‘Số hóa’ chủ nghĩa Lênin
Cuốn sách “Retrofitting Leninism - Participation without democracy” của Phó giáo sư Khoa học Chính trị Dimitar Gueorguiev, được xuất
Nửa đêm ngày 7/11/2020 (giờ Việt Nam), liên danh Joe Biden và Kamala Harris của Đảng Dân chủ Mỹ đã được các hãng truyền thông lớn của Mỹ tuyên bố là người chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng với Tổng thống đương nhiệm Donald Trump.
Trong khi người Mỹ quan tâm nhiều hơn tới chính sách đối nội của vị tổng thống tân cử, người Việt Nam chúng ta có lẽ chủ yếu quan tâm tới chính sách đối ngoại của Joe Biden và ảnh hưởng của nó tới Việt Nam.
Luật Khoa xin giới thiệu loạt bài tổng hợp thông tin về các tuyên bố và hành động đối ngoại của Joe Biden do Viện nghiên cứu Brookings thu thập. Thông tin trong loạt bài này có thể giúp chúng ta hình dung rõ hơn chính sách đối ngoại của Biden kể từ ngày 20/1 năm tới. Bạn đọc có thể bấm vào tiêu đề của mỗi kỳ để đọc chi tiết.
Biden coi sự trỗi dậy của Trung Quốc là một thách thức nghiêm trọng. Ông chỉ trích việc Trung Quốc “lạm dụng” các hoạt động thương mại cũng như hồ sơ nhân quyền của nước này, và cảnh báo nước này có thể vượt qua Hoa Kỳ trong các công nghệ mới. Biden cũng nói rằng ông sẽ đẩy lùi Trung Quốc hiệu quả hơn Donald Trump và hợp tác chặt chẽ hơn với các đồng minh để gây áp lực lên Bắc Kinh.
Kỳ 2: Quốc phòng và hợp tác quốc tếBiden đã ủng hộ một số hoạt động can thiệp quân sự của Hoa Kỳ ở nước ngoài, trong khi phản đối những hoạt động khác. Ông thường ủng hộ trong việc sử dụng vũ lực với các mục tiêu hẹp, và bày tỏ sự hoài nghi về khả năng của Hoa Kỳ trong việc định hình lại các xã hội của nước khác. Ông đồng thời cảnh giác với những nỗ lực đơn phương, nhấn mạnh tầm quan trọng của ngoại giao, và giải quyết thông qua các liên minh và tổ chức toàn cầu.
Biden nhấn mạnh rằng, Hoa Kỳ không thể đối phó với những thách thức mới mà nước này phải đối mặt nếu không có mối quan hệ chặt chẽ với các đồng minh và của các thể chế quốc tế. Ông cho rằng việc Trump rút khỏi các hiệp ước và chỉ trích các liên minh đã làm “tổn hại tiếng nói của nước Mỹ trên thế giới”.
Kỳ 3: Thương mại và kinh tếBiden luôn là một chính khách ủng hộ tự do thương mại và cũng chỉ trích cách áp đặt thuế quan của Trump. Ông cho rằng Washington nên đi đầu trong việc tạo ra các quy tắc thương mại toàn cầu, và hạ thấp những rào cản đối với hoạt động thương mại trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ông cũng chỉ trích một số khía cạnh của nó.
Biden tự định vị mình là một người hùng của tầng lớp trung lưu, và cảnh báo rằng sự suy giảm cơ hội kinh tế và tính linh động đang làm trầm trọng thêm sự phân cực và cực đoan hóa trong cuộc sống của người Mỹ. Ông đề xuất hàng nghìn tỷ USD chi tiêu liên bang cho các sản phẩm, cơ sở hạ tầng và nghiên cứu của Hoa Kỳ, và cho rằng “an ninh kinh tế cũng là an ninh quốc gia”.
