Lịch sử lập hiến Việt Nam

Bài viết này nằm trong số báo tháng Mười Một năm 2022 của Luật Khoa tạp chí, được phát hành lần đầu trên ấn bản PDF đề ngày 3/11/2022.


1945

Tháng 3/1945, Hoàng đế Bảo Đại tuyên bố Việt Nam độc lập, lập ra nhà nước Đế quốc Việt Nam, cử Trần Trọng Kim làm thủ tướng, bổ nhiệm 15 người vào một Ủy ban soạn thảo hiến pháp. Việc lập hiến chưa thành thì tháng 8/1945, Việt Minh cướp chính quyền, lập ra nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh đứng đầu. [1]

1946

Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Quốc hội Lập hiến thông qua, xác lập chế độ dân chủ đại nghị bán tổng thống và quyền phúc quyết hiến pháp của toàn dân. Tuy nhiên, bản hiến pháp này chưa từng được phúc quyết. [2]

1949

Bảo Đại - dưới sự hậu thuẫn của Pháp theo Hiệp định Elysée ký cùng năm - lập ra nhà nước Quốc gia Việt Nam, xưng là Quốc trưởng và ban hành Dụ số 1 quy định về cấu trúc và sự vận hành của bộ máy chính quyền. [3]

1955

Ngô Đình Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại của nhà nước Quốc gia Việt Nam, lập ra nhà nước Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam, ban hành Hiến ước Tạm thời số 1 trong khi chờ ban hành hiến pháp chính thức.

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.