Tổ chức dân sự - lời giải cho bài toán cứu trợ trong thiên tai
Trước cảnh thiên tai lũ lụt đang diễn ra ở miền Bắc, người dân cả nước đang tìm nhiều cách
Theo báo Hà Nội Mới, Ban Tôn giáo TP. Hà Nội đã thành lập Phòng Tín ngưỡng và Hiện tượng tôn giáo mới vào ngày 20/9/2022. [1]
Theo đó, phòng này có nhiệm vụ tham mưu cho Ban Tôn giáo TP. Hà Nội trong những vấn đề chuyên môn cũng như công tác quản lý về các hiện tượng tôn giáo mới.
Trước đó, vào tháng 5/2022, Trưởng Ban Tôn giáo TP. Hà Nội Phạm Tiến Dũng cho biết có gần 2.000 người ở thành phố này đang sinh hoạt trong các nhóm tôn giáo mới. [2]
Ông Dũng cũng cho rằng: “Theo quy định của Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo, những hiện tượng này không đủ điều kiện để cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung”.
Bên cạnh đó, ông còn cáo buộc một số tôn giáo gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của các tín đồ và cảnh báo người dân không được tham gia.
Hiện nay, về chức năng của cơ quan mới thành lập, phía chính quyền cung cấp thông tin một cách chung chung, chưa biết trên thực tế phòng này sẽ xử lý các hiện tượng tôn giáo mới đang diễn ra như thế nào.
Đọc thêm: Thế nào là “tà đạo”? 4 vấn đề về các tôn giáo mới chính quyền không muốn bạn biết
Vào tháng 9/2022, một số học viên Pháp Luân Công tại TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã công khai thông báo là họ bị các nhân viên an ninh quấy rối trong nhiều tháng qua. [3]
Nhóm học viên nói trong một video trên Youtube rằng từ 12/7/2022, các nhân viên an ninh tiếp tục hành hung họ trong lúc các thành viên này đang tập luyện tại quảng trường Lâm Viên của thành phố.
Các học viên cho biết, ban đầu, các nhân viên an ninh đã thuê một cặp vợ chồng bán sữa đậu nành tại công viên để bày bàn ghế, mở nhạc thật to nhằm cản trở việc tập luyện. Đến đầu tháng Tám, cặp vợ chồng này đe dọa là sẽ dùng giang hồ để tấn công nếu họ không chịu thôi tập tại quảng trường.
Sau đó, các học viên còn kể rằng có một người thiểu năng trí tuệ được gọi đến để dùng dây thắt lưng quật vào người họ và gây ra chấn thương. Chưa hết, còn có hai trẻ em dùng nước phân, nước tiểu đổ lên đầu các học viên.
Họ cũng khẳng định một số cán bộ của Ủy ban Nhân dân phường 10, TP. Đà Lạt có chứng kiến các vụ hành hung nhưng không làm gì để can thiệp.
Cũng trong video trên, nhóm học viên nói rằng các nhân viên an ninh đã hành hung họ rất nhiều lần từ tháng 4/2022 khi nhóm bắt đầu tập luyện tại quảng trường Lâm Viên của thành phố. Sau khi nhóm gửi đơn đến các cấp chính quyền và lên cả cấp bộ thì việc hành hung tạm dừng cho đến tháng 7/2022.
Hiện nay, chính quyền đang ráo riết ngăn chặn việc phổ biến và tập luyện Pháp Luân Công công khai. Theo quan sát của Luật Khoa, mức độ tập luyện Pháp Luân Công công khai đã giảm đi đáng kể so với những năm trước đây.
Đọc thêm: Pháp Luân Công đối diện với tương lai đầy rắc rối
Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) cho biết Công an thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai đã sách nhiễu hai thành viên của giáo hội vào ngày 18/9/2022. [4]
Cụ thể, Huynh trưởng Quảng Biện Hàn Bửu Chương cùng Ngô Đình Vân đã bị chính quyền kiểm tra giấy tờ tùy thân khi đang thăm Hòa thượng Thích Nhật Ban tại chùa Ba La Mật, tỉnh Đồng Nai.
Kiểm tra hành chính xong, công an tiếp tục chụp ảnh hai người và cả căn cước công dân của họ.