Kỳ 4: COVID-19Biden đã đưa ra một kế hoạch quốc gia để đối phó với đại dịch COVID-19. Ông cam kết sẽ củng cố vai trò lãnh đạo của tổng thống, dành “bất cứ điều gì cần thiết” để mở rộng việc xét nghiệm, truy dấu tiếp xúc, điều trị, cũng như các dịch vụ y tế khác; hỗ trợ nền kinh tế; và chuẩn bị cho các đại dịch khác trong tương lai. Ông chỉ trích phản ứng của Trump trước đại dịch là “màn kịch chính trị” và hứa sẽ đưa Hoa Kỳ trở lại vị trí dẫn đầu toàn cầu trong bối cảnh khủng hoảng.
Kỳ 5: Nhập cưBiden lên án đường lối của Trump đối với người nhập cư và người xin tị nạn, gọi đó là “sự xuống cấp về mặt đạo đức” và “phân biệt chủng tộc”. Ông ủng hộ việc cải cách nhập cư toàn diện, và từng tán đồng các chính sách hạn chế người nhập cư. Biden cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của làn sóng di cư.
Kỳ 6: Biến đổi khí hậuBiden cho rằng, biến đổi khí hậu là “mối đe dọa lớn nhất đối với nền an ninh của chúng ta”, và kêu gọi một “cuộc cách mạng” để giải quyết vấn đề này. Ông đưa ra một nghị trình quốc gia để giảm lượng khí thải và để đầu tư vào các công nghệ và cơ sở hạ tầng mới. Khi còn là một thượng nghị sĩ, Biden báo động về sự gia tăng khí thải nhà kính, nhưng ủng hộ các nguồn năng lượng gây tranh cãi như dầu khí và “than sạch”.
Kỳ 7: Chống khủng bố và an ninh mạngBiden là người đề xướng chính cho chiến lược mà ông gọi là “chống khủng bố+”. Cách tiếp cận này nhấn mạnh việc chống lại các mạng lưới khủng bố ở nước ngoài bằng cách sử dụng các nhóm nhỏ của lực lượng đặc nhiệm Hoa Kỳ và các cuộc không kích, thay vì việc triển khai đội quân lớn.
Biden nói rằng các mối đe dọa mạng là một thách thức ngày càng lớn đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ, uy tín của các cuộc bầu cử và sức mạnh của nền dân chủ quốc gia. Trong khi đó, ông cho rằng chính phủ nên gây áp lực buộc các công ty công nghệ phải cải cách các hoạt động liên quan đến quyền riêng tư, giám sát và phát ngôn thù địch.
Kỳ 8: Trung Đông và Bắc Triều TiênKhi còn là thượng nghị sĩ và phó tổng thống, Biden đã có vai trò lớn trong việc định hình chính sách ngoại giao và quân sự của Hoa Kỳ trên khắp Trung Đông. Là một ứng cử viên tổng thống, Biden cho thấy kinh nghiệm của mình khi đối phó với Iraq, Israel, Syria, Iran và những nước khác trong khu vực.
Biden ủng hộ quan hệ ngoại giao với Bình Nhưỡng nhưng cho rằng các cuộc đàm phán của Trump với Kim Jong-un đã không thành công và có thể phản tác dụng, vì chỉ nhằm mục đích “hợp pháp hóa một kẻ độc tài”.
Kỳ 9: Nga và Mỹ LatinBiden cảnh báo rằng, nước Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin đang “đe dọa các nền tảng dân chủ phương Tây” bằng cách làm suy yếu NATO, chia rẽ Liên minh Châu Âu, và ngầm phá hoại hệ thống bầu cử của Mỹ. Ông cũng cảnh báo về việc Nga sử dụng các tổ chức tài chính phương Tây để rửa hàng tỷ USD, số tiền mà sau đó được sử dụng để gây ảnh hưởng đến nhiều chính trị gia.
Biden nói rằng Trump đã “phá hỏng mối quan hệ liên bán cầu” trong các chính sách nhập cư và hướng tiếp cận đối với cuộc khủng hoảng khu vực ở Venezuela – là cuộc khủng hoảng tạo ra hơn ba triệu người tị nạn.