được đăng trên New Naratif ngày 9/9/2017. Thum Ping Tjin là giám đốc điều hành của New Naratif, đồng thời là nghiên cứu viên về Đông Nam Á tại Đại học Oxford (Anh).

Tựa chính, tựa phụ và cách chia kỳ do Luật Khoa tạp chí đặt.


Kỳ 1: Lược sử: “Để biện minh cho việc chính quyền kiểm soát đời sống vật chất và tinh thần của người dân, cả chính quyền thuộc địa Anh và chính phủ PAP đều chủ yếu dựa vào ba huyền thoại trọng tâm về sự mong manh của Singapore [hay là huyền thoại về “thế lực thù địch], về mục tiêu phát triển Singapore [hay là huyền thoại về “làng chài”], và về chế độ nhân tài nước này.”

Kỳ 2: Huyền thoại về “thế lực thù địch”
Kỳ 3: Huyền thoại về “làng chài”

Kỳ 4 và hết: Huyền thoại về chế độ nhân tài

Huyền thoại này có các gốc rễ khá sâu ở Singapore. Lực lượng công nhân viên chức Malaya (Malayan Civil Service – MCS) vốn là lực lượng viên chức chính phủ Anh quản lý toàn bộ khu vực thuộc địa Malaya. Họ có tổng hành dinh tại Singapore và cho đến Thế Chiến thứ Hai, họ là một lực lượng đầy đặc quyền, với tư tưởng phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính nặng nề.

MCS cương quyết chỉ tuyển người là các “gentlemen” có gốc gác phù hợp, và phải là nam giới người châu Âu. Vấn đề với MCS là phần lớn những người được cử đến Malaya làm việc đều không hề xem Malaya là một khu vực đáng mong đợi.

Với các sinh viên mới ra trường từ các trường “tốt nhất” và từ các đại học hàng đầu như Oxford và Cambridge, các cơ quan nhà nước đáng ngưỡng vọng nhất là Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, các cơ quan hành chính thuộc địa tại Sudan và tại Ấn Độ. Chương trình đào tạo cán bộ Viễn Đông, vốn đào tạo những người sẽ được cử đến Singapore, là một trong những chương trình ít được sinh viên coi trọng nhất. Ngay cả trong nội bộ Chương trình đào tạo cán bộ Viễn Đông, người ta cũng thích đến Ceylon (Sri Lanka ngày nay) hoặc Hong Kong hơn.

Tranh minh hoạt Singapore nhìn từ Government Hill khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nơi ngày nay là Fort Canning Hill. Nguồn: Bảo tàng Quốc gia Singapore.

Những người gia nhập MCS không hề là những người giỏi nhất. Ngược lại, họ là những người thuộc nhóm cuối, thường là đã thi tuyển vào các cơ quan khác nhưng không thành công và “bất đắc dĩ” phải chọn MCS.

Đăng ký để đọc tiếp

Đăng ký ngay để đọc toàn văn bài viết này và truy cập tất cả các bài dành cho thành viên miễn phí (gói Free).

Đăng ký
Đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.