Theo thông cáo, công an đã yêu cầu Hòa thượng Thích Nhật Ban mời hai người này ra khỏi chùa nhưng ông không đồng ý.
Chính vì thế, công an vẫn tiếp tục canh gác trước cửa chùa Ba La Mật cho đến khi hai thành viên của GHPGVNTN rời khỏi.
Giáo hội cho biết hai huynh trưởng đến chùa để ghi âm, ghi hình lời giảng của Hòa thượng Nhật Ban để phát trong một hội nghị của giáo hội tại tiểu bang Utah, Hoa Kỳ từ ngày 7 đến ngày 9/10/2022.
GHPGVNTN được thành lập trước năm 1975 nhưng không được chính quyền Việt Nam công nhận từ năm 1981. Vì vậy, các thành viên của giáo hội thường xuyên bị sách nhiễu và phân biệt đối xử.
Vào ngày 24/9/2022, Cơ quan An ninh Điều tra tỉnh Long An đã phục hồi điều tra tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Tịnh thất Bồng Lai. [5]
Trong cùng ngày, chính quyền đã đưa lực lượng đến lấy mẫu ADN của 23 thành viên tịnh thất, trong đó có 8 trẻ em.
Theo luật sư Đặng Đình Mạnh, chính quyền đã tự tiện xâm nhập tịnh thất, cưỡng ép các thành viên để lấy mẫu ADN mà không thông báo trước cũng như không cung cấp văn bản tố tụng. [6]
Luật sư Đặng Đình Mạnh tường thuật rằng công an đã bẻ trái tay, bóp họng để lấy mẫu niêm mạc miệng, bứt tóc người lớn và trẻ em nơi đây.
Công an cho biết, trước đây, Tịnh thất Bồng Lai nói rằng trẻ em ở tịnh thất là trẻ em cơ nhỡ để nhận tiền từ thiện. Vì vậy, công an phải xét nghiệm ADN để làm rõ nhân thân nhằm xác định các thành viên có lừa đảo hay không. [7]
Trước đó, vào ngày 27/7/2022, Cơ quan An ninh Điều tra tỉnh Long An đã tạm đình chỉ điều tra hai nội dung tố giác về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và loạn luân tại Tịnh thất Bồng Lai. [8]
Sáu thành viên tịnh thất sau đó bị truy tố theo Điều 331, Bộ luật Hình sự về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Ngày 21/7/2022, Tòa án Nhân dân huyện Đức Hòa, tỉnh Long An đã tuyên án sáu thành viên với tổng hình phạt là hơn 23 năm tù.
Theo báo Nhân Dân, chính quyền tỉnh Cao Bằng đã tổ chức một hội nghị trực tuyến cho hơn 3.000 cán bộ vào sáng ngày 23/9/2022, trong đó có nội dung chống hoạt động lợi dụng tôn giáo để chống phá nhà nước. [9]
Hội nghị do Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền của Chính phủ phối hợp với Ban Chỉ đạo công tác Nhân quyền tỉnh Cao Bằng tổ chức.
“Công tác bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và một số kinh nghiệm trong đấu tranh với hoạt động lợi dụng tôn giáo chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch” là một trong bốn nội dung chính. Chính quyền không công bố nội dung chi tiết của cuộc họp này.
Không chỉ ở Cao Bằng, vào tháng 8/2022, Sở Nội vụ tỉnh Tuyên Quang cũng đã tổ chức một hội nghị về tín ngưỡng, tôn giáo. Hội nghị này nhấn mạnh về “hiện tượng tôn giáo mới và công tác tuyên truyền, vận động và đấu tranh với các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo”. [10]
Hiện nay, Cao Bằng và Tuyên Quang là một trong các tỉnh đang trấn áp đạo Dương Văn Mình.
Vào ngày 1/9/2022, Hội đồng Giáo phẩm Trung ương của GHPGVNTN đã công bố Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ chính thức giữ chức Chánh thư ký Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống. [11]
Trước đó, vào năm 2020, Hòa thượng Thích Quảng Độ đã đề cử Hòa thượng Tuệ Sỹ sẽ thay ông lãnh đạo GHPGVNTN ở vị trí Xử lý Thường vụ Viện Tăng thống. [12]
Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ nhấn mạnh trong một bức thư vào đầu tháng 9/2022: “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam không phải là một hiệp hội thế tục, do đó, không tự đặt mình dưới sự chỉ đạo của bất cứ quyền lực thế tục, không là công cụ bảo vệ sự tồn tại của bất cứ xu hướng chính trị, của bất cứ tổ chức thế tục nào; không hành đạo, hoằng đạo theo bất cứ định hướng ý thức hệ nào”. [13]
Vị trí Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ đảm nhận hiện nay được coi là quyền lãnh đạo tạm thời của giáo hội.
Việc bầu chọn tăng thống phải được tổ chức trong một kỳ đại hội của giáo hội. [14] Tuy nhiên, trong bối cảnh đàn áp hiện nay của chính quyền Việt Nam, việc tổ chức đại hội để chọn người giữ chức tăng thống là điều khó thực hiện.
Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ từng giảng dạy ở Viện Đại học Vạn Hạnh tại Sài Gòn trước năm 1975. Ông cũng là nhà văn, nhà thơ, dịch giả, nhà bất đồng chính kiến.
Vào tháng 9/1988, ông từng bị chính quyền tuyên án tử hình vì tội hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân. Nhưng nhờ sự can thiệp của quốc tế, ông được giảm án xuống tù chung thân và ra tù sau 10 năm bị giam giữ. [15]
Theo Đài Phát thanh - Truyền hình Cao Bằng, chính quyền huyện Hà Quảng đã tổng kết “100 ngày tuyên truyền, đấu tranh với tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình trên địa bàn” vào ngày 28/9/2022. [16]
Theo đó, chính quyền đã dẹp bỏ 6/6 nhà tang lễ, thay 66/66 “tấm phông trắng” bằng ảnh Hồ Chí Minh, và vận động 54 hộ với khoảng 340 người từ bỏ đạo Dương Văn Mình.
Theo công bố của chính quyền huyện Hà Quảng, hiện nay, trên địa bàn vẫn còn 6 điểm nhóm với 85 hộ và 515 tín đồ tin theo đạo Dương Văn Mình.
Bên cạnh đó, chính quyền cũng thừa nhận rằng trong số những tín đồ theo đạo có cả đảng viên và một số cán bộ của chính quyền.
Sau 100 ngày cao điểm, chính quyền huyện Hà Quảng cho biết vẫn sẽ tiếp tục trấn áp để dẹp bỏ đạo Dương Văn Mình trước năm 2024. [17]
Đọc thêm: Đàn áp đạo Dương Văn Mình: 3 vấn đề chính quyền phải làm rõ
1. Báo Hà Nội Mới. (2022, September 20). Ban Tôn giáo thành phố Hà Nội thành lập Phòng Tín ngưỡng và Hiện tượng tôn giáo mới. Retrieved October 1, 2022, from https://web.archive.org/web/20220920110542/http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Xa-hoi/1042554/ban-ton-giao-thanh-pho-ha-noi-thanh-lap-phong-tin-nguong-va-hien-tuong-ton-giao-moi
2. Hoa Đất Việt. (2022, May 31). Bố theo “tà đạo”, con trai chết oan vì không được cho đi viện. Retrieved October 13, 2022, from https://web.archive.org/save/https://hoadatviet.phunuvietnam.vn/bo-theo-ta-dao-con-trai-chet-oan-vi-khong-duoc-cho-di-vien-20220531153624224.htm
3. Học viên Pháp Luân Công tại Đà Lạt bị hành hung: Tiếng nói người trong cuộc. (2022, September 11). [Video]. Youtube. https://www.youtube.com/watch?v=imzf4tJxI8E
4. Tinh Thần Đoàn Kết Phật Giáo. (2022, September 24). Press release: UBCV denounces Vietnam’s Persecution of The Most Venerable Master of The Dharma Institute. Retrieved September 30, 2022, from https://www.facebook.com/TTDKPG.ORG/posts/pfbid02Cr4mypthV4Str7Q5kouHQwiXqCjgPXisu5snRsfJ6VfHf5Z1Jo2xjnuLvrDEPnEjl
5. Báo Tuổi Trẻ. (2022, September 24). Giám định ADN những người tại ‘tịnh thất Bồng Lai’. Retrieved September 30, 2022, from https://web.archive.org/web/20220924123226/https://tuoitre.vn/giam-dinh-adn-nhung-nguoi-tai-tinh-that-bong-lai-20220924190207688.htm
6. Manh Dang. (2022, September 24). Điều gì đã xảy ra tại Thiền Am vào sáng ngày 24/9?. Retrieved September 30, 2022, from https://www.facebook.com/manhdang001/posts/pfbid033jvbGW6STUw2ww2xua4SgNJKoU2kiVu6K7GHWXCGF3NdQrftni6EJGLK3o4vAiMRl
7. Xem [2].
8. Người Lao Động. (2022, July 27). Vụ “Tịnh thất Bồng Lai”: Lý do tạm đình chỉ giải quyết tin báo, tố giác “loạn luân”. Retrieved October 1, 2022, from https://web.archive.org/web/20220727055119/https://nld.com.vn/thoi-su/vu-tinh-that-bong-lai-ly-do-tam-dinh-chi-giai-quyet-tin-bao-to-giac-loan-luan-20220727111455833.htm
9. Báo Nhân Dân. (2022, September 23). Hơn 3.000 đại biểu tập huấn về công tác nhân quyền. Retrieved October 1, 2022, from https://web.archive.org/web/20220927223837/https://nhandan.vn/hon-3000-dai-bieu-tap-huan-ve-cong-tac-nhan-quyen-post716533.html
10. Sở Nội Vụ tỉnh Tuyên Quang. (2022, August 24). Tập huấn kiến thức và pháp luật cho cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo năm 2022. Retrieved October 1, 2022, from https://web.archive.org/web/20221005033835/http://sonoivu.tuyenquang.gov.vn/DetailView/18347/38/Tap-huan-kien-thuc-va-phap-luat-cho-can-bo-cong-chuc-lam-cong-tac-tin-nguong-ton-giao-nam-2022.html
11. Thư viện Hoa Sen. (2022, September 1). Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất - Viện Tăng Thống Trân Trọng Công Bố. Retrieved October 1, 2022, from https://thuvienhoasen.org/a38233/hoi-dong-giao-pham-trung-uong-giao-hoi-phat-giao-viet-nam-thong-nhat-vien-tang-thong-tran-trong-cong-bo
12. Sen Trắng. (2020, April 18). Thích Tuệ Sỹ: Cảm Niệm Ân Sư, Cẩn bạch nhân lễ Tưởng niệm Chung thất Trưởng lão Thích Quảng Độ. Retrieved October 1, 2022, from https://sentrangusa.com/2020/04/18/thich-tue-sy-cam-niem-an-su-can-bach-nhan-le-tuong-niem-chung-that-truong-lao-thich-quang-do/
13. Xem [10]
14. VOA Tiếng Việt. (2022, September 2). Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ trở thành lãnh đạo tối cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Retrieved October 1, 2022, from https://www.voatiengviet.com/a/hoa-thuong-thich-tue-sy-tro-thanh-lanh-dao-toi-cao-cua-giao-hoi-phat-giao-vietnam-thong-nhat/6728414.html
15. HRW. Retrieved September 30, 2022, from https://www.hrw.org/legacy/wr2k/Asia-09.htm
16. Đài phát thanh – Truyền hình Cao Bằng. (2022, September 30). Hà Quảng: Tổng kết cao điểm 100 ngày tuyên truyền, đấu tranh với tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình. Retrieved September 30, 2022, from https://web.archive.org/web/20221005054732/http://caobangtv.vn/tin-tuc-n54446/ha-quang-tong-ket-cao-diem-100-ngay-tuyen-truyen-dau-tranh-voi-to-chuc-bat-hop-phap-duong-van-minh.html
17. Quyết tâm xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình trên địa bàn huyện Hà Quảng trước năm 2024. (n.d.). Retrieved September 17, 2022, from https://web.archive.org/web/20220920013830/https://congan.caobang.gov.vn/1345/33828/81785/877660/chong-dien-bien-hoa-binh-khoa-hoc-quan-su/quyet-tam-xoa-bo-to-chuc-bat-hop-phap-duong-van-minh-tren-dia-ban-huyen-ha-quang-truoc-nam-2